TIN TỨC

Vấn đề gia đình, xã hội, đức tin trong Từ niềm tin đến niềm vui

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-21 07:57:09
mail facebook google pos stwis
2600 lượt xem

NGUYỄN VĂN HÒA
(Nhân đọc Từ niềm tin đến niềm vui của Đặng Phúc Minh, Nxb Hội Nhà văn)


 

Vâng, xin sống với niềm tin ngời sáng

Với tình yêu trải rộng đến muôn phương

Đến cuộc đời như buổi sáng mùa xuân

Từng ngây ngất những dòng thơ bất tận

Đây là 4 câu thơ của tác giả Đặng Phúc Minh mở đầu cho tập sách Từ niềm tin đến niềm vui của chính anh. Đọc xong 4 câu thơ mở sách đã gây cho tôi sự tò mò, thế là tôi đọc liền một mạch từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng của cuốn sách. Đọc xong tập sách, tôi cảm thấy rất hài lòng và vô cùng ngưỡng mộ kiến văn của nhà thơ, nhà giáo Đặng Phúc Minh.

Với trữ lượng kiến thức lớn, sự tâm huyết đào sâu nghiên cứu về các vấn đề gia đình, xã hội, tôn giáo... thì Đặng Phúc Minh mới có viết được tập sách đầy đặn như thế.

Từ niềm tin đến niềm vui được sắp xếp, phân chia bố cục rất bài bản và khoa học. Độc giả dễ nắm bắt những nội dung mà người viết đề cập trong từng bài, từng phần, từng mục. Ngoài phần Mở đầu và phần Góc nhìn của bạn hữu, tập sách được chia làm 3 nội dung lớn rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Phần I: Gia đình (gồm 5 bài viết)

Lòng chung thủy; Hy sinh, yếu tố giữ hạnh phúc gia đình; Cột trụ đức tin nơi gia đình; Nương bóng Mẹ; Mẹ - Nguồn yêu thương vô bờ.

Đặng Phúc Minh đưa lòng chung thủy lên trước nhất là cũng có dụng ý. Bởi chung thủy, đó là vẻ đẹp để tô thắm tình yêu đôi lứa; chung thủy - chất keo kết chặt, suối nguồn nuôi dưỡng tình yêu hôn nhân...

Bằng sự quan sát, nhìn nhận của một người từng trải như Đặng Phúc Minh, ông cho rằng: “Càng trong gian khó, càng qua thử thách chông gai thì lòng chung thủy càng bừng sáng. Trong chiến tranh, vợ chồng phải xa cách năm năm, mười năm, thậm chí cả hàng mấy chục năm, kẻ Bắc người Nam... thế nhưng chính lòng chung thủy đã giúp cho họ mãi mãi luôn hướng về nhau, cùng vững tin chờ ngày đoàn tụ. Thế rồi, ngày ấy đã đến khi đất nước độc lập! Họ lại về bên nhau “như chưa hề có cuộc chia ly”, hạnh phúc nơi gia đình lại được sống lại.

Ngược lại, trong gần nửa thế kỷ qua, ta cũng chứng kiến biết bao gia đình tan nát đổ vỡ, con cái “cù bơ cù bất”; “đầu đường xó chợ” do cảnh “chồng ăn chả, vợ ăn nem”. Nguyên nhân chính bởi họ không giữ được lòng chung thủy khi phải xa nhau. Đau xót hơn nữa, ta còn thấy trong xã hội hiện tại, có những trường hợp dù cùng sống trong một mái nhà nhưng mỗi người đều có “những khoảng trời riêng”, đó cũng là nguyên nhân bào mòn hạnh phúc. Càng giàu sang, có chức có quyền mà thiếu lý tưởng đúng đắn, nghèo đức tin, xa rời đời sống... thì việc đánh mất lòng chung thủy càng dễ xảy ra...”.

Bên cạnh lòng chung thủy là sự hy sinh, đó là yếu tố để giữ hạnh phúc gia đình. Trong gia đình dù hy sinh nhỏ bé hay lớn lao cũng đều đáng trân trọng. Vì tình nghĩa gia đình nên cần hy sinh cho nhau, cần có sự tương tác giữa gia đình với xã hội. Đặng Phúc Minh cũng vạch ra cho bạn đọc thấy được mục đích của việc hy sinh cho nhau của những thành viên trong gia đình và làm cách nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình được bền chặt.

Đặng Phúc Minh nhấn mạnh đến tầm quan trọng “Cột trụ đức tin nơi gia đình”. Một bài viết được khảo sát khá kỹ lưỡng, chi tiết với những số liệu thống kê rành mạch, rõ ràng tạo nên sự bất ngờ đến thảng thốt; bởi lâu nay nghe nhiều nhưng ít người để ý đến. Tỷ lệ ly hôn, nạo phá thai ngày một gia tăng; quyền sống con người không được tôn trọng. “Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới ngày 27/9/2017, Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Cụ thể: 1. Trung Quốc 7,93 triệu ca/năm; 2. Nga 2,28 triệu ca/năm; 3. Việt Nam 1,52 triệu ca/năm; 4. Mỹ 1,4 triệu ca/năm; 5. Ukraina 0,6 triệu ca/năm.

Việt Nam đứng thứ 3, nhưng xét số ca nạo phá thai trên dân số thì Việt Nam đã vượt Trung Quốc và Nga. Trung Quốc: 7,93 triệu ca/ 1,3 tỉ dân = 0, 006; Việt Nam: 1,52 triệu ca/ 90 triệu dân = 0,0168”.

Nhìn vào những con số thống kê khiến tất cả chúng ta phải suy ngẫm. Không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay vì tương lai của giống nòi; tương lai của cả một dân tộc...

Vai trò của người cha, người mẹ cũng có vị trí đặc biệt trong gia đình. Điều này cũng được Đặng Phúc Minh phân tích rất kỹ.

Ở phần I: Bài viết nào cũng hàm súc, cô động với những lý lẽ, luận cứ, luận chứng rõ ràng, cụ thể, giàu tính thuyết phục.

Phần II: Xã hội (gồm 5 bài viết)

Việc giáo dục con cái trong gia đình để trở thành đứa con ngoan, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; có ích với cộng đồng xã hội là điều mà các bậc làm cha làm mẹ nào cũng luôn mong muốn.

Từ câu chuyện “hôi bia”, xảy ra ở Biên Hòa vào ngày 04/12/2013 của tài xế Hồ Kim Hậu 30 tuổi, quê Bình Định để tác giả Đặng Phúc Minh luận bàn về cách giáo dục con cái của các bậc làm cha làm mẹ.

Tiếp đến, Đặng Phúc Minh đề cập đến vấn đề lương thực với đời sống con người.  Bởi lương thực là điều rất cần thiết cho sự sống và sự tồn tại của con người. Nhưng điều không thể thiếu đó là cần phải được học tập; ngày nay học tập - ngày mai giúp đời. Học để biết, để hiểu, học để làm người có đạo đức, có tri thức để giúp đời, giúp người... Ngoài ra, nhà giáo Đặng Phúc Minh cũng không quên nhắn nhủ về: Trách nhiệm lương tâm trong nghề nghiệp; Động lực cho những hy sinh.

Phần III: Xã hội và tôn giáo (gồm 11 bài viết)

Môi trường sống, những thách đố, tìm nguyên nhân, hướng khắc phục; Một tấm lòng; Tìm về cội nguồn tổ tiên; Sách lược Tiền Cursillo trong môi trường Việt Nam; Tiền Cursillo; Sao Mai, tiếng ngân vang còn mãi với thời gian; Từ niềm tin đến niềm vui; Tinh thần liêm khiết; Con ong tài ba hơn các nhà khoa học; Ta muốn chào em; Ta muốn hẹn em.

11 bài viết với những thông điệp đầy nhân văn, nhân ái hướng về một xã hội tốt đẹp: người và người sống để yêu thương nhau, sống tử tế với nhau...

Trong 11 bài viết ở phần này, đáng chú ý nhất là bài “Từ niềm tin đến niềm vui”. Đặng Phúc Minh chỉ ra sự khác biệt giữa niềm vui và thú vui. Để rồi tác giả đặt ra câu hỏi: Vậy niềm tin tác động đến niềm vui của con người ra sao? Điều đó được nhà giáo Đặng Phúc Minh lần lượt luận giải qua từng khía cạnh: Khi một xã hội mất niềm tin? Từ niềm tin đến niềm vui; Mất niềm tin gia đình ly tán; Người dân mất niềm tin thì đất nước khó bình yên; Niềm tin có từ đâu, hệ quả của việc có niềm tin và không có niềm tin; Tìm niềm vui từ đâu?

Từ niềm tin đến niềm vui của Đặng Phúc Minh là tập sách được viết bằng tình cảm, sự yêu thương trân trọng của một con người hết lòng vì người khác, vì tương lai, hạnh phúc của mỗi nhà, mỗi người, mỗi quốc gia, dân tộc. Từ niềm tin đến niềm vui một khoảng cách tuy xa mà gần, tuy gần mà xa. Nhưng nếu bản thân mỗi chúng ta tự ý thức, luôn vun vén gia đình, luôn nghĩ về người khác, luôn sẵn sàng hy sinh cho người khác để gia đình được hạnh phúc, xã hội luôn được bình yên thì khoảng cách ấy ở trong tầm kiểm soát của chính chúng ta.

Từ niềm tin đến niềm vui là kết quả của việc nhà thơ, nhà giáo Đặng Phúc Minh dày công tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng những kiến thức văn học, lịch sử, văn hóa, địa lý, xã hội học... để hoàn thành tập sách có giá trị này. Đây sẽ là cuốn tư liệu quý cho những ai quan tâm, những ai nghiên cứu về các vấn đề gia đình, xã hội và đức tin!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm