TIN TỨC

Cảm nhận thơ tình Trần Chấn Uy

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
566 lượt xem

Có thể Trần Chấn Uy làm nhiều loại thơ, nhưng thơ tình vốn dĩ là sở trường của anh. Một người đàn ông đa tài, đã biết bao nhiêu lần yêu, đã bao nhiêu lần làm thơ bởi sự vĩnh hằng của tình yêu. Những dấu chân của Uy đến nơi nào, anh để lại ở đó những bài thơ như thể anh đã gởi lòng trong cõi nhân gian đầy hoa và đầy nắng này.

Nhà thơ Trần Chấn Uy

Sau tập thơ “Bóng làng” in năm 2018, tháng 7/ 2022, nhà thơ Trần Chấn Uy cho ra mắt tập thơ “Người về từ nẻo cỏ may” do NXB Văn Học ấn hành.  Tập thơ bìa cứng, giất đẹp, rất sang trọng với 125 bài thơ anh viết từ năm 2019 đến nay. Và con số phát hành của tập thơ cũng rất ấn tượng: 1500 bản.

Trần Chấn Uy là một nhà thơ nổi danh, được nhiều người biết đến, anh có một lượng người theo dõi khá cao trên facebook của mình. Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, anh đã thành người Nha Trang như anh nói vì anh đã ở Nha Trang 40 năm.  Hiện là Chi hội trưởng Chi hội Văn học Hội Nhà văn Việt Nam tại Khánh Hòa, anh là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa. Trong năm 2021 anh được giải 5 năm Văn học Khánh Hòa. Nay đã tạm nghĩ công việc ở Đài PTTH, anh rảnh rỗi và có những chuyến đi, thơ của anh lưu dấu trong những cuộc hành trình: “Quen lối cũ, bước chân ngập ngừng lắm/ Cây si già trước ngõ bỗng rưng rưng/ Ta đã đánh mất một thời đắm/ Để bây giờ anh hóa người dưng”

 

Trần Chấn Uy làm thơ tình để những bài thơ chạm vào trái tim người. Mở tập thơ ra, có thể đọc bất cứ bài thơ nào: “Vẫn biết con đường em đi không có anh/ Mùa lá rụng, em cùng ai dạo phố/ Mắt ngời lên, đỏ rực mào áo lụa/ Chiều không tên/ anh rót rượu một mình”.(em đi) . Để rồi khi mối tình này đã phối pha, lại mối tình khác ngã nghiêng: “Ta biết rồi em sẽ sang đò?/Trái tim rỉ máu sẽ mang cho/ Mắt ấy chưa từng nguôi thương nhớ/ Ta về bạc trắng những câu thơ”. (Ta về châm lửa bài thơ ấy)

Trong “Người về từ nẻo cỏ may” vẫn có những bài thơ khác, như tính cách hào sảng của Trần Chấn Uy. Những bài thơ bất chợt ở một đất nước xa xôi, cả những bài thơ như cái nhìn thẳng vào cuộc đời: “Bọ ngựa cái ăn thịt bọ ngựa đực/ Sau cuộc giao hoan/ Cua cái ăn thịt cua đực…” Tập thơ của Trần Chấn Uy là một tập thơ đáng đọc, có một chỗ trang trọng trên giá sách của chúng ta.

Bài và ảnh: Khuê Việt Trường.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm