TIN TỨC

Đọc tác phẩm “Âm thanh của cánh” của Thiên Di

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-05 10:11:01
mail facebook google pos stwis
745 lượt xem

NGUYÊN BÌNH

Sau bao nhiêu năm đọc thơ Thiên Di, tôi (Nguyên Bình) có thể quả quyết rằng, tâm hồn của tác giả tập thơ ÂM THANH CỦA CÁNH (ATCC) sở hữu tố chất thi sĩ, tố chất của những nhà thơ sáng tác theo phong cách chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) đích thực.

Xin nói thêm một chút, đó là một phong trào văn học, nghệ thuật và triết học phản ánh những cảm xúc, tâm tư sâu lắng, tự do sáng tạo, với các tác giả tiêu biểu như William Wordsworth, Lord Byron, John Keats, Percy Bysshe Shelley. Họ luôn tìm tòi khám phá cái tôi cá nhân, biểu đạt cá tính và tự do, đề cao trí tưởng tượng và sáng tạo, coi đó là nguồn sức mạnh của nghệ thuật.

Chủ nghĩa lãng mạn đã có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca và nghệ thuật Việt Nam từ những thập niên 30 của thế kỷ XX, và Thiên Di ngoài thiên bẩm tài năng thi ca lại được kế thừa tài sản quý báu này.

Đọc thơ Thiên Di ta luôn cảm nhận được thi sĩ bộc bạch mà như không nói, như sông trôi mà nước không động, hiện hữu mà như vô hình, nốt nhạc lảnh lót lại hóa ra bụi vàng thinh không. Theo tôi, đó là tự do của thơ, là hơi thở của tâm thức:

Rồi một hôm hiên vắng
Đánh rơi giọt thời gian
Lạc dăm ba nốt nhạc
Bài ca hoá bụi vàng

(Một hôm tôi ghé lại)

Tư duy triết học luôn ẩn hiện trong từng ý thơ, là ánh sáng lấp lánh, là bóng tối vĩnh hằng của cô đơn, lạc loài, là trạng thái mất mát của con người trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, dù đó là hạt cát im lìm hay là tiếng chim họa mi hót. Thậm chí nhân bản cũng có cảm giác như bị đảo lộn, biến hóa và con người chỉ bấu víu vào chân lý trong vùng suy tưởng ở đáy sâu của ý thức:

Có bao nhiêu hạt cát
Hoá pha lê long lanh
Có bao nhiêu hạt cát
Lăn lăn cuộc đời mòn

(Hạt cát)

Thi sĩ phát hiện ra rằng, bên dưới ánh sáng của ngọn đèn lại là bóng tối, thực tại luôn là “lời biện minh tránh sự thật” nghiệt ngã. Con người của thế kỷ trước, bây giờ và mai sau sẽ mãi là như vậy chăng? Có lẽ tác giả hoài nghi mọi thứ sẽ như thế và lên tiếng cảnh báo cho lương tri:

lời biện minh tránh sự thật
rơi lọt thỏm
bởi nơi tối tăm của thế giới
là dưới ngọn đèn!

(Tiếng họa mi hót)

Vậy thì nhân cách xã hội lấy đâu mà vĩ đại, mà kiên định, khiến thi sĩ có lúc đánh rơi niềm tin, tôi cũng cựa quậy chiếc lồng chật chội của cuộc đời này. Chỉ còn trái tim thơ, trái tim tự do lên tiếng, đó chính là sứ mệnh của thơ:

lòng người nhỏ bé vì những điều cỏn con
trong chiếc lồng chật
con chim lặng câm

[Không Hót]

Đi sâu khảo sát vào thi pháp Thiên Di trong nhiều thi tập và ở ATCC, ở đâu ta cũng nhận ra nhà thơ dụng ngôn tự nhiên, hài hòa, chọn lọc, vững chắc. Chừng như thi ngôn và cảm xúc đã hòa quyện vào nhau nên thơ từ tâm thức bước ra thế giới bên ngoài tự nhiên như ánh sáng, như “âm thanh của cánh” thiên thần. Hay nói cách khác, nhà thơ như một họa sĩ đã thấu cảm sự hòa quyện của sắc màu, một nhạc sĩ biến tấu các nốt nhạc thành thục tạo ra một bản hòa âm tự nhiên. Từ việc nắm bắt những tinh túy của ngôn từ, bút pháp thơ Thiên Di không câu nệ thể loại, truyền thống hay hiện đại, mượt mà hay gai góc.

Đi dọc hành trình thơ, ta thấy có những bài  thơ 5,6,7,8 chữ với vần điệu mượt mà lãng mạn. Cũng không ít những bài thơ thể hiện phong cách hiện đại,  mới mẻ, đầy sức sống thời đại. Ở đó, thi sĩ tự do bộc lộ cái tôi, cái nhìn xuyên suốt thế giới bên trong và bên ngoài:

Hoàng hôn của mùa đông
những cánh tay khẳng khiu vẽ nền trời hiu vắng
than hồng sắp chết
ân tình sót lại dăm lá vàng rơi

(Hoàng hôn mùa đông)

Sức mạnh của thơ tự do là ý từ luôn song hành với tư duy mới, táo bạo, phân liệt, phát tiết thành những tuyên ngôn cá nhân, thể hiện khát vọng đẹp, nhân bản. Ta thấy Thiên Di thể hiện những nét đẹp này trong nhiều bài thơ:

em muốn thay đổi bản đồ thế giới
đốt cháy mọi khoảng cách
giữa chúng ta
em muốn giấu anh trong trái tim em
như một kho báu
khoá cửa
hủy bỏ những liên kết

(Tình yêu đêm nay)

Tác giả cũng dễ dàng giải phẩu tâm linh, nhìn vào tận đáy thẳm của khát vọng, lục tìm trong ngổn ngang ký ức, gắn kết nội tâm với thế giới bên ngoài. Thế cho nên thơ trở nên gần gủi như hơi ấm, bản ngã như thèm muốn, bao la như vòm sao và trở về với sự đợi chờ của tình yêu muôn thuở:

Đêm còn trẻ
như mắt con gái,
nhìn xa xăm tím phía chân trời
đêm…
của vạn ngôi sao
những cái ôm của lụa là mềm và ấm
Đêm …
gương móng vuốt
xé em ra
trong thăm thẳm mù loà
khao khát
em ngước lên bầu trời
tự hỏi...
ngôi sao chờ đợi ai?

(Ai nói cho em... Nơi trái tim anh ở)

Tôi không cho phép mình bỏ qua yếu tố nữ tính và những chuyện tình yêu luôn hiện diện trong thơ thi sĩ Thiên Di. Đó là góc trời lãng mạn của ước mơ hạnh phúc, đó là bước chân dìu dặt, là chung rượu cạn, phím đàn rêu phong, là lời thì thầm của lứa đôi. Ta sẽ bắt gặp trong ATCC hình ảnh các đôi tình nhân mọi thế kỷ, mọi thời đại trong nhiều bài thơ của nàng thơ xinh đẹp:

Bỏ quên góc quán quen ngồi
Ly cà phê đợi một lời... dở dang
Bỏ mình soi bóng sương tan
Bỏ chung rượu cạn phím đàn rêu phong

(Đêm thơm)

Ôi, tuyệt diệu biết bao những đêm như đêm nay, nghe tiếng thở từ trong bức tranh cổ, nghe như giọt sương lay động dưới ánh trăng vàng:

Một đêm trăng đổ dát vàng lá
Lau nhẹ giọt sương tay gió hiền
Đất trời tình tự êm đềm quá
Rụng ánh trăng thu sáng bên thềm…

(Trăng thu sáng bên thềm… )

Và đây, phải chăng là lời ru vang vọng từ lâu đài tình ái trong một chiều serenade:

Sông mây
Dìu dịu êm êm
Gót hài thu đến
Bên thềm lá rơi
Cúc vàng em
Nụ cười tôi
Tinh khôi ta bước xuống đời.
Dâng hương…

(Hồn nhiên em bước xuống đời)

Tình yêu không chỉ là hạnh phúc, mà còn chưa đựng bao điều ray rứt, dằn xé, oán hờn, nỉ non. Những câu thơ tình chinh phục tôi và có lẽ cũng thấm vào đường tm các bạn:

người yêu của tôi
là một giấc mơ
anh ấy như cái bóng
là thiên thần hay quỷ dữ?
kéo tôi vào sâu thẳm…
…đêm khấp khểnh
đêm vật vờ hư thực
đêm trở thành nô lệ giấc mơ

(Người tôi yêu)

Thi nhân, đến một lúc nào đó mặc nhiên sở đắc thiền thị đến với tâm tư và thơ trở nên an nhiên như người dừng chổi lắng nghe sự biến chuyển của chiếc lá vàng:

Ta quét lá vàng
Ngày lên xanh biếc
Niệm xưa luyến tiếc
Mây thản nhiên bay

(Nắng hồng)

Chẳng biết dừng lại ở khúc sông nào trên giải trường giang ÂM THANH CỦA CÁNH. Tôi xin trích dẫn nhà thơ Võ Thị Như Mai viết cho người bạn của mình: “Đó là chuyến du hành cảm xúc qua âm thanh của cánh, cánh hoa nở và rụng, đến cánh buồm chở ước vọng, từ cánh đồng ngát hương, cánh rừng lộng gió đến cánh cửa của thanh âm và cảm xúc đều được nàng thả hồn mình vào để dệt nên những vần thơ mơ mộng, lãng mạn…”

Chúc thi sĩ Thiên Di sung mãn để miệt mài viết tiếp những vần thơ bất tuyệt.
 

Bà Rịa, ngày 20 tháng 9 năm 2024

N.B

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm