Bài Viết
Xuất thân là Thầy thuốc, Nhà giáo, P.GS TS.BS Huỳnh Văn Bá không chỉ có mỗi ngày tận tụy cầm ống nghe khám sức khỏe cho bệnh nhân. Ông cũng không chỉ miệt mài đứng lớp giảng dạy cho sinh viên hoặc cầm bút làm thơ, viết văn theo tiếng gọi Y khoa và Nghệ thuật. Con người mang phong cách nghệ sĩ bẩm sinh của Bác sĩ Huỳnh Văn Bá trong tâm tư còn trĩu nặng một khát vọng chứa chan là Đi tìm cách làm Đẹp cho con người.
Nguyễn Văn Mạnh hiện là Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và là Trưởng đại diện của Thời báo Văn học nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng. Anh đi lại như con thoi theo trục tam giác ba nơi. Có tháng anh phải bay vài lần Hà Nội - Sài Gòn. Anh còn là Trưởng ban biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Trong chùm thơ 7 bài của Như Bình đăng trên “Viết và Đọc” chuyên đề mùa Hạ có 4 bài về tình yêu đôi lứa, 3 bài về chủ đề khác. Trong 4 bài về chủ đề tình yêu ấy “Ảo giác” ; “Trầm cảm 1” ; “Con thú”; “Viết về cái chết” thì bài thơ “Ảo giác” có sức mạnh ám gợi lạ lùng.
Trương Nam Hương không chú trọng vào cách tân giọng điệu và thể loại. Giọng điệu của ông chủ đạo là trữ tình. Thể loại của ông là truyền thống và hiện đại. Thơ ông lấy vần điệu là chủ. Bút pháp văn xuôi hay kịch chỉ tham gia vào cấu trúc thơ.
Tôi quen rồi biết Nhà thơ Nguyên Hùng hơn mười năm nay. Anh người phóng khoáng, rộng lòng, giàu tính quảng giao kết nối văn chương. Một nhà khoa học làm thơ tính lãng mạn đã nâng anh lên và thổi hồn vào những công trình kiên thiết ngày mai nhằm chăm lo cho thân phận con người hòa vào thiên nhiên mà thành nhịp sống.
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Tôi ấn tượng với “Năm ngón tay chưa đặt tên” ngay từ hai bài thơ đầu tiên: “Vẫn thế nhiều khi” và “Cánh đồng”. Một bài viết về em (tình yêu) và một bài viết về cánh đồng (quê hương).
Cầm “KÝ HỌA THƠ” của Nguyên Hùng trên tay, ấn tượng trước tiên mà tôi nhận được là từ bìa sách đồng hiện một bức tranh đa sắc mầu... với những là một nửa hình ảnh các gương mặt văn nhân... Và giữa đó nổi lên, thật rõ ràng, ba chữ tên gọi tập sách, mà ngay dưới đó là cái ngoặc đơn này: “(81 chân dung văn học)”...
Nguyễn Hồng Linh (NHL) là một tác giả xuất hiện đều đặn trên facebook và các trang văn chương trong nước và hải ngoại. Thơ chị thầm thì đến với bạn đọc bằng những tình khúc diễm mộng, tráng lệ, chuyên chở nội tâm sâu lắng của một thiếu phụ đa đoan mà suốt đời đồng hành với thơ, chung thủy với một tình yêu duy nhất.