TIN TỨC
  • Truyện
  • Chớ làm tỉnh thức hỡi bạn tình tôi! | Nguyễn Trí

Chớ làm tỉnh thức hỡi bạn tình tôi! | Nguyễn Trí

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-12-27 15:52:43
mail facebook google pos stwis
601 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

NGUYỄN TRÍ

Bất ngờ ngoài sức tưởng tượng khi tôi gặp lại Mỹ Linh ở sảnh của sân bay Tân Sơn Nhất. Không riêng tôi mà cả nàng cũng tròn xoe hai con mắt. Vẫn vậy. Đôi mắt tuyệt đẹp với hai hàng mi cong vút tự nhiên. Mỹ Linh còn mặt trái xoan mũi dọc dừa mới là chết hết bọn trai trẻ cả trường chứ trong khoa là tất nhiên rồi. Hai mươi hai năm. Giờ đây, tôi 42, một vợ hai con. Còn em? Tôi hỏi khi yên vị trong một quán ngay trong sân bay:

  - Em một trai một gái. Trai 20 đang năm ba còn con gái 18 đang năm nhất.

- Đang ở đâu?

- Dạ… trấn X. Đồng Nai. Còn anh? Ở đâu bên Mỹ?

- Anh ở Cali.

Hai mươi hai năm trước, tôi và Mỹ Linh là một cặp trời sinh. Cũng như bọn trai trẻ tôi say Linh chết bỏ. Và - rất may - Mỹ Linh yêu tôi. Yêu và được yêu là hạnh phúc. Chắc chắn thế. Thằng tôi Bà Rịa - Vũng Tàu còn Linh ở miền biển xanh cát trắng Nha Trang. Hai chúng tôi bứt không rời những 2 năm. Sống thử trước hôn nhân cũng chừng ấy thời gian, chắc ăn trăm năm đầu bạc bởi hòa hợp trên cả tuỵệt vời. Nếu tôi tỉnh táo một chút, biết cảm thông, đừng quá ích kỷ… thì ngày nay không có chuyện bất ngờ khi gặp lại.

Hương - em gái Hùng - Hùng là bạn chung một khoa với tôi và Mỹ Linh. Khi tôi cặp kè với Linh, Hùng đã thất tình cả 3 tháng mới lại hồn người. Hương tổ chức sinh nhật và cô chỉ mời bạn gái chứ không bạn trai. Chả là Hương ô môi. Hương thân với Mỹ Linh và Hùng nhờ Hương làm chim xanh. Không chị dâu thì bè bạn như cũ chứ chi mà rộn. Nhưng ô môi Hương cực kỳ thủ đoạn, cô ta phục rượu Mỹ Linh. Tỉnh dậy Mỹ Linh khóc không thành tiếng khi lõa thể bên Hùng. Đòn phép anh em Hương - Hùng tung ra làm tôi knock-out. Để chứng minh mình bị hại Mỹ Linh tự sát. Nhưng tôi - như đã nói - nếu tỉnh táo một chút, cảm thông, đừng quá ích kỷ… thì ngày nay, đâu có xách va ly về nước một mình. Hai tháng sau chia tay, tôi nên vợ nên chồng với Thanh Loan. Năm sau lên đường đi Mỹ bởi cha má vợ bảo lãnh. Thằng da vàng tôi, ngay cả ông cha bà má mũi tẹt còn khinh. Chao ôi! Tôi đã không coi trọng câu thành ngữ Thà ở xó chuồng heo hơn theo quê vợ. Trong căn nhà ông bà nhạc mua cho con gái, những tưởng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc làm chi có khi chưa kịp hiểu nhau đã vợ chồng. Tôi đúng là cái bóng không hơn. Mỹ Linh cũng bỏ giảng đường sau biến cố. Đôi lần Hùng - tôi biết chắc - có về Nha Trang nhưng Linh không tiếp.

Tôi kể lể, bạn biết đó, kể lể nghĩa là kể lại chuyện của mình hoặc có dính líu đến mình một cách tỉ mỉ để mong được thông cảm. Rằng thì là... Anh và vợ không chung một cái nhìn nên không hạnh phúc Linh ạ. Ba vợ anh là chủ một doanh nghiệp nhỏ và vợ chồng anh làm thuê cho ông ấy. Anh đang ở một quốc gia độc lập và rất tự do nhưng đã lâu rồi anh không biết tự do là gì. Và… quan trọng nhất anh bị chính vợ mình coi thường, cô ấy cho rằng anh là cây tầm gửi. Đúng. Rất đúng. Tầm gửi là phải rồi. Nơi ở cho đến công việc là của họ cho… anh đã sai, sai lầm lớn khi quá cố chấp về tai nạn của em. Buồn quá Mỹ Linh ơi…

Tôi nhìn nàng, nàng cũng nhìn tôi:

- Còn em? Hạnh phúc chứ?

  Đúng là một câu hỏi ngu tầm cỡ. Nó giống như một gã trai hỏi cô hay em bao nhiêu tuổi khi mới gặp lần đầu. Ai đó có nói, đừng vội cho ai là hạnh phúc khi chưa biết kết cục của họ. Vậy mà hỏi hạnh phúc không là đại ngu. Nhưng đang đăm chiêu nghe kể lể, Mỹ Linh bỗng ủ dột đôi mắt long lanh rồi trong long lanh ấy chảy thành dòng. Tôi nắm lấy tay Mỹ Linh:

- Anh xin lỗi… xin lỗi em…

Rồi câu chuyện đi theo hướng khác. Rằng Mỹ Linh theo xe trung chuyển đến Tân Sơn Nhất để đưa con trai về Nha Trang thăm bà ngoại. Chồng em hả? Anh ấy là thầu khoán đang lo một công trình trong khu công nghiệp X.  Nhà em ở tái định cư M… Dạ… có dịp đi ngang, anh a-lô vô số nầy em mời anh vô nhà chơi cho biết… Có tầm gửi đi nữa tôi vẫn cứ là Việt kiều về nước thăm quê hương. Tôi gọi taxi đến lộ 51 Mỹ Linh xuống còn tôi xuôi về Vũng Tàu. Lần thứ hai tôi nắm tay Mỹ Linh sau 22 năm. Lần thứ nhất, cô khóc khi tôi hỏi hạnh phúc, bây giờ là bắt tay tạm biệt hẹn gặp lại.

Bạn bè ở chôn nhau cắt rốn thân tình lắm cũng chỉ bù khú được với Việt kiều một tuần là hết. Ai cũng lo làm ăn, đâu có rảnh mà tiếp anh cả ngày. Sáng ly cà phê, chiều dăm chén rượu là hết. Buồn. Buồn luôn đi với chán, và chán thì chả chi hơn rượu. Một mình một chén đầy vơi tôi nhớ đến Mỹ Linh. Nhưng, 10 giờ đêm, giờ mà vợ đang rúc vào nách chồng để ngủ thì gọi ăn chửi là chắc. Nhưng, bạn hỡi, rượu muôn đời chết còn chả sợ lo chi chửi:

- A lô… Anh Trung hả? Chừng nào về hả anh?

  Trung là anh thầu khoán chồng của Mỹ Linh:

- Không… anh đây… Dũng đây Linh ơi!

- Ủa… sao anh gọi em giờ nầy?

- Một mình buồn quá, chợt nhớ em nên anh gọi.

- Dạ…

- Nói chuyện tí được không?

- Được anh…

  Chúng tôi ôn chuyện cũ. Chuyện trên cầu Sài Gòn lộng gió, chuyện chạy theo ca sỹ Cẩm Ly vòng quanh các ký túc xá sinh viên. Chuyện ăn mỳ gói, chuyện nửa đêm xuống đường mua chưng gai giò… Chuyện nào cũng đầy ắp kỷ niệm.

- Em gặp anh Trung ở đâu?

- Ba má em nhờ anh ấy xây bể lọc nước. Anh Trung vui tính và chơi guitar điệu nghệ lắm. Anh ấy đàn em hát vậy là ra chồng vợ luôn.

- Hôm nào anh ghé nhà em, anh hát cho anh ấy đàn.

- Dạ.

- Trời ơi…

- Sao trời ơi hả anh?

- Tiếng “Dạ” của em làm anh xúc động quá Mỹ Linh ơi…

- Thôi… cũ rồi anh. Chỉ còn là kỷ niệm thôi anh.

- …

- Chừng nào anh về lại Mỹ?

- Anh trốn nước Mỹ một tháng. Hết một tuần rồi…

- Vậy tranh thủ ghé em chơi. Cứ đến chỗ em xuống xe hôm nọ a-lô em đón anh.

- Biết rồi.

  Hôm sau taxi thả tôi ở một quán cà phê. Tôi chọn bàn ở một góc khuất rồi: Mỹ Linh ơi, anh đang… Nàng đến sau 15 phút.

- Cho một cà phê phin - Nàng nói với bồi bàn - Một bình trà đặc biệt nhé.

- Đã phin còn trà… không ngại ông xã em chờ à?

- Anh ấy trong công trình. Mình ngồi đây hết ly nầy kêu thêm ly nữa rồi về.

Chuyện xưa - bạn hỡi - nếu là tha hương ngộ cố tri thì nghìn lời chưa trang trải hết tâm tư, đằng nầy, tôi và Mỹ Linh là tình xưa gặp lại. Tình của tôi và nàng có những 2 năm thử trước hôn nhân. Giờ đây, sau 22 năm, hạnh phúc là một vở kịch mà tôi đang cố diễn, Mỹ Linh nước mắt đã chảy khi nghe hỏi em hạnh phúc không? Hai chúng tôi lặng lẽ nhìn cà phê nhỏ từng giọt… và bất giác tôi đọc lại lời thơ bài hát của Phú Quang mà ngày xưa khi còn của nhau tôi đã hát cho cô nghe đến thuộc lòng  “Từng giọt café rơi. Đắng lòng anh từng giọt. Mắt em màu mật ngọt. Tóc em màu café. Từng giọt café rơi. Trong lòng anh muộn phiền. Khẽ rơi từng kỷ niệm. Vào câu hát bồng bềnh. Tình yêu rồi sẽ qua. Với những chiều băng giá. Lòng anh chợt xót xa. Trái tim thành viên đá. Muốn hòa tan tất cả. Trong ly café đen. Muốn hòa tan tất cả. Trong ly café em. Tình ta vẫn còn đây”.

Tôi thở dài rồi bất giác cầm tay nàng. Mỹ Linh cũng thở dài và để yên tay nàng trong tay tôi:

- Anh giận anh quá! - Tôi nói - Lỗi tại anh...

- Định mệnh cả thôi anh.

  Định mệnh gì ở đây? Lỗi tại tôi mọi đàng. Như một con sư tử đực lẻ bầy, Hùng rình rập mọi cách để tiêu diệt đối thủ, tôi đã mắc mưu gian và nguyền rủa luôn cả nàng - người đã - dám vào vườn của vua Salomon để mang nhủ hương, một dược và thạch lựu về và nói rằng hỡi bạn bạn tình tôi hãy nhận lấy, như con hoàng dương hay con nai con, ở trên các núi thuốc thơm… Tôi, chính tôi đã từ bỏ hạnh phúc của mình chứ định mệnh nào ở đây!

Trong góc vắng chúng tôi, như xưa kia, vẫn yên lặng nhìn cuộc sống trôi qua sau cửa kính của một quán nào đó ở Sài Gòn. Giờ nầy, như Mỹ Linh nói, con gái ở Sài Gòn con trai đang Nha Trang. Năm giờ chiều mà anh chồng thầu khoán vẫn miệt mài đâu đó trong công trình. Tôi đã từng một mình trong vắng lặng đêm trường và, cô độc ngay trong gia đình của mình nên… hiểu lắm niềm đơn độc của Mỹ Linh.

- Ở đây có nơi nào đẹp và yên tĩnh không Linh?

- Thị trấn không hiện đại lắm nên yên tĩnh thì thừa.

Trên SH đời mới của nàng tôi là tài, Mỹ Linh ngồi sau dẫn đường đến công viên thị trấn. Dọc đường nàng bảo dừng ở một xe bánh bao. Vậy rồi ở vườn dầu sát công viên, hai tôi trên ghế đá ăn bánh bao uống nước tinh khiết đóng chai. Quả là, không riêng tôi mà Mỹ Linh cũng nhớ những đêm của 22 năm về trước trong Tao Đàn cũng bánh bao như bây giờ. Chao ôi! - Tôi than thầm - là mộng hay là thực, là thực hay là mộng bấy lâu. Hồi đó, sau một món ăn vặt, chiêu một ngụm nước tôi vẫn thường chu môi hôn lên má nàng rồi cùng cười lên nắc nẻ. Nhưng bây giờ thì hết rồi. Nụ hôn ấy không được phép tái diễn.  

Ngày thứ hai, ngày thứ ba và thêm ngày nữa vẫn góc của quán cà phê và công viên thị trấn và thêm vài nơi khác nữa. Buổi chiều của ngày thứ năm, Mỹ Linh đưa tôi về nhà. Trung - anh chồng thầu khoán - to con cao ráo - trung niên 45 tuổi, rất uy với ria mép, quần jean bạc mầu cùng áo hộp:

- Nghe - Trung nói khi bắt đầu bữa tiệc nhỏ - bà xã nói, nhưng bận quá hôm nay mới rỗi một chút để làm với anh Dũng vài ly. Vài ly thôi chứ tôi tửu lượng cũng kém, vả lại, tối tôi phải ở công trình để tăng ca đêm.

- Xây dựng mà tối cũng làm à?

 - Vâng. Công trình phải giao đúng thời gian, trễ bị phạt. Để chạy cho kịp chúng tôi phải làm luôn đêm.

Được dăm chén, Dũng ôm guitar và rải những xì-lô, bót-tông, tăng-gô… Tôi hát Khúc thụy du. Mỹ Linh với Thu hát cho người Trung vừa đàn vừa hát bài Bésame-Mucho bằng cả lời Pháp và lời Việt. Đúng là một tay chơi thiệt thọ và rất tài hoa. Mỹ Linh trăm năm với Trung là một lựa chọn cực kỳ chính xác. Thật thú vị khi rượu rất ngon và âm nhạc, nhưng Trung phải vào công trình. Anh nói:

- Công trình không thể vắng mặt tôi - Anh quay qua nói với Mỹ Linh - Em dọn căn phòng dành cho khách để anh Dũng qua đêm nghe.

- Dạ… anh…

 Nhưng tôi gọi taxi để về. Đâu có chuyện tình xưa ở trong nhà tình cũ khi chồng của tình vắng nhà. Nhưng rõ ràng Trung yêu và tin vợ lắm mới xử sự như một chính nhân. Thế tại sao mắt của Mỹ Linh không long lanh giọt nước tình duyên mà lại có màu ảm đạm? Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi. Có ảm đạm hay tầm gửi như tôi thì cũng đành. Cũng đành nghĩa là chấp nhận hai từ “định mệnh” như Mỹ Linh đã nói. Định mệnh cả thôi anh…

Chỉ còn một Mỹ Linh chứ bạn bè, đã hết rồi mặn mà sau một tuần chén chú chén anh. Tôi lại đến và trên SH Mỹ Linh đưa tôi đến một sân vườn đúng nghĩa, diện tích cả 5.000 m2 với suối nhân tạo và đủ kỳ hoa dị thảo để nhắm mắt trong gió lộng mà nghe con chìa vôi vừa hót vừa bay. Vùng đất mấy nghìn năm yên ngủ đang trở mình thức giấc. Tôi gọi một chai 40 độ cồn Whisky - Black&White của Mỹ chính hiệu. Tôi và Mỹ Linh cùng nâng ly thứ nhất mừng hội ngộ. Ly thứ hai kỷ niệm cho tình là tình nhiều khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như không. Ly thứ ba là ta yêu em vất vả ôi nụ hôn tình đầu, bây giờ tình đã hết, ta còn lại thương đau. Ly thứ tư rồi thứ năm. Đến ly thì sáu thì Mỹ Linh lè nhè rằng Buồn như ly rượu cạn. Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày

Giã từ cà phê sân vườn. Tôi cầm lái chiếc SH và sau lưng, Mỹ Linh chủ động ôm tôi bằng hai tay. Sau lưng tôi Mỹ Linh nhắc chuyện si tình Hùng. Rằng Hùng ra tận Nha Trang xin lỗi rồi xin được làm chồng. Anh biết em trả lời sao không, em nói, cút đi đồ biến thái, mày đã làm đổ vỡ hạnh phúc của tao… Rồi cô khóc, khóc và nói em yêu anh Dũng ơi… em yêu anh… em không ngờ ô môi Hương đã gài thế… anh không tin em sao? Rõ là rượu đã làm Mỹ Linh nhớ chuyện 22 năm trước. Tôi dừng xe nâng mặt Mỹ Linh lên hôn vào môi nàng. Nàng cũng siết lấy tôi đáp trả.

Rẽ trái vào một ngã ba theo hướng dẫn của Mỹ Linh. Ngang qua một nhà nghỉ mini, loại nhà nghỉ bình dân dành cho khách lỡ đường. Ngày xưa khi còn trong ký túc xá hai tôi vẫn yêu nhau trong những nhà nghỉ kiểu nầy ở Sài Gòn. Trong khi tôi lấy chìa khóa phòng thì Mỹ Linh nói:

- Cho em hai chai nước suối chị ơi!

Cô gái - người giao chìa khóa phòng cười:

- Em mới 20, chị Hai à.

  Rõ, Mỹ Linh đang say và đang lâng lâng trong thời điểm sinh viên.

Phòng không khóa. Mỹ Linh ào vào và lăn ra giường. Cô mở chai nước và tu ừng ực. Rượu 40 độ cồn uống séc, dù là ly mắt trâu và phái yếu như Mỹ Linh không ngây ngất là không phải rượu. Tôi ngồi xuống bên nàng và, hỡi tha nhân trên cõi ta bà, cõi của nhẫn nhịn và đau khổ - các người sẽ làm gì trong hoàn cảnh nầy? Tôi ôm và hôn lên môi nàng. Nụ hôn chất chứa những 22 năm dằn vặt. Cô xô tôi ra và nói:

- Nóng quá. Anh cho máy lạnh hết cỡ đi.

 Nói rồi cô thò tay mở nút áo.

 Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa phòng.

 Tôi mở cửa, sửng người khi trước mặt là thầu khoán Trung.

 - Say thì về nhà - Giọng anh điềm đạm và bình tĩnh - sao lại vào đây?

Vậy rồi Trung đi một hơi ra đường. Điều nầy nghĩa là, nhất cử nhất động của tôi và Mỹ Linh đều trong tầm kiểm soát của Trung. Tôi toát mồ hôi lạnh. Người tình 22 năm về trước cũng tỉnh rượu ngay tức khắc. Mỹ Linh ngồi yên và hai tay lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Tôi sợ quá. Sợ thật.

Một gã trai xuất hiện trước cửa. Anh ta chìa một chai Coca-cola:

- Chú Dũng nói mỗi khi xúc động cô thường bị tụt huyết áp. Chú ấy bảo con đưa chai nước cho cô.

Mỹ Linh tu một hơi. Rồi đứng lên...

*

Kẻ có tội, giết người chả hạn, khi bị bắt họ sẽ biết mình đi về đâu. Còn tôi và Mỹ Linh trong hoàn cảnh nầy không biết mình sẽ ở đâu trong 12 tầng địa ngục? Gọi taxi cho tôi và Mỹ Linh còn SH gã trai đưa về. Tôi vào nhà Trung như đi đến pháp trường để xử trảm. Đưa vợ người khác vào nhà nghỉ là nặng tội. Trung và lính tráng của anh ta phân tôi ra một trăm mảnh, quăng trăm hướng thì thần thông như Tề Thiên cũng chịu khi, một quốc tịch Mỹ, chôn nhau ở Bà Rịa đang đêm đang hôm ở Đồng Nai. Thôi thì cũng liều nhắm mắt đưa chân để xem con tạo xoay vần về đâu…

Bàn nhậu sẵn sàng. Không phải 3 chúng tôi mà có cả gã trai, người đưa chai Coca-cola cho Linh ở nhà nghỉ:

- Hùng - chỉ vào gã trai, Trung giới thiệu - 20 tuổi như con trai tôi. Nó mới 15 đã nghỉ học theo tôi phụ hồ và nay là thợ.

Hùng gật đầu chào. Trung choàng tay ôm vai Mỹ Linh và tiếp tục:

- Hai đứa bọn tôi lấy nhau lúc đất nước mới đưa tay xé cái màn của trì trệ và bảo thủ nên khó khăn lắm. Tôi chả học hành được nhiều và xuất thân là thợ. Nghề dạy nghề và lâu năm nên thầu khoán có được là nhờ kinh nghiệm. Để hai đứa con của tôi và Mỹ Linh không lo cơm áo gạo tiền trên giảng đường đại học, tôi phải cày ngày cày đêm anh Dũng ạ… Ở Mỹ không khó như Việt Nam mình anh nhỉ?

-  Vâng… - Tôi xuôi xị.

Chỉ vào Hùng, Trung tiếp:

- Ba má nó vừa chia tay. Tôi có khuyên nhưng cha thằng nầy dứt khoát anh ạ. Ông ấy để nhà cửa cho má con thằng nầy rồi lấy công trình làm nơi thường trú.

- Sao vậy anh? - Tôi hỏi.

 - Má nó tình cờ gặp lại người cũ và một xúc cảm và nhẹ dạ nhất thời không cưỡng được nên ra bi kịch. Ba nó biết chuyện nên chia tay. Hạnh phúc - Anh biết không - ngoại trừ cùng nhau nhìn về một hướng còn phải quan tâm nhau. Chỉ vì không quan tâm và quá tin vào vợ nên cha thằng nầy… Tôi hy vọng thời gian, vâng, thời gian, tất nhiên không là một ngày một tháng hay một năm sẽ chữa lành vết thương cho anh ấy. Tôi xây dựng hạnh phúc bằng cách quan tâm đến gia đình mình từ mọi hướng. Tôi từng bị say nắng, từng xáo động khi gặp lại tình cũ nên hiểu lắm lời ông bà dạy Tình cũ không rủ cũng tới. Hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống mà do chính mình tạo ra anh Dũng ạ.

- Vâng… anh nói tôi hiểu rồi.

- Chừng nào anh về Mỹ?

- Mai tôi bay anh ạ.

Trung nói với Mỹ Linh:

- Mai em ra Tân Sơn Nhất đón thằng Hiếu. Nhân tiện tiễn anh Dũng về Mỹ nhé.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm