TIN TỨC

Xuân về thêm quý những ngày đông

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-29 16:08:58
mail facebook google pos stwis
1255 lượt xem

LÊ QUỐC HÁN

Mùa lá rụng

Mùa lá rụng rơi vào cuối thu, đầu đông. Những chiếc lá từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng rồi đỏ thẩm. Chỉ một làn gió heo may nhẹ đủ bứt chúng ném vào không trung, chao liệng mấy vòng rồi rơi nhẹ xuống đất. Những khi bất ngờ một trận cuồng phong kéo đến, chúng đổ xuống ào ào. Lẫn trong những chiếc lá đen sẫm già nua có cả những chiếc lá xanh thẫm, chưa kịp ngả vàng. Nếu có đôi tai nhạy cảm, bạn sẽ nghe trong tiếng lá rụng có tiếng nấc nghẹn ngào như khóc như than. Dẫu biết rằng đó là quy luật tự nhiên, như tình yêu, như số phận con người: Tình duyên: chiếc lá giữa trời/ Hôm nay rụng xuống mai chồi biếc lên. Sao lòng vẫn bâng khuâng một nỗi buồn, như những cuộc chia ly không hẹn trước.

Trước kia, mải mê mưu sinh kiếm sống, chẳng có thời gian quan tâm đến “mùa lá rụng”, dẫu trong bài thơ lục bát Bài thơ thời gian của mình mở đầu bằng: Thời gian như chuyến tốc hành/ Mang theo lá đỏ và anh trở về. Từ khi về hưu, giúp vợ việc nhà, mỗi khi quét nhà, mới hay “mùa lá rụng” đi liền với mùa rụng tóc. Trước ngõ có một cây xoài, cuối xuân này lẫn những bông hoa gặp mưa không đậu được rơi xuống là những chiếc lá còn xanh. Nhìn vợ quét lá trước ngõ, lẫn trong đống lá xoài ấy còn những sợi tóc đã ngả vàng. Thương quá, dẫu biết rằng: “Mỗi sợi tóc trên đầu em rụng xuống/ lại mượt mà trên mái tóc con ta”!

Cảm xúc buồn đau, thương tiếc như thể đứng trước cuộc chia ly trong “mùa lá rụng” không dành riêng người Việt, còn là cảm xúc chung của nhân loại, đặc biệt là phái đẹp. Bài thơ Mùa lá rụng của nữ thi sĩ Nga Olga Berggolts là một điển hình: “Bao khu vườn như lửa chói ngời/ Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ/ Những tấm biển treo dọc trên đại lộ/ Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi/ Nhắc cả những ai cô độc trong đời:/ "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng//… // Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng" - Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!”.

 

Quý những ngày đông

Những người yên hàn khỏe mạnh, đọc cái tit này sẽ thốt lên: Đúng là lão già Khốt-ta-bít! Mùa xuân chồi non mơn mởn, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo; mùa hè nắng chói chang, lúa vàng trĩu nặng, quả chín ngọt ngào đu đưa trên cành; mùa thu trời xanh trong vắt, mây trắng lượn bay, hoa cúc xòe cánh vàng rực, quý đúng rồi. Còn mùa đông lạnh lẽo, giá buốt, cành trơ khẳng khiu, quý nỗi gì!

Nhưng ở lứa tuổi chúng mình, mỗi năm được đón mùa đông vui lắm. Bản thân thêm một dòng trong cuốn vở cuộc đời, được chứng kiến bao sự đổi thay trưởng thành của lớp trẻ, hỏi còn niềm vui nào lớn hơn? Dẫu rằng thêm chín mươi ngày chống chọi với cái lạnh cắt da cái rét thấu xương, đôi chân nhiều khi nhức nhối tưởng chừng không nhấc nổi. Chưa kể đến những người mắc bệnh về đường hô hấp, đêm khuya thanh vắng ôm cái ngực lép kẹp ho sù sụ; những người mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên, suốt đêm chong mắt chờ gà gáy chuyển canh, thấm thía câu nói: "và có những đêm dài hơn thế kỷ". Nhưng tất cả những vất vả ấy cộng lại có thấm gì so với niềm vui được tồn tại, được sống?

Vui sướng bao nhiêu thêm một mùa đông được chống chọi với cái rét, cái giá lạnh của thời tiết và của cả tâm hồn. Hãy nhìn những lá cây úa vàng rồi nhuộm đỏ để rụng xuống như những ngọn lửa thắp sáng niềm hy vọng: mùa xuân sắp đến và mầm biếc sẽ bật lên. Và thêm một lần được chiêm nghiệm qua những mất mát khổ đau để biết yêu thêm quý thêm cái giá được sinh tồn: "nếu không có cảnh đông tàn/ thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân".

Những ngày đông giá lạnh, tản bộ trên con đường sinh thái trải dài dọc con đê tả ngạn sông Lam. Ngước nhìn hàng cây bên đường, những cành nhánh đã biến thành những cánh tay khẳng khiu rung rinh trước gió. Chúng đang cố níu giữ những chiếc lá úa đỏ, thấy lòng ấm lại. Những chiếc lá đỏ như những ngọn lửa mai ngày rụng xuống, nhường chỗ cho những mầm non chồi biếc nhú lên báo xuân sang.                                                                             

Cuộc đời vốn vô thường, luôn thay đổi bất ngờ. Mặt hồ phẳng lặng còn gợn sóng nữa là. Vậy hãy sống vô tư như hoa lá trên rừng, như cây cỏ trên thảo nguyên, như gió trên đồng nội. Khi đó cuộc sống mới thanh thản, mới an nhiên. Ấy là nói khi cuộc sống dần về cuối đông, chứ khi còn trẻ, anh phải dong buồm ra khơi tìm bến đợi, làm sao tránh đối diện với bão dông. Phải dong ngựa phi trên những con đường gập ghềnh sỏi đá, những sa mạc khô cằn để tìm đến chân lý, làm sao anh không bị cuốn vào những cơn lốc bụi cuốn mịt mù. Chỉ cần trong trái tim có một niềm tin, anh sẽ vượt qua tất cả. Mùa đông lạnh lẽo giá buốt nào rồi cũng trôi qua nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp xanh tươi.

Nguồn: Báo Văn nghệ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm