TIN TỨC
  • Truyện
  • Vở diễn cho nhà phê bình

Vở diễn cho nhà phê bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-24 16:47:28
mail facebook google pos stwis
1896 lượt xem


(Mời clik vào biều tượng trên đây để truy cập chuyên mục)

Kamphơ Vina

 

Nhà hát thành phố mời Clac đến dự buổi tổng tập vở mới: “Cuộc đời và hoạt động của Becgoc Eske”.

Vẫn như mọi khi, nhà phê bình ngồi ở hàng ghế thứ 12 và mở sẵn sổ tay chờ màn mở. Vở kịch bắt đầu. Trên sân khấu có một chiếc bàn. Ngồi bên bàn là một người có tuổi. Ông ta im lặng nhìn nhà phê bình. Khoảng một phút sau, người trên sân khấu rên lên một tiếng, rồi màn hạ.

Khá, mở màn độc đáo lắm, nhà phê bình nghĩ rồi ghi một dấu cộng vào sổ tay. Một phút, hai phút, ba phút đi qua. Nhà phê bình đang chờ cảnh diễn tiếp thì Mac xô, tác giả vở kịch, cũng là người bạn lâu năm của Clac, bước đến:

  • Thế nào? -Tác giả vở kịch hỏi.
  • Cái gì thế nào?
  • Tất nhiên là tôi muốn hỏi anh về vở kịch.
  • Vở kịch nào?
  • Vở kịch của tôi, tất nhiên.
  • Nhưng tôi đã xem đâu!
  • Sao lại chưa xem? Anh vẫn ngồi đây mà. Hay anh ngủ gật?
  • Anh muốn nói rằng tôi đã xem toàn bộ vở kịch của anh?
  • Đúng thế!
  • Này, tôi đã qua lâu cái tuổi thích đùa rồi đấy!
  • Sao lại đùa? Anh vừa xem xong vở “Cuộc đời và hoạt động của Becgoc Eske”.
  • Xem xong ? – Nhà phê bình trợn mắt ngạc nhiên.
  • Nếu anh không phản đối, tôi phân tích cho anh nghe. Thoạt tiên tôi định dành toàn bộ một cảnh nói về tuổi thơ bất hạnh của nhân vật nhưng tôi nhớ lại lời nhắc nhở của anh, rằng, cương quyết loại bỏ những lời thoại vô ích. Tôi quyết định chỉ để nhân vật rên lên một tiếng là đủ.
  • Chỉ một tiếng rên? – Nhà phê bình chen vào.
  • Phải. Eske rên lên não nề khi nhớ về tuổi trẻ. Nghĩa là tuổi trẻ ông ấy chẳng sung sướng gì. Tất nhiên, anh sẽ hỏi tôi sao ông già ấy lại nhớ lại tuổi trẻ. Này nhé, chỉ cần anh chủ ý một chút, anh sẽ thấy trước khi rên, anh ta nhắm mặt lại để hồi tưởng. Anh chẳng đã chỉ dạy những người viết kịch chúng tôi rằng, cái chính là  cử chỉ, chi tiết, còn lời nói phải hết sức dè sẻn đó thôi.
  • Hình như là thế  - Nhà phê bình ấp úng.
  • Tiếp theo, tôi muốn cho khán giả thấy cái chết của bố nhân vật, nhưng vì tuân theo lời khuyên ngắn gọn, hết sức ngắn gọn của anh, tôi quyết định chọn một bức chân dung viền đen của ông bố là đủ. Chi tiết ở đây cũng đóng vai trò quan trọng. Bức chân dung trông rất giống Eske. Viền đen cộng thêm sự giống nhau ấy nói lên rằng, đó là bố hoặc con trai Eske, đã chết. Nhưng nếu nhìn kỹ, anh sẽ nhận ra là ông bố bởi cái viền đen đã bạc màu…


Nhà phê bình “hùm” lên một tiếng.

  • Bây giờ đến cảnh tình yêu…
  • Lại có cả cảnh tình yêu nữa à ?
  • Anh hãy nhớ lại ông già Eske ngồi trên bàn như thế nào. Hai tay mệt mỏi buông thõng, đầu cúi gục, chiếc cà vạt thắt ẩu…đó là món quà tặng của người vợ đã bỏ ông ta.
  • Đã bỏ ông ta? Làm sao mà biết được?
  • Này nhé, màu cà vạt cho thấy thị hiếu của người phụ nữ, còn chiều rộng to cho thấy nó thuộc kiểu cổ rồi. Chiếc cà vạt ấy phải là quà tặng từ lâu của một người đàn bà…Tôi cũng xin nói thêm, tất cả sự sáng tạo độc đáo, kiệm lời, giàu hình ảnh đó của vở kịch tôi đều nhờ sự chỉ bảo của anh mà có được. Vì vậy, tôi định xin phép anh đưa cả tên anh, coi như là đồng tác giả vở kịch, vào tờ quảng cáo và đăng báo. Anh bằng lòng chớ?

Cảnh tiếp theo còn ngắn hơn và cũng không cần nhiều lời.

THẦY ĐỀ (rút gọn)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thầm lặng một đời người – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Già làng buôn Thi sống hơn tám chục mùa rẫy, tóc trắng như mây buổi sáng trên đỉnh Chư Yang Sin (1) mùa khô, da mặt nhiều nếp nhăn nhưng không giấu được khuôn mặt phúc hậu; ngồi như hóa đá, lưng tựa cột nhà.
Xem thêm
Mùa hoa về trên núi
Đêm nay gã lại say. Say là gã chửi. Đầu tiên, gã chửi vợ. Gã chửi vợ là con đàn bà không biết đẻ, đẻ đến lần thứ ba mà vẫn chỉ ra toàn con gái. Gã muốn vợ đẻ cho gã một đứa con trai để sau này khi gã chết đi còn có đứa cúng ma, nhưng vợ gã đã kiên quyết, nếu cứ bắt đẻ nữa nó sẽ ăn lá ngón mà chết. Đương nhiên gã sợ vợ chết, nếu nó chết thì sẽ không có người đi nương, trồng lúa để đổi lấy rượu cho gã uống. Mà không có rượu để uống thì gã bứt rứt, khó chịu trong người lắm. Mà con vợ, gã có chửi thế nào nó vẫn cứ nằm mà ngủ được chứ, nó ôm đứa con gái út quay lưng vào tường, mặc gã ở gian ngoài cứ chửi.
Xem thêm
Nặng một chữ thương - Truyện ngắn của Minh Phong
Truyện đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Người cha thầm lặng - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3382
Xem thêm
Chính ủy và tôi - Truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Tôi gặp Chính uỷ trong những năm tháng hào hùng thật khó quên. Dạo đó quân đi như nước chảy vào các chiến trường. Những bài hành khúc hát tưởng mòn vẹt đi từng nốt nhạc
Xem thêm
Về quê - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Ông Ban trằn trọc. Không thể nằm mãi, ông bật dậy, sờ soạng bấm công tắc.
Xem thêm
Khúc biệt ly màu tím - Truyện ngắn của Trầm Hương
Có một cái gì đó không giải thích được cho một chuyến đi. Vì công việc, vì được mời mọc, ham vui, vì một sức mạnh vô hình vẫy gọi…
Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm