TIN TỨC
  • Truyện
  • Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên

Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-16 23:27:07
mail facebook google pos stwis
1876 lượt xem

Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.  

 

Cả xóm Sếp đang yên bình thì bàng hoàng bởi tin ông chủ tịch chết. Ai cũng bất ngờ! Từ kẻ bán nước vỉa hè đến người ngồi trong văn phòng sang trọng, từ ông thợ sửa xe đến đám trẻ đánh bi a, từ bà bán rau ngoài chợ đến người đi siêu xe… Ban đầu, họ bàn tán về nguyên nhân cái chết của ông. Rồi họ thì thào kể cho nhau nghe những câu chuyện về việc thăng quan tiến chức của ông, về tài sản, gia đình vợ con ông. Người biết nhiều, kẻ biết ít, thêm bớt về con đường thăng tiến của ông, về phe cánh, về chiến hữu của ông… Cứ thế câu chuyện về ông chủ tịch trở thành đề tài nóng loang khắp vùng.

Người bảo ông chết do số phận, kẻ nói ông chết vì coi thường tính mạng, lại có tin nói ông chết vì thằng nghiện lao xe vào. Nhiều người bạc miệng bảo: nhân quả cả thôi! Vô số kẻ chép miệng than: Nhiều người bệnh tật, nghèo khổ, cả bọn cờ bạc, trộm cắp, giết người… vẫn sống trơ trơ, còn ông - một cán bộ đang thu nhiều bổng lộc lại chết mất. Thật phí hoài! Ông trời quá bất công! Sự nghiệp của ông chủ tịch tiêu tan khi phần hồn bay đi thân xác ở lại chờ thời gian thối rữa.

Chỉ có lão Tân ở gần nhà ông chủ tịch thì âm thầm hỉ hả.

Thực ra, lão cũng vô cùng bất ngờ khi nghe tin ông chủ tịch chết. Khi đó, lão đang nằm gác chân trên sô pha, mắt dán vào cái ti vi to tướng xem bóng đá thì vợ lão đi đâu về réo từ đầu sân: Ông chủ tịch chết rồi. Ông ấy chết vì tại nạn…Lão Tân bật dậy như phải bỏng. Lão nhao ra hỏi đi hỏi lại vợ mấy lượt rồi quay vào bấm điện thoại hỏi em trai và một số người khác về nguyên nhân cái chết của ông chủ tịch. Chưa thỏa mãn, lão còn chạy ra đầu xóm Sếp, chỗ góc đường có quán nước chè bà Xoa hóng thêm tin tức. Sau một hồi nghe người qua kẻ lại lao xao bàn tán, lão quay về ngồi thừ bên bàn nước.

Vậy là cơ hội đã đến với tiến sĩ Hưng -  em trai lão Tân. Hơn một năm trước, chính tay chủ tịch vừa chết - hàng xóm của lão đã tranh mất chức của nó. Lão Tân thất vọng trong đau đớn. Lão nguyền rủa tay thầy bói phán sai để cả họ nhà lão kì vọng hụt. Tệ hại hơn, số tiền lão dồn cho em trai lo lót biếu xén các sếp bề trên không lấy lại được. Vậy là bây giờ ông chủ tịch chết, em lão sẽ lên thay. Thực ra vẫn còn một tay phó nữa nhưng lão Tân chẳng bận tâm bởi gã ta bệnh tật, ốm o quanh năm. Còn nếu các sếp bề trên có đưa người về cũng khó bởi chắc gì đội ngũ cán bộ ở dưới đã nghe. Thằng em lão là người có đầy đủ năng lực, bằng cấp để ngồi vào chỗ ấy. Giờ này soi chiếu lại, lão thấy thằng em mình có số làm quan thật! Vậy mà đúng, tay thầy bói nói có lý!

Lúc lão Tân đang miên man tưởng tượng ra cái ngày em mình tưng bừng khao chức chủ tịch thì tiến sĩ Hưng bất ngờ từ đâu đi về mở cửa bước vào khiến lão giật mình.

- Chú về đấy à! Lão thảng thốt như thể bị thằng em bắt quả tang đang vụng trộm. Tiến sĩ Hưng ném chiếc áo khoác đang ôm trong tay xuống sopha rồi ngồi đối diện với anh trai.

- Anh ạ, em đã thu xếp để cơ quan đứng ra giúp gia đình ông chủ tịch lo tang ma. Mọi việc tương đối ổn, chỉ còn bài điếu văn đọc trong ngày mai trước lúc di quan là chưa viết. Em định giao cho bên văn phòng nhưng trình độ của họ non lắm, em vào hỏi anh xem thế nào…

Lão Tân biết, em mình tuy làm đến cấp phó nhưng khả năng dùng ngôn từ diễn đạt trên giấy kém lắm. Hơn nữa, dù không phải lo mọi việc sau tai nạn của ông chủ tịch thì cái bằng tiến sĩ rởm của nó cũng chẳng nói lên điều gì. Vài câu văn cho rõ nghĩa nó còn không viết nổi thì làm sao thảo được cả bài điếu. Lão Tân ngày xưa đi bộ đội có khiếu văn chương nên hay phụ trách các phong trào văn hóa, văn nghệ. Sau này, trước khi về nghỉ hưu lão còn có năm năm làm công tác dân vận nên rất hoạt ngôn. Nghe tiến sĩ Hưng nói vậy, lão Tân suy  nghĩ một lát rồi gật gù: Được rồi, chú để tôi viết cho.

Tiến sĩ Hưng như trút được nỗi boăn khoăn:

  • Vâng, thế thì tốt quá!.

Rồi tiến sĩ dướn người về phía anh căn dặn cẩn thận.

  • Anh ạ, dù sao thì hắn ta cũng chết rồi, anh cố gắng viết điếu văn thật lâm ly, bi đát để tiễn biệt, phần thể hiện với gia đình ông ấy, phần để các sếp bề trên, cơ quan, đoàn thể nhìn vào mà cảm phục cấp trưởng, cấp phó sống với nhau tình nghĩa.
  • Được.

Dừng một lúc tiến sĩ Hưng tiếp -  Nhưng em lưu ý anh mấy điểm: Ông ta lên chức mới có hơn một năm nhưng đã thanh trừng hết những kẻ không cùng phe cánh. Trong khi thiết lập ê kíp mới, ông ấy lấy thêm vô số người để nhận tiền hối lộ. Đất phố, đất ruộng cướp không biết bao nhiêu cho gia đình và anh em con cháu. Các dự án xây dựng, thương mại, kể cả văn hoá, nghệ thuật đều thu phần trăm cao ngất ngưởng. Thiên hạ rên xiết dưới bàn tay bòn rút của chủ tịch… Nói tóm lại ông ta tham hơn cả chó.

  • Chú nói vậy là xúc phạm chó - Lão Tân vỗ tay vào đùi phản đối.
  • Gần chục tấm bằng ông chủ tịch có được phần nhiều do mua. Tất cả mọi thứ ông ta mua đều mang lại chức quyền bổng lộc chỉ duy nhất tấm bằng lái xe là đưa đến cái chết thảm thương.

Nghe em nói vậy, lão Tân trầm ngâm một lát rồi bảo: Thì chú cũng chả bỏ ối tiền ra mua chức đấy thôi.  Chỉ tại money của chú ít hơn nên lão ấy tranh mất. Tiến sĩ Hưng chống chế: Anh rõ hay!. Thời buổi kiếm một suất trong biên chế còn phải mua huống chi chức quyền, bổng lộc. Đây là em lưu ý để anh viết điếu văn thể hiện được sự đau đớn, tiếc thương của người sống với người vừa khuất, nhưng cũng chừng mực để thiên hạ nghe không thấy xáo quá.

  • Lão Tân gật gù: Được rồi, sơ sơ đoạn ấy thôi, tôi sẽ viết kĩ khoảng thời gian từ khi ông ấy được sinh ra, lớn lên, học hành qua các trường lớp để lên tới chức chủ tịch. Và ca ngợi phẩm chất một người chồng, người cha yêu thương vợ con đến hơi thở cuối cùng.

Vâng, có thể tạm được cho dù vẫn có tiếng đồn ông ta mua biệt thự ngoài phố cho bồ, nuôi năm bảy gái làng chơi cùng lúc…

Nhưng đấy chỉ là tin đồn. Nghĩa tử là nghĩa tận, viết để người nơi chín suối nở mặt, còn vợ con đang sống cũng mát lòng.

Tuỳ anh! - Nói rồi tiến sĩ Hưng đứng lên ra về.

Lão Tân đứng dậy nhìn em trai can: Chú mệt rồi nằm đây mà nghỉ. Tôi bảo chị nấu cơm ăn. Chú mà ốm ra đấy, để tuột cơ hội tiến thân lần này thì họ nhà ta bao giờ mới ngóc đầu lên được!.

Mặc cho lão Tân năn nỉ với ánh nhìn thương xót, nhưng tiến sĩ Hưng vẫn đi ra. Khi bóng em trai khuất dạng sau cánh cổng, lão Tân lấy ngay giấy bút ngồi vào bàn đầy hào hứng. Tuy nhiên, trước khi đặt bút viết điếu văn lão lại đi thay quần áo chỉnh tề,  bước sang nhà ông chủ tịch thắp cho người chết nén nhang tình nghĩa xóm làng.

 

*****

 

Có tên xóm Sếp là do từ hơn mười năm trước, toàn bộ khu đất rộng năm ngàn mét vuông với con đường rộng thênh chạy ở giữa gần khu hành chính của quận được quy hoạch phân cho cán bộ, lãnh đạo làm nhà. Vì là khu cho những người có chức quyền trong quận nên dân quanh đây gọi là đất Sếp. Sau này, khi đất Sếp mọc lên nhiều căn biệt thự sang trọng ẩn khuất sau những hàng cây xanh thẫm thì các gia đình mới kéo về ở. Cũng từ đó, cái tên đất Sếp được đổi tên thành xóm Sếp. Lâu rồi xóm Sếp thành cái tên quen thuộc nổi tiếng khắp  vùng.

Ngày chủ nhật, anh lái xe đưa ông chủ tịch vượt hơn trăm cây số về khu nghỉ dưỡng kiêm nhà hàng gần rừng quốc gia. Bữa tiệc liên hoan do giám đốc một doanh nghiệp tổ chức. Con trai ông giám đốc sắp ra nước ngoài du học nên ông mở tiệc mời mọi người. Tuy nhiên, đó chỉ là lí do chứ thực tế là ăn mừng công ty được ông chủ tịch kí giấy cấp phép cho một dự án bất động sản lớn trên địa bàn. Bữa tiệc đông cả trăm người, không chỉ có những món đặc sản được chế biến từ thịt thú rừng mà còn có những vũ nữ múa bụng điêu luyện trong tiếng nhạc sập sình. Những bản mặt nung núc đỏ phừng phừng, những cái bụng bự nặng nề uốn éo thể hiện. Rượu bia chảy tràn, chủ khách lâng lâng ngợp trong những lời tung hô ầm ĩ.  Cuộc vui kéo dài từ sáng đến chiều tối mới tan.

Trong trạng thái vui vẻ, phấn khích cùng với việc được nhận chìa khóa ngôi biệt thự rộng mấy trăm mét vuông  - quà của doanh nghiệp tặng, trên đường về ông chủ tịch vui vẻ bảo lái xe.

Chú đưa anh lái.

Hôn nay anh rượu nhiều rồi để em - Anh lái xe trả lời.

Rượu chè từng ấy bõ bèm gì, anh ba chầu nữa chưa say. Cứ đưa anh lái, lâu rồi không được cầm vô lăng.

Anh lái xe nhìn ông chủ tịch ái ngại: Lái xe lúc trời nhá nhem tối hay bị lóa mắt. Anh không quen, nguy hiểm lắm…

Lo gì, anh có bằng rồi, đường đẹp thế này chú để anh lái cho thành thạo. Nếu có… hẹn hò, gặp gỡ ở đâu thì anh tự đi cho tiện, ngày nghỉ khỏi phiền chú.

Bây giờ công an phạt nồng độ cồn kinh lắm anh ạ.

Ôi dào… cảnh sát mù màu mới không biết xe chở anh. Họ có dừng xe lại cũng chỉ mất thêm công cúi chào chúng ta thôi.

Nghe những lời chắc nịch của ông chủ tịch, anh tài miễn cưỡng tạt xe vào lề đường, nhường tay lái cho ông. Đường đẹp, xe chạy bon bon qua những làng mạc nằm rải rác bên những cánh đồng lúa chín vàng đang vào mùa thu hoạch. Đi mấy chục kilômét êm ru, anh lái xe mới yên tâm ngả người vào thành ghế thư giãn. Ông chủ tịch vừa lái xe vừa hào hứng điểm mặt một vài vị khách quen và lạ ông gặp trong bữa tiệc. Khi đến đoạn cua ra đại lộ, ông bật đèn vàng xin vượt xe đầu kéo đi phía trước. Anh lái xe giật mình định can thì chiếc xe đã ga vọt lên. Trong tích tắc, xe của ông chủ tịch chưa kịp tạt sang trái để vượt đã vươn thẳng đâm vào đuôi xe đầu kéo đang chở container  hàng. Anh lái xe chỉ nghe thấy rầm một tiếng rồi ngất lịm.

Lúc cảnh sát và người đi đường xúm lại, thấy đầu chiếc xe hiệu Honda bị nát bét, người ở ghế bên còn thoi thóp thở, người ngồi sau tay lái đã chết với khuôn mặt bị va đập đầy máu.

 

* **

 

Từ khi nhận được hung tin bà chủ tịch ngất lên ngất xuống. Người nhà phải gọi hai bác sĩ đến trực lo sức khoẻ cho bà. Sau những đớn đau bất ngờ ập đến tưởng chừng không qua nổi, sau những cơn gào khóc xé lòng vì tiếc thương bà vẫn chưa lấy lại được tinh thần. Lúc tỉnh táo bà ngồi bên bàn thẫn thờ không ăn không uống, lúc cơn đau đớn trào dâng bà ngồi sụp bên quan tài ông mà than. Rằng, nếu như ông bị bệnh nan y thì bà còn cơ hội chạy chữa, chăm sóc tận tình. Bà sẽ  đưa ông sang Mỹ, sang Anh, đi khắp trời Âu, trời Á để chữa trị. Bà sẽ đi cùng trời cuối đất để cứu lấy mạng ông,  hay ít ra những giờ phút cuối bà cũng được nắm tay để nghe ông nghẹn ngào trăn trối. Vợ chồng đầu gối tay ấp mà ông lại ra đi bất ngờ vậy! Ông chết đường đột, nơi không nhà không cửa, không cả người thân… Trời ơi là trời! Bà chỉ còn biết kêu trời! Mọi người đứng ngoài nghe bà quận than cũng não lòng rơi nước mắt. Nhiều người chép miệng thương bà - một mệnh phụ phu nhân sống kín tiếng, luôn núp bóng chồng dùng một số thuộc hạ thâu tóm và chia chác các dự án, các hợp đồng.

Chưa bao giờ xóm Sếp có đám tang đông đến thế. Lối vào xóm ô tô đưa người đến viếng đậu kín hai bên đường. Ngoài bãi đỗ xe chật ních, người nhà mượn thêm sân trường học vẫn thiếu chỗ. Người bảo vì ông chủ tịch chết khi còn là quan đương chức nên cơ quan đoàn thể đến viếng nhiều. Kẻ nói do ông hào hoa nên mối quan hệ rộng, mấy bà cuối xóm lại bảo vì họ hàng nhà ông đông quá…

Trong khi lão Tân ngồi bên bàn uống nước gần đám thợ kèn đang tấu lên những tiếng nhạc ai oán thì cô em ông chủ tịch vật vã bên linh cữu anh than khóc thảm thiết: Ôi anh ơi.., anh bảo em làm nhà thiếu bao nhiêu anh cho… thế bây giờ ai lo cho em… hờ hờ … hờ… Ối anh ơi… nhà còn mấy cháu đang chờ anh xếp việc.., anh bỏ chúng sao… hờ hờ!. Ôi anh ơi, nhà thờ họ đã làm… xong đâu… hờ… hờ.. ờ… Nhà đám người ra kẻ vào tập nập, mùi khói hương len lỏi trong tiếng kêu khóc thảm thương. Đại diện các cơ quan, đoàn thể nườm nượp vào thắp hương kính viếng vong linh ông chủ tịch.

Bất chợt, ngoài đường có chiếc taxi vượt qua những người đến viếng đang đi bên lề đường rồi đậu ngay cổng nhà đám. Một  phụ  nữ còn rất trẻ bế đứa bé trai chừng năm - sáu tuổi bước xuống. Chờ cho chiếc xe chạy đi, mẹ con nhà nọ mới thập thò đứng nơi đầu cổng, nửa muốn vào nửa như còn e sợ. Ai hỏi có việc gì cũng lắc đầu chỉ xin gặp người nhà ông chủ tịch. Tin được truyền vào phía trong, lâu sau có em trai ông chủ tịch thất thểu bước ra. Ông nhìn hai mẹ con nhà nọ, rồi họ nói với nhau những gì không ai biết. Khá lâu sau em trai ông chủ tịch với vẻ mặt lúc như giãn nở vui mừng, lúc như đầy lo âu hấp tấp vừa đi vừa chạy vào phía trong nhà.  

Trong lúc cả nhà đám chưa ai biết gì thì bà chủ tịch bất ngờ gầm lên hỏi em chồng:

Cái… gì..? Cái … gì? Chú vừa nói cái gì?.

Mặt em trai ông chủ tịch vừa đau đớn, vừa nhàu nhĩ, vừa như kẻ có tội nhưng cố lấy vẻ điềm đạm:

Chị ơi! Chị bình tĩnh… Em thấy đứa bé giống anh lắm.

Ai bảo chú… thế? Đuổi đi …

Chị ơi! Anh thì đã chết rồi, nghĩa tử là nghĩa tận, chị mở lòng từ bi cho đứa bé vào thắp hương cho anh. Sau này, chuyện đâu có đó em sẽ kiểm tra xem có đúng nó là con anh không. Nếu anh có thằng con trai thì phúc phận nhà ta đâu đến nỗi.

Chú vớ vẩn.

Em đại diện gia đình xin chị đồng ý để mẹ con họ vào thắp cho anh nén hương khỏi tủi, dù sao thì hai chị nó cũng là gái…

Chú biết, nhưng giấu cho ông ấy phải không? - Bà chủ tịch giận dữ, trợn mắt nhìn em chồng hỏi.

Tuy nhiên, sau cả tiếng đồng hồ nghe em chồng năn nỉ, rồi nghe các ông cả bà cố trong đại gia đình phân trần hơn thiệt, bà chủ tịch cũng mền lòng. Bà nuốt hận đồng ý cho hai mẹ con nhà kia vào thắp hương. Hai mẹ con trước tỏ ra sợ sệt, sau có vẻ dạn dĩ hơn cung kính cảm ơn mọi người rồi đến bên linh cữu thắp hương cho người quá cố.

Trong khi anh em, họ hàng chưa hết bất ngờ xúm lại bàn tán, chẳng biết nên vui hay buồn về sự xuất hiện người phụ nữ trẻ và đứa bé giống ông chủ tịch như đúc thì ngoài cổng lại có người chạy vào hớt ha hớt hải đến cạnh bà chủ tịch:

- Bà ơi, bà ơi…  Ngoài kia có một người phụ nữ lạ xin vào thắp hương cho ông.

Trong khi người em chồng đứng mặt đờ ra thì bà chủ tịch gào lên: Đuổi đi, đuổi hết đám đĩ ấy đi cho tao…

Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.  

 

Kim Uyên

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm