TIN TỨC

Điều ấm áp từ trái tim

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-28 19:49:15
mail facebook google pos stwis
3522 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

Trung tá NGUYỄN THỊ THU
Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Lắk

Đối diện với Đặng Kiên Trung, chàng thanh niên gần 40 tuổi đời có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị, tôi luôn có cảm giác thân thiết như người nhà. Giữa những ngày thành phố Hồ Chí Minh căng như chảo lửa, anh và đồng đội như những chiến binh quả cảm, xông pha không ngơi nghỉ. Anh gắn bó với bà con đến mức với người dân phường Trung Mỹ Tây gọi thiếu tá Đặng Kiên Trung là “anh Trung nhà mình”.

Thiếu tá Đặng Kiên Trung, cán bộ Phòng An ninh đối ngoại, Công an thành phố Hồ Chí Minh đến nhận nhiệm vụ tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong một tâm thế đặc biệt. Vừa nhận được thông báo tăng cường lực lượng hỗ trợ từ đơn vị, anh chỉ kịp thời gian xếp ba bộ quần áo vào túi xách, gửi hai con gái cho ông bà nội ngoại, nhắn vội cho vợ cái tin nhắn. Hai con, lên năm và lên hai cố níu lấy cánh tay ba, líu lo“Ba đi công tác nhanh còn về với con”. Anh gật. Không dè cái sự nhanh ấy hơn sáu tháng trời.

Cuộc chiến gian lao, căng thẳng

Những ngày đầu nhận nhiệm vụ tại các điểm chốt kiểm soát ở phường Trung Mỹ Tây, quận 12 thật sự không dễ dàng. Không hẳn vì điều kiện khó khăn khi gần như cả ngày Trung và anh em phơi mình ngoài trời ở điểm trực chốt. Cái nắng bỏng rát gần 40 độ không quan trọng mà đó chính là tình hình dịch bệnh lây lan nhanh, số lượng người dân nhiễm COVID-19 tăng đột ngột. Những ngày đầu tháng 5 - 2021, từ những con số hàng chục ca mắc mỗi ngày, chỉ sau một tuần ca mắc COVID-19 trong cộng đồng là 1.700 ca lên 3.400 ca rồi cao hơn nữa.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số tài xế có biểu hiện tình nghi dùng giấy đi đường giả để chở hàng cá nhân; tội phạm ma túy cũng tìm cách qua chốt để vận chuyển chất cấm. Thậm chí có những lúc người dân phản ứng không chấp hành, la ó hỗn loạn. Rồi có hôm phải lao vào khống chế đối tượng F0 bị ngáo đá và nhiễm HIV…Tất cả những khó khăn ấy khiến công việc trực chốt của anh thanh niên công an trẻ tuổi Kiên Trung và đồng đội phải căng mình ra gấp đôi. Cường độ công việc cả ngày lẫn đêm dày đặc đến mức anh em ở chốt trực chỉ chợp mắt chưa đầy bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Bà con ở phường Trung Bình Tây quen mặt với các anh công an, dân quân trực chốt. Dần dà, rất tự nguyện chấp hành quy định, không còn phản ứng tiêu cực như trong thời gian mới bị phong tỏa nữa. Dẫu vậy, công việc của anh và đồng đội không hề nhàn hơn. Nhất là khi tình hình dịch bệnh càng lúc càng căng thẳng và nguy hiểm. Trung nhớ mãi hôm ấy, khi nhận tin người dân bị F0 mà lại bị thương nặng, anh đã lao vào bế trên tay và đưa đến bệnh viện. Hành động ấy làm người dân xúc động.


Thiếu tá Đặng Kiên Trung (phải) tặng rau củ quả cho y bác sĩ Bệnh viện thu dung số 9, Bệnh viện Bình Dân, TP HCM

Vượt đường xa đem bình oxy cứu người

Những ngày gần cuối tháng 7 - 2021, các bệnh viện dã chiến quá tải. Bệnh viện thu dung cũng trong tình trạng quá tải trầm trọng. Người dân bị mắc COVID -19 có triệu chứng nhẹ ở nhà tự chữa trị. Người dân phải cách ly dài ngày tại nhà, thiếu thốn trăm bề, từ thuốc men đến lương thực, thực phẩm. Các chiến sĩ trực chốt như thiếu tá Đặng Kiên Trung chứng kiến cảnh bà con ở khu vực chốt và lân cận rơi vào tình cảnh khó khăn, không được ăn rau xanh trong suốt cả chục ngày thì không hẹn mà mỗi người đều cố gắng vận động từ nhiều nguồn để hỗ trợ mọi thứ cho bà con.

Cứ thế, điện thoại của thiếu tá Kiên Trung réo liên tục. Anh liên lạc với các nhà hảo tâm, doanh nghiệp quen biết để xin hỗ trợ gạo, nước mắm, mì tôm…Khi xin được, anh dùng xe ô tô cá nhân chạy như con thoi để xin gạo, thực phẩm cứu trợ cho bà con. Có những hôm về đến điểm chốt gần 11 giờ rưỡi đêm. Anh em xúm vào phân chia thành từng phần cho các hộ dân trong khu. Đến khi chia xong thì trời đã gần sáng, ai cũng rã rời, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Nhưng khi nhìn thấy người dân xếp hàng ôm từng túi về nhà, ai cũng mừng rỡ thì bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Nhiệt tình là thế, nhờ vậy mà trong suốt thời gian chống dịch, thiếu tá Đặng Kiên Trung đã kêu gọi, vận động được 300 triệu đồng để tặng quà là nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình phường Trung Mỹ Tây.


Các nhà hảo tâm tặng bình oxy cho Bệnh viện Công an tỉnh Đăk Lăk để phòng chống COVID-19

Trước tình hình ca mắc COVID-19 ngày càng trở nên nghiêm trọng, không chỉ lương thực mà ôxy để cứu người mắc bệnh điều trị tại nhà là điều hết sức khó khăn. Hàng trăm người bệnh tử vong trong ngày vì không đủ ôxy để thở khi bệnh trở nặng. Nghe tin anh em báo chị A., người phụ nữ gầy gò trong khu hẻm bị mắc COVID -19 khi đang mang bầu tháng thứ 8, hiện chị suy yếu trầm trọng vì thiếu ôxy. Giây phút cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc, Đặng Kiên Trung gọi điện thoại khắp nơi nhờ hỗ trợ. Nghe thông tin có được bình ôxy nhưng ở khá xa trong khi trời đang mưa tầm tã, anh không quản trời mưa to gió vượt 28 km, mang bình ôxy về. May mắn thay, bình ôxy ấy đã kịp cứu sống 2 mẹ con.

Tình người ấm áp

Không chỉ lo cho bà con ở khu vực điểm trực chốt, anh còn liên lạc đến các đồng đội ở nhiều tỉnh thành, trong đó vận động hơn 15 tấn rau củ quả từ Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Lắk cấp bách chở xuống thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả số rau củ này khi vừa đến nơi, anh đã cùng đồng đội khuân vác, sắp xếp theo số lượng các hộ dân, khu vực nào cần gì nhất rồi phối hợp với Hội Phụ nữ Công an TPHCM để chăm lo, hỗ trợ cho bà con những khu vực trong thành phố khó khăn nhất. Khi vác từng bó rau mới cắt, củ cải, củ khoai, gừng, sả còn dính đất đỏ, Trung luôn miệng nhắc nhở đồng đội đây là tấm chân tình của đồng đội và người dân Đắk Lắk dành cho chúng ta, vì thế phải đưa thật sớm đến tay bà con chứ không để uổng phí chút rau nào.

Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ trực chốt, lo cho người dân lương thực, thực phẩm để vượt qua những ngày cách ly, thiếu tá Kiên Trung đã cùng ban tự quản tổ dân phố xử lý kịp thời rất nhiều việc. Anh nhớ mãi ca trực hôm ấy, nghe tin một người phụ nữ muốn gieo mình từ trên tầng thượng một nhà nghỉ xuống đất, lập tức Trung chạy thẳng lên tầng thượng để khuyên nhủ. Đồng đội anh ở dưới đất thì kéo nệm và vật mềm ra lót sẵn. Sau một giờ can ngăn, các anh cũng đưa được người phụ nữ ấy xuống đến đất an toàn. Hỏi lý do mới biết bà là người lao động từ miền Tây Nam Bộ lên thành phố làm thuê. Suốt nhiều tháng cách ly làm cho bà mất việc, không còn khả năng thuê nhà sinh sống, cùng quẫn bà nghĩ đến cái chết để không bị chủ nhà trọ thu tiền nợ nhiều tháng qua, kết thúc cuộc sống lo sợ, túng thiếu. Nghe câu chuyện, anh lập tức liên hệ cán bộ công an phường và tìm giúp bà căn phòng cho thuê miễn phí dưới sự hỗ trợ bảo lãnh của chính quyền địa phương. Hội phụ nữ phường Trung Bình Tây cũng hỗ trợ gạo, đồ ăn. Nhìn thấy người phụ nữ gầy gò, ôm túm gạo trên tay bật khóc vì xúc động mà ai nấy đều rưng rưng nước mắt.

Bận rộn với nhiệm vụ, thiếu tá Đặng Trung Kiên không về nhà được. Vợ anh cũng đang công tác trong ngành công an, ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh cũng thường xuyên ở lại đơn vị để trực chiến. Suốt mấy tháng ròng, Kiên Trung chỉ có thể nói chuyện với các con và người thân qua điện thoại, nhìn thấy nhau qua video phone. Hai con gái hễ nhìn thấy ba là khóc òa:“Ba ơi, sao ba không về với con”. Nghe tiếng con khóc là lòng anh đau nhói. Nhất là khi nghe tin ba mẹ già bị nhiễm COVID-19 mà không thể về chăm sóc được, Trung chỉ biết dặn dò: “Con đi làm nhiệm vụ giúp dân, thương con thì ba mẹ nhớ mau hết COVID nhé. Cả nhà mình phải an toàn nhé”. Rồi một đôi bữa nhớ quá, anh chạy về nhà, ngồi ngoài hiên, ngắm các con qua tấm kính của cánh cửa lớn nhà chứ nhất quyết không đến gần. Chỉ như vậy rồi lại lên đường đi làm nhiệm vụ.

Cũng từ lòng yêu thương con trẻ, anh vận động đồng đội tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi trong khu phố chốt trực. Anh cùng anh em tự tay làm lồng đèn, hùn tiền mua bánh kẹo, gói thành từng túi quà riêng biệt đem đến từng nhà trong ngõ hẻm có trẻ con. Nhìn thấy những đứa trẻ cầm đèn lồng đứng lấp ló ở trước cửa nhà, ở cửa sổ hay ban công vẫy vẫy tay, bắc loa tay cảm ơn “chú Trung nhà mình” mà lòng anh thấy trào lên sự xúc động. Lúc ấy sực nhớ đến những cô con gái, cả lời hứa rồi ba sớm về hôm nào mà khóe mắt cay cay.

Những yêu thương không biên giới

Đồng đội của thiếu tá Đặng Kiên Trung luôn cảm nhận được ở anh một nguồn năng lượng dồi dào. Đó là làm việc nghiêm túc và giúp đỡ bà con được điều gì thì bất cứ lúc nào cũng sẵn lòng. Anh luôn tranh thủ thời gian nghỉ ít ỏi của mình để giúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn. Anh tâm sự: “Mình khổ nhưng nhiều người còn khổ hơn mình, giúp đỡ người dân được phần nào thì hay phần đấy, họ khó khăn, vất vả nên thấy được niềm vui của bà con thì mình cũng cảm thấy được bình yên và hạnh phúc phần nào”. Phải chăng vì những trăn trở ấy mà bên cạnh việc vận động các nhà hảo tâm tiếp tục hỗ trợ cho người dân nghèo ở phường Trung Mỹ Tây, quận 12, anh còn dùng tiền túi và vận động thêm bạn bè tặng 20 máy tính bảng cho các cháu thiếu nhi trong địa bàn có cha mẹ mất vì mắc COVID-19.

Giữa lúc thành phố Hồ Chí Minh vừa tạm ổn thì khắp nơi, nhất là các tỉnh Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ bùng dịch vì người dân hết đợt phong tỏa quay về. Một trong các tỉnh ấy là tỉnh Đắk Lắk, số ca mắc COVID-19 tăng lên từng ngày, có hôm đến 3.000 ca (vào tháng 11-2021). Thiếu tá Đặng Kiên Trung đã rút số tiền từ tài khoản của cá nhân, kêu gọi thêm một số anh em, bạn bè tặng 60 bình ôxy trị giá 200 triệu đồng nhanh chóng chuyển lên hỗ trợ cho người dân tại Đắk Lắk. Trước đó, anh đã cùng với Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức tặng 300 quạt điện, 20 máy tính bàn, 20 bộ bàn ghế, 15 bình nước nóng lạnh và 1.000 phần quà, học bổng cho các gia đình phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Đắk Lắk...


Thiếu tá Đặng Kiên Trung trao quà cho người dân và trẻ em phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP HCM

Những yêu thương từ trái tim nồng ấm và hành động đẹp của thiếu tá Đặng Kiên Trung trong suốt những ngày tháng thành phố Hồ Chí Minh kiên cường chống dịch COVID-19 đã truyền lửa cho tôi và các đồng đội anh. Khi trực tiếp cùng chung tay với anh trong hành trình giúp đỡ bà con, chứng kiến lưng áo ướt đẫm mồ hôi của anh lúc khiêng vác lương thực thực phẩm và nhiều điều hơn thế, tôi cảm nhận được những điều thiện lành đều xuất phát từ trái tim ấm áp. Tôi càng hiểu hơn vì sao Đặng Kiên Trung đi đến đâu ở phường Trung Mỹ Tây, trẻ con quấn quít, người già rơm rớm nước mắt, tay bắt mặt mừng. Và khuôn mặt cương nghị của anh luôn nở nụ cười. Chỉ có thể là sự ấm áp từ trái tim.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm