TIN TỨC

Ai đưa Shakespeare trở thành một hiện tượng toàn cầu?

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
848 lượt xem

Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Từ bác sĩ, giáo viên, công nhân hay sinh viên cũng đều có thể đọc các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, cách đây hàng trăm năm, chỉ tầng lớp tinh hoa giàu có mới có thể tiếp cận các ấn phẩm kịch của đại văn hào người Anh.


Văn hào William Shakespeare (1564 – 1616) của Anh Quốc.

Một ngày đẹp trời, bạn bước vào bất kỳ hiệu sách lớn nào để tìm kiếm các tác phẩm của Shakespeare, kiểu gì bạn cũng sẽ tìm thấy được ít nhất một cuốn. Kể cả khi bạn không thấy chính xác vở kịch mà mình đang tìm kiếm trên giá sách, thì vẫn luôn có Internet – nơi chứa đựng rất nhiều tác phẩm và ấn bản hoàn chỉnh khác nhau – hầu như tất cả đều miễn phí.

Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng đúng. Trên thực tế, vào thời đại mà Shakespeare còn sống, các tác phẩm đều khá khó để tìm đọc. Để có được khả năng tiếp cận dễ dàng các tác phẩm của Shakespeare như hiện nay là nhờ vào một số nhà xuất bản tiên phong, những người đã nhìn thấy tiềm năng ‘hái ra tiền’ từ việc cung cấp các tác phẩm của đại văn hào Shakespeare đến công chúng.

Vào cuối những năm 1500, nhà xuất bản Thomas Millington là nơi đầu tiên có cơ hội phát hành bản thảo vở kịch. Millington điều hành một cơ sở xuất bản quy mô nhỏ, nằm khuất trong con ngõ ở London. Nơi đây đã phát hành ấn bản Titus Andronicus của Shakespeare, phần thứ hai và thứ ba của bộ ba vở kịch mà ông viết về Vua Henry VI. Bất chấp vị trí bất tiện của cửa hàng, các ấn bản do Millington phát hành vẫn bán rất chạy và thành công của ông đã khuyến khích những nhà xuất bản khác tham gia phát hành các vở kịch của Shakespeare.


Vào cuối những năm 1500, Thomas Millington ​đã xuất bản các vở kịch của Shakespeare. 

Không chỉ gói gọn trong tầng lớp tinh hoa

Đến năm 1623 – bảy năm sau khi Shakespeare qua đời – doanh số bán ra đã đủ tốt đến mức các nhà xuất bản chuyển sang phát hành theo dạng ấn bản sưu tập (tuyển tập các vở kịch của Shakespeare, thường được gọi là “First Folio”). Nhưng ấn bản này rất đắt, khoảng 1 bảng Anh – tương đương với gần chín ngày lương của một thợ thủ công lành nghề. Do đó, nó là một món hàng xa xỉ mà chỉ những người giàu có mới có thể mua được. Và nó thiết lập nên một khuôn mẫu kéo dài trong nhiều thập kỷ, theo đó các vở kịch của Shakespeare phần lớn chỉ giới hạn trong một bộ phận độc giả ưu tú, những người có đủ tiền để mua những ấn bản đắt tiền.

Người đầu tiên cố gắng phá vỡ khuôn mẫu này và đưa Shakespeare đến gần hơn với công chúng là Robert Walker.

Walker có nhiều điểm chung với Millington, đặc biệt là ở điểm cả hai hầu như chỉ xuất bản những tác phẩm giật gân, rẻ tiền, đọc thoáng qua rồi quên. Nghề tay trái của ông là kinh doanh các ‘thần dược’. Cụ thể, ông sản xuất và bán “Daffy’s Elixir”, một loại thuốc được quảng cáo là có thể chữa trị hiệu quả hầu hết các bệnh phổ biến.

Vào giữa những năm 1730, Walker tiến hành một cuộc chiến giá cả trong ngành xuất bản ở London, khiến chi phí của các ấn bản kịch theo từng vở riêng lẻ giảm xuống chỉ còn một xu penny. Điều này khiến lượng độc giả của Shakespeare tăng vọt, và do đó, nhu cầu trình diễn các vở kịch của Shakespeare trong nhà hát thế kỷ 18 cũng tăng theo đáng kể.

Đưa Shakespeare đến gần hơn với tất cả mọi người

Vào thế kỷ sau đó, một nhà xuất bản khác, John Dicks, đã noi gương Walker và tăng khả năng tiếp cận các tác phẩm của Shakespeare lên cao hơn nữa.

Bản thân Dicks cũng là một người có xuất thân khiêm tốn, vì vậy ông quyết tâm mang các tác phẩm văn học tuyệt vời đến những tầng lớp nghèo nhất của xã hội Anh. Vào những năm 1860, ông đã phát hành các văn bản kịch của Shakespeare theo từng vở riêng lẻ theo tỷ lệ hai vở kịch/một xu penny – chỉ bằng nửa giá của Walker trong hơn một thế kỷ trước.

Tiếp đó, Dicks gom tất cả các vở kịch thành một tuyển tập bìa mềm duy nhất mà ông rao bán với giá chỉ 12 xu, tương đương với chưa đến một phần ba xu cho mỗi vở kịch – mức giá rẻ nhất từ trước đến nay cho một tác phẩm Shakespeare hoàn chỉnh. Dicks ước tính rằng ông đã bán được gần một triệu bản, khiến nó trở thành ấn bản Shakespeare thành công nhất cho đến thời điểm đó.


John Dicks là người đầu tiên gộp tất cả vở kịch của Shakespeare thành một tuyển tập hoàn chỉnh. 

Có thể nói Dicks đã làm nhiều việc để phổ biến Shakespeare đến công chúng hơn bất kỳ nhà xuất bản nào khác. Nhưng rồi kỷ lục của ông ấy cũng đã bị ‘phá vỡ’ trong thời đại của chúng ta. Nhân vật tạo ra bước ngoặt trong ngành xuất bản, một lần nữa, lại là một nhân vật được khá ít người biết đến: một lập trình viên máy tính tên là Grady Ward, người đã tạo ra ấn bản kỹ thuật số của các vở kịch vào năm 1993. Ward đã cung cấp miễn phí các file cho mọi người, và chúng trở thành cơ sở để gây dựng các trang web và ứng dụng truy cập miễn phí về Shakespeare. Nếu bạn đã từng xem một văn bản trực tuyến về vở kịch của Shakespeare, có thể bạn đã xem một số phiên bản từ các file gốc của Ward.

Nhiều năm về trước, John Dicks đã bán được gần một triệu ấn bản Shakespeare trị giá 12 penny. Tuy nhiên, giờ đây việc thống kê xem bao nhiêu người đã sử dụng văn bản của Ward lại khó hơn một chút. Một trong những cách tính khả thi đó là xem lượng người dùng trên những nguồn mở của nó, chẳng hạn như Nguồn mở Shakespeare của Eric Johnson. Từ năm 2006 đến năm 2020, chỉ riêng trang web này đã thu hút được 19 triệu người dùng riêng biệt. Với mức lưu lượng truy cập chỉ trên một trang web như gì, chẳng có lý gì mà tổng số người dùng cho tất cả các trang web và ứng dụng khác nhau lại không thể đạt tới con số 100 triệu.

Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Hàng chục triệu người có thể đọc miễn phí các tác phẩm của ông dưới dạng bản in hoặc trực tuyến. Và những nhân vật ít được biết đến như Millingtons, Walkers, Dickses và Wards – chính là những người đã nỗ lực phổ biến các tác phẩm của đại văn hào Shakespeare đến công chúng suốt hàng thập kỷ qua.

Theo Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ Rodica Marian (Rumani)
Là một tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành viên của Hiệp hội Nhà văn Romania, bà là cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Ngôn ngữ học và Lịch sử Văn học Sextil Pușcariu ở Cluj Napoca.
Xem thêm
Chùm thơ của Yang Geum-Hee’s – Hàn Quốc
Nữ sĩ Yang Geum-Hee sinh năm 1967 tại Jeju, Hàn Quốc
Xem thêm
Chùm thơ Aminur Rahman (Bangladesh)
AMINUR RAHMAN được coi là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất ở nước ngoài đến từ Bangladesh.
Xem thêm
Chùm thơ của các tác giả Hàn Quốc
Mùa xuân đã đến bên anh, Bởi có em mang an lành ấm áp
Xem thêm
Chùm thơ Chad Norman (Canada)
Nhà thơ Chad Norman là một thành viên của Liên đoàn các nhà thơ Canada.
Xem thêm
Dụ ngôn về địa cầu | Truyện ngắn của Kabishev Alexander Konstantinovich
Ngày xửa ngày xưa, có toàn thế giới có chung một bà mẹ vô cùng vĩ đại. Bà có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ địa cầu - một hiện vật cổ đại tượng trưng cho sức mạnh, sự ổn định, trường tồn và luôn cân bằng.
Xem thêm
Chùm thơ Jang Geon-Seob (Hàn Quốc)
Nhà thơ Jang Geon-seob sinh năm 1958 tại tỉnh Bắc Jeolla, Hàn Quốc.
Xem thêm
Đảo đá - Truyện ngắn Kabishev Alexander Konstantinovich
Kabishev Alexander Konstantinovich là nhà thơ và nhà văn, nhà báo kiêm tình nguyện viên của tạp chí POET.
Xem thêm
Chùm thơ Laura Garavaglia (Italia)
Laura Garavaglia là nhà thơ, nhà báo, giáo viên, người sáng lập và chủ tịch của Ngôi nhà thơ Como - “La Casa della Poesia di Como” (www.lacasadellapoesiadicomo.com).
Xem thêm
Chùm thơ mới của Eva Lianou Petropoulou (Hy Lạp)
Chùm thơ: Yêu, Thiên thần gẫy cánh, Có một ngày như thế...
Xem thêm
Những mất mát lớn của văn chương thế giới
Chỉ trong hai tuần vừa qua, văn chương thế giới chứng kiến những sự mất mát vô cùng to lớn khi Hilary Mantel và Javier Marías qua đời ở tuổi 70. Sự mất mát này đã khiến nước Anh mất đi một người thổi hồn vào trong lịch sử, còn người Tây Ban Nha không còn tác giả lớn nhất kể từ thời đại văn hào Cervantes.
Xem thêm
Bánh mì ấm | Konstantin Paustovsky
Quà trung thu dành cho các cháu
Xem thêm
Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh
Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu văn học mới phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả. Tuy vậy trong làng văn học Anh vẫn có những bí ẩn về cuộc đời của các nhà văn nổi tiếng mà đến nay vẫn chưa ai tìm ra được chân tướng sự việc.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Irina Aramyan Mkrtchyan (Cộng hòa Armenia)
Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng NgaIrina Aramyan Mkrtchyan là nữ thi sĩ đương đại người Armenia. Bà sinh ngày 16 tháng 11 năm 1962, tại thành phố Leninakan thuộc nước Cộng hòa Armenia, tác giả của ba cuốn sách: “Với ngày đã qua”, “Sau khi tĩnh lặng”, “Từ khôn ngoan đến mất lý trí”. Bà là đồng tác giả của 22 cuốn sách, thành viên của “Liên đoàn Nhà văn California”, “Hội liên hiệp các nghệ sĩ”, nhà thơ xuất sắc nhất các năm 2021-2022 của Armenia.
Xem thêm
Về chủ đề tính dục trong tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa
Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa. Họ là một cặp đôi nhà văn làm hao tốn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu bởi vì mối quan hệ thuộc về văn học và ngoài văn học của hai ông. Marquez và Llosa từng là đôi bạn than đồng điệu và gắn bó với nhau sâu sắc, thế rồi họ lai rời xa nhau trong 30 năm thù hằn. Những nét tương đồng và những sự mâu thuẫn đến đối nghịch ở con người và văn chương họ cho thấy rõ tính thống nhất bền vững của nền văn học một giai đoạn rực rỡ
Xem thêm
90 năm ngày sinh nhà thơ Nga Evgueni Evtushenko: ‘Trong đời tôi chỉ uống rượu là nhiều’
“Không đúng, không có những thời đại mà người ta lại không thể sống trung thực được!”- trong cuộc đời tương đối dài lâu của mình, Evgueni Evtushenko,bằng những bài thơ và cách hành xử ngày thường, đã cố gắng chứng minh cho lời chân ngộ đó. Ông từng thổ lộ rằng, “tôi muốn trở thành nhà thơ của đất nước và của thế giới và hình như tôi đã làm được việc này”.
Xem thêm
John Hughes: ‘Tôi không phải là kẻ đạo văn’, và đây là lí do tại sao
Sau khi The Guardian tiết lộ các phần trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của John Hughes, The Dogs, “ăn cắp” ý tưởng từ Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ của Svetlatna Alexievich (Hughes đã xin lỗi) cũng như những tác phẩm khác (ông không thừa nhận), bao gồm Đại gia Gatsby, Phía Tây không có gì lạ và Anna Karenina, mới đây John Hughes đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.
Xem thêm
‘Pachinko’ khắc họa tình cảnh bi thương của cộng đồng người Bắc Hàn ở Nhật
Là tác phẩm được đánh giá cao bởi giới phê bình cũng như được công chúng háo hức chờ đón, Pachinko vừa đi đến tập cuối và như kì vọng, là một trong những bộ phim hay nhất năm nay.
Xem thêm
Vai trò của M.M. Bakhtin trong sự đổi mới quan niệm về hình thức nghệ thuật ở Việt Nam
Nếu hiểu thi pháp học là bộ môn khoa học lấy hình thức nghệ thuật làm đối tượng trung tâm, thì những quan điểm lý thuyết tiến bộ của Bakhtin đã góp phần quan trọng trong sự tái xuất của thi pháp học ở Việt Nam vào những năm 1980. Không có một quan điểm hợp lý về hình thức nghệ thuật trên phương diện lý thuyết thì cũng không thể có một thái độ ứng xử phù hợp đối với những thực hành cách tân trên góc độ hình thức nghệ thuật. Do vậy, có thể nói, thi pháp học của Bakhtin cũng có vai trò nhất định trong bước chuyển của đời sống sáng tác văn học giai đoạn đổi mới.
Xem thêm
Tạm biệt mùa hè | C. Pautovsky
Suốt mấy ngày cơn mưa mang theo hơi lạnh giá không chịu dứt. Làn gió ẩm ướt thổi trong vườn.
Xem thêm