TIN TỨC
  • Truyện
  • Covid đi qua, tình yêu ở lại

Covid đi qua, tình yêu ở lại

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-13 11:47:48
mail facebook google pos stwis
1088 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

1.

- Mình chia tay nha anh? Cô nhấn nút send gần như không phẩi ngập ngừng hay đắn đo, không có icon nào kèm theo như thường ở các tin nhắn của cô.

Lý do? Ngay lập tức rất gọn, anh reply, cũng không có icon nào.

- Gần hai tháng rồi. Không hẹn hò. Không sex. Em thấy vô vị.

- Không lẽ chỉ vì thế?

- Ừ, em không biết nữa, cảm giác xa anh mà không nhớ, thậm chí em còn không có miligram ghen nào. Hôm qua nhìn thấy trên FB hình anh chụp với một cô gái lạ hoắc xinh đẹp.

- À, là cô em bà con gọi má anh bằng dì. Vì thế em ghen?

- Không phải. Chính vì không ghen, nên em mới quyết định chia tay.

Cô và anh là đôi tình nhân mà những ai quen biết họ đều khen là một “perfect match”- mảnh ghép hoàn hảo. Khi họ bên nhau, nói theo ngôn ngữ giới GenZ hệ 9X và đầu 2K, là thấy bao bọc không khí chemistry ngọt ngào đầy những phản ứng hóa học của tình yêu. Anh là một nam thần của giới IT làm việc trong một Cty AI thuộc tập đoàn phần mềm Trí tuệ nhân tạo ở Khu Công nghệ cao Thành phố. Còn cô là một Idol xinh đẹp và tài năng của giới MC sự kiện văn hóa. Cả hai đều là KOL có khá nhiều ảnh hưởng của thế hệ GenZ thành phố, FB của họ đều có tích xanh với lượng followers lên đến cả trăm ngàn. Gần ba năm qua, tình yêu của cô và anh trở thành sự quan tâm của các fandom, Nitizen, Antifan. Giữa cô và anh cảm giác ngày nào cũng là hương mật là men say, để mê, để cùng thưởng thức nhau từ ánh mắt, đôi môi đến những rung cảm lạc thú từ đỉnh nọ sang đỉnh kia…

Tháng tư năm ngoái, khi bệnh dịch Corona- Covid-19 lướt qua thành phố với hai tuần giãn cách xã hội, các sự kiện văn hóa tạm dừng, anh làm việc online tại nhà, và cô đã có hai tuần 24/24 bên anh nhiều thú vị. Trong lúc anh làm việc, thì cô loay hoay nấu nấu, nướng nướng, hấp hấp, trộn trộn các kiểu trong gian bếp thơm lừng mùi thức ăn. Cô muốn trổ tài để chinh phục anh, cô đã phác họa một không khí gia đình thật ấm áp. Mà không biết là cô may mắn hay anh cực kỳ may mắn, khi cô dù là một nữ GenZ hiện đại, từng du học, lại xinh đẹp, lại là người của công chúng, nhưng đã học được từ má mình, gốc gái Nha Mân- Sa Đéc, cực kỳ khéo chuyện bếp núc bánh trái.

2

Sài Gòn giãn cách tới lần thứ năm... Thành phố rơi vào trầm cảm bởi những con số mỗi ngày tăng lên đến hàng bốn chữ số, phố như hóa thạch, như đóng băng. Người thành phố nhìn nhau chỉ bằng ánh mắt đượm buồn, có chút hoang mang, thấp thoáng âu lo. Có cố bình tĩnh cũng thật khó, cảm giác nhiều mất mát, bao tươi đẹp phồn thịnh của thành phố như tuột dần dần khỏi tay, hanh hao xao xác đến thương tận tâm can.

Một tuần trôi qua, cô cảm thấy chống chếnh, chơi vơi, cảm hứng mỗi ngày như hao hụt chút ít, vị mặn vị ngọt đã có chút lơi phai, một sự rạn vỡ âm thầm.. Không biết có phải vì anh khi ngồi ăn sáng, thay vì tận tâm thưởng thức món ăn cô làm, thì vừa ăn vừa đọc to tin tức từ chiếc iPad những số ca dương tính, F0, F1, rồi truy vết nơi này nơi kia, rồi khu nhà kia phong tỏa, khu phố nọ chăng dây… Miếng bánh ngọt trong miệng cô bỗng đắng nghét. Không biết có phải vì anh có thể ngồi cả giờ chỉ để xem những clip mà nguồn gốc đáng nghi ngờ về độ xác thực, quay những cảnh rất ngược tâm, bi thương, rồi ca cẩm lo lắng, càm ràm, sợ khu nhà mình ở liệu có bị chăng dây, liệu hàng xóm mình cùng tầng có phải F, rồi mình có giống như bị cầm nhốt… Cô uống nước cũng mắc nghẹn. Không biết có phải vì anh nhiều lúc cứ bần thần trước màn hình laptop, cầm con chuột di lên di xuống để so sánh, đắn đo giữa các loại vaccine Covid của Mỹ, Nga, Nhật, Trung…, thở ngắn thở dài, rền rĩ như sắp tận thế, bỏ bữa trưa mà cô đã để tâm nắn nót từng miếng thịt, từng lá rau, từng lát củ… Cô chán!

Ảnh: Internet.

3

Lên mạng xem, cô chú ý tới dòng tin đăng ký Tình nguyện viên của Thành Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố. Bỗng dưng bao nhiêu ký ức hồi sinh như ngày hôm qua vừa mới, khi cô là sinh viên đi làm tình nguyện “Mùa hè xanh”, câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay….”, trong ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ”- Vũ Hoàng, cứ vang vang trong đầu cô. Ừ, không lẽ mình lại để trôi những ngày này, ngồi trong nhà phí hoài thời gian mà không làm điều gì thật ý nghĩa cho thành phố, cho cộng đồng.

Cô thấy rõ ràng cuộc sống của mình đang có vấn đề. Ở gần bên anh nhiều, hình như cô đang mất dần năng lượng.

- Anh có xem thông tin các tình nguyện viên giới showbiz Việt ở thành phố?

- Họ làm màu, làm để lăng-xê bản thân. Có gì lạ giới showbiz

- Thùy CEO Emotion cũng tham gia đó anh.

Ừ. Vài ngày lại bỏ thôi

Không, Thùy tham gia cả tháng rồi. Em cũng định đăng ký.

- Em có thần kinh không? Đang yên đang lành đi để lây nhiễm F à.

Cô nghe mà hụt hẫng.

4

Cô được nhận vào đội tình nguyện viên phản ứng nhanh của Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, một group gần trăm văn nghệ sĩ, luôn sẵn sàng có mặt bất kể giờ nào được gọi, thực hiện những nhiệm vụ được giao một cách trách nhiệm và hoàn thành tốt. Cô như một cái cây hoa đang bị héo được tưới tắm, công việc tình nguyện mang đến cho cô nhiều năng lượng, để cô có cảm giác mình đang được refresh, làm mới bản thân.

Group được Sở Văn hóa Thề thao thành phố đề nghị tổ chức một show văn nghệ mini ở các bệnh viện dã chiến, nâng tình thần các bệnh nhân F ở đây, khích lệ động viên họ ráng vượt qua những thời khắc thương khó này. Một buổi biểu diễn đầy cảm xúc, khi sân bệnh viện là sàn diễn rộng mênh mông, khán phòng là mấy dãy nhà cao tầng, trong đó có 10.000 bệnh nhân cách ly. Cô nhớ, sau đêm diễn, ánh đèn từ điện thoại di động vẫn sáng, tạo một cảnh tượng lấp lánh rực rỡ ở các tòa nhà như một ấn ký niềm tin vào ngày mai sẽ trở về nhà thật bình an khỏa mạnh.

Một tuần liền cô được phân công mang xuất ăn sáng đến bệnh viện dã chiến trung tâm. Không thể biết ai là ai, vì ai cũng đều trùm kín trang phục y tế bảo hộ như các phi hành gia, ngay cả ánh mắt cũng hiếm hoi vì bị lấp sau tấm kính màng chắn giọt bắn, chỉ cảm nhận từ họ lời cảm ơn bằng cách ra dấu tay hình trái tim và ấp tay lên ngực trái. Có một sáng, khi cô đang xếp xuất ăn ra bàn trong phòng ăn, theo quy định để bảo đảm an toàn, chỉ có một mình cô trong phòng. Bắt gặp một gương mặt rất manly, cô vấp vào nụ cười thân thiện, một đôi mắt sáng lấp lánh, một dáng vóc khỏe mạnh khoác blue trắng, khá cao, chắc có lẽ phải 1m8, vì cô chiếu theo chiều cao 1m7 của mình mà ước tính. Anh đang đứng ở cửa, chăm chú nhìn cô xếp các hộp đồ ăn lên bàn. Cô mỉm cuòi ra dấu đợi chút xíu bằng một cử chỉ như bắn tim bằng hai ngón tay, anh có ý hiểu gật đầu. Một chớp nhoáng khi lướt nhanh qua, kịp đọc tên trên tấm thẻ anh đeo trước ngực, và khi anh tránh một bên vô tình xoay lưng lại, cô thấy sau lưng áo blue của anh viết hai hàng chữ màu xanh: “Covid qua đi- Tình yêu ở lại”. Rồi cũng không hiều sao, tự dưng nói nhanh: “Tên em là Diệu Hoàng. Nick FB, Zalo, Viber, Instagram không đồi tên”.

Tối đó về nhà, ngay lập tức cô bật laptop. Chỉ một click truy tìm tên trên google, 9.420.000 kết quả  trong 0,84 giây. Cô không khỏi ngạc nhiên. Một tiến sĩ y khoa tài năng, chỉ mới ngoài 30 tuổi, có mặt trong vị trí tiên phong xuôi Nam ngược Bắc ở các tâm dịch, điểm nóng suốt từ hai năm nay. Tài khoản FB của anh cũng có tích xanh, độc thân, KOL của giói trẻ y khoa thành phố. Cô vào trang mạng xã hội của anh, thích thú khi thấy đây là một bác sĩ trẻ nhiều cá tính, đặc biệt thích nhạc cổ điển, thích đọc sách văn học, thích vẽ tranh. Ngay lập tức cô follow.

Một quãng ngắn vài chục phút thời gian trong ngày được nghỉ ngơi, khác với mọi lần, bác sĩ Minh không lăn vào giấc ngủ nhanh. Hình ảnh cô gái tình nguyện viên gặp chớp nhoáng ở phòng ăn sáng nay có chút gì đọng lại trong trái tim vị bác sĩ trẻ, có một nhịp tim hơi lạc. Không dừng được, Minh lấy chiếc điện thoại và dò tìm. Vừa đánh tên cô gái, Minh không khỏi thốt lên “ồ”, khi thấy cô là một MC, KOL của GenZ thành phố khá nổi tiếng với lưu lượng follower cả trăm ngàn.

5

Ngày thứ 56, thành phố bước vào đợt giãn cách xã hội ở cấp độ cao. Cô vẫn tích cực trong group tình nguyện viên văn nghệ sĩ phản ứng nhanh. Và cũng không hiều sao, cô lại thường chú ý phía sau lưng các y bác sĩ ở những nơi cô đến, những tấm lưng ướt đẫm mô hôi dính bết vào bộ đồ bảo hộ trong suốt màu xanh lơ, hay màu trắng, nhưng không thấy có ai viết chữ trên áo. Trưa 12 giờ, nghe trung tâm nhắn tin cần tình nguyện viên mang cơm đến bệnh viện dã chiến trung tâm gấp. Cô vội nhấn “ok”, chỉ sợ người khác tranh mất.. Cô đã bỏ hàng giờ lội ngược các status trong FB của anh, và còn đọc từng cái comment, hình như không có comment nào chứa ẩn ý tình cảm riêng tư. Có cảm giác anh thật cô đơn. Không thấy anh nhắc tới gia đình, không thấy anh nói gì về tình yêu, dù nhạc anh nghe có rất nhiều bản tình ca, sách anh đọc có cả ngôn tình, tranh anh vẽ, cho dù là tĩnh vật, vẫn toát lên sự ấm áp của tình yêu.

Cô cùng mấy thành viên khi tới được bệnh viện đã quá trưa. Nhưng ở sảnh đón tiếp,bóng những chiếc áo “phi hành gia” qua lại liên tục, cùng những tiếng y lệnh ngắn gọn, gấp gáp. Hình như đang có cùng lúc mấy ca trở nặng, và các y bác sĩ không cần biết gì ngoài việc phải cấp cứu ngay, chậm một chút là có thể bệnh nhân ngưng thở vĩnh viễn.. Cho tới 3 giờ chiều, khi những hộp cơm đã nguội ngắt, cũng chỉ lác đác vài tốp y bác sĩ tới lấy cơm ăn vội ăn vàng, ăn khi vẫn trùm bộ áo bảo hộ. Cô kín đáo quan sát, gần như họ không nhai mà nuốt nhanh, một bữa ăn chỉ mất 2-3 phút. Trước khi đi, họ đưa mắt nhìn cô gật đầu nhẹ cảm ơn. Trong cô bỗng nghèn nghẹn thương. Với họ, không phải ngày 24 giờ mà là ngày có 36 giờ, 48 giờ, không ăn không ngủ, thậm chí không cả uống nước. Họ là chỗ bám víu, nương tựa, để tin tưởng, để hy vọng sống của bệnh nhân. Nhìn vào ánh mắt họ vẫn lấp lánh sự ấm áp, thân thiện, chan chứa những yêu thương, thấy cả một trời yên ả, thấy như được ve vuốt vỗ về: “Rồi sẽ ổn thôi”, như một khích lệ động viên “Gắng lên!”.

Nửa khuya, bác sĩ Minh sau khi vào phòng khử trùng, lần lượt thực hiện các thao tác khử khuẩn, rồi mới về phòng riêng của mình nằm trên tầng lầu 9, trút bỏ bộ blue ướt đẫm. Gần như anh đã liên tục làm việc trong phòng bệnh nhân nặng hơn 30 giờ đồng hồ. Ngắm bức tranh treo trên tường anh đã vẽ trong một ngày đầy tuyết lạnh khi du học ở Anh quốc, trên nền màu lam lạnh lẽo, một cái thân cây đơn độc, gốc to xù xì, trụi lơ trụi lốc, sát ngọn có một cành non tơ mềm mại uốn mình rủ xuống những chùm lá xanh biếc, và như vô tình những chiếc lá nằm gọn trong mặt trăng rằm, tạo thành vầng sáng. Một cảm giác thư giãn xâm chiếm toàn thân thật dễ chịu. Đưa mắt nhìn sang bên, cái áo vừa thay ra vắt trên thành ghế, lấp ló hàng chữ. Hình như tim lỗi một nhịp. Hình ảnh cô gái có cái tên như hậu duệ hoàng tộc chợt ùa đến, có một sự ấm áp kỳ lạ. Minh lấy điện thoại. Anh tự dưng cảm thấy vui vui. Bất giác phác nụ cười. Minh gõ vài chữ …, và mạnh dạn dứt khoát nhấn nút send.

Điện thoại của cô có tiếng nhạc báo hiệu tin nhắn. Tim cô bỗng đập loạn xa. Cô đã gài giai điệu chuông báo riêng số điện thoại của bác sĩ Minh, khúc nhạc đầu bản “For Elise” của Beethoven. Hồi hộp vội mở xem.

Một dòng rất ngắn: “Covid qua đi, tình yêu ở lại”...
 

Ngày thứ 70 giãn cách

TP Hồ Chí Minh 8/2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm