Bài Viết
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng…
Cội rễ làm nên sức sống bất diệt của tác phẩm văn chương là tài năng, ân tình người cầm bút. Văn chương khơi nguồn từ trái tim sẽ đi đến những trái tim để rồi người ta nhớ mãi không quên.
Nói về thơ Nguyễn Bính, trước nay người ta vẫn sử dụng một định thức quen thuộc: thi sĩ chân quê. Thì cũng chẳng sai. Nhưng trong thơ Nguyễn Bính còn hiện diện cả một phần thành thị, vừa như một đối trọng lại vừa như một sự bổ sung cho cái phần quê kiểng đậm đặc mà ai cũng nhận thấy kia.
Nguyễn Ngọc Thuần bước vào làng văn bằng thành tích “ăn ba” ấn tượng. Trước anh chưa thấy và sau anh sẽ là bài toán khó cho ai muốn lặp lại. “Đánh” đâu trúng đấy. Ba cuốn sách với ba giải thưởng lớn. Cú đề – pa đầu tiên là giải Ba Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II năm 2000 với tập truyện “Giăng giăng tơ nh
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Nói đến Lê Đình Kỵ trước hết là nói đến một nhà sư phạm. Một nhà sư phạm không qua trường lớp chính qui nào, kiến thức chủ yếu tự học. Một nhà sư phạm với gần 60 năm gắn bó bục giảng, dạy từ cấp 2 – 3 đến đại học, cao học và hướng dẫn luận án tiến sĩ. Một nhà sư phạm mẫu mực và điển hình của nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Nhưng ẩn sau một Lê Đình Kỵ gương mặt mô phạm là một Lê Đình Kỵ trái tim nghệ sĩ, và hai phẩm chất ấy hòa quyện trong một phong cách giản dị, tâm hồn phóng khoáng, trí tuệ uyên bác, cây bút tài hoa.
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, còn có bút danh là Thảo Hảo; là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Bà tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, bà được bầu làm Ủy viên ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 7.
Tôi vào Báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990, nhưng mãi đến khi tòa soạn Báo dời về số 45 Nguyễn Phi Khanh, Quận 1 thì tôi và nhà văn Võ Phi Hùng mới bắt đầu thân nhau hơn, nhất là khoảng thời gian bộ phận biên tập, viết bài, dàn trang và Tổng biên tập về “lưu trú” ở khu nhà ngang của Trụ sở Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (số 81 Trần Quốc Thảo, Phtfờng 7, Quận 3). Tên gọi thân mật của địa chỉ này do anh em văn nghệ sĩ đặt, là “81”.
Tháng Ba. Nắng cục cựa dìu mùa vào hạ. Vậy cũng đủ cho lưng áo tên sinh viên năm tư là tôi rịn mồ hôi theo nhịp chân dấn xuống pêđan xe đạp. Xe trôi. Trôi cùng những cú co bóp suông của dạ dày. Bỗng điện thoại rung. “A lô ạ!”. Người ở phía xa lắc tự giới thiệu là Cao Xuân Sơn. Ông báo tin bản thảo tập truyện đầu tay của tôi đã được duyệt in ở tủ sách “Tuổi Mới Lớn” của Nhà Xuất bản Kim Đồng. Cuộc điện thoại hơn 8 năm trước nhưng tôi vẫn nhớ như in, như thể mới diễn ra đâu đó gần đây thôi…
Ra đi từ miệt vườn sông Cửu Long, Bảo Định Giang từ con người của một miền đất – trở thành nhân vật của cả nước. Suốt đời, ông gắn bó với Khu 8, miền Đông, miền Tây Nam Bộ; ông là “đặc sản” của văn hóa – thổ ngơi một miền đất mới với những dòng sông, cánh đồng, vườn cây và với những con người mở cõi.