Bài Viết
Đã hơn 20 năm trôi qua, đến giờ trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác mong ngóng và háo hức mỗi chiều chủ nhật để được dán mắt vào màn hình tivi đen trắng dõi theo diễn tiến câu chuyện xoay quanh nhóm bạn Hạ – Hân – Hoa – Hằng của bộ phim “12A và 4H”…
Nhiều chuyên gia cho rằng, nói về sự nghiệp văn chương, nhất là thi ca, nhà thơ Thu Bồn là nhân vật hàng đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
Có nhiều câu chuyện, bài báo viết về ca khúc nổi tiếng “Chia tay hoàng hôn”, nhưng có lẽ rất ít người biết rằng lời ca khúc này được nhạc sĩ Thuận Yến lấy từ những câu thơ của nhà thơ Hoài Vũ.
Có thể nhiều người biết Nhị Ca chính là người dịch các kiệt tác “Anna Karenina” của Lev Tolstoy; “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo nhưng ít ai biết ông từng nhiều năm làm phóng viên chiến trường từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho các báo “Bắc Sơn”; “Vệ Quốc quân” cho đến khi chuyển về Văn nghệ quân đội công tác một mạch tới lúc nghỉ.
Sáng 24.7 tại TP.HCM, nhân lần giỗ đầu của cố nhà văn Lê Văn Nghĩa (1953 – 2021), gia đình và Hội Nhà văn TP.HCM, NXB Trẻ cùng phối hợp tổ chức chương trình tưởng nhớ ông đầy cảm xúc tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5).
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam đương đại. Ông sáng tác thành công trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn thuộc nhiều đề tài: đề tài miền núi, đề tài người trí thức, đề tài gia đình ở thành thị, đề tài thiếu niên… Thể loại nào, đề tài nào ông cũng có tác phẩm để đời, sống mãi trong lòng độc giả. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến mảng sáng tác của nhà văn về đề tài gia đình từ 1985 đến nay.
Bộ tiểu thuyết hình sự Hồ sơ lửa (HSL) được Nhà xuất bản Công an nhân dân cấp giấy phép xuất bản và Sbooks phát hành, dự kiến ra mắt độc giả vào dịp 77 năm thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2022). Bộ HSL gồm 6 tập, 2.400 trang, hy vọng sẽ được công nhận là bộ tiểu thuyết hình sự dày nhất Việt Nam.
Trong con mắt nhiều người, Nhà văn – Giáo sư Mai Quốc Liên được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác của Hội Nhà văn, cả Hội Thành phố và Hội Trung ương. Chịu đọc, trí nhớ tốt, kết hợp được cổ kim đông tây, lại theo sát thời cuộc, nên sự liên tưởng liên kết các vấn đề trong tư duy của anh được nhiều người vị nể, khâm phục. Tôi minh nghiệm ra điều này sau gần 50 năm công tác và cộng tác với nhau từ ngày đầu miền Nam giải phóng thời cùng làm báo Văn nghệ Giải phóng đến bây giờ.
Tên tuổi Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”, “Người vợ không bao giờ cưới”…
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng…