TIN TỨC

Nàng xuân trong thơ Minh Đan

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-02 16:29:27
mail facebook google pos stwis
803 lượt xem

HÀN QUỐC VŨ

Là một gương mặt thơ nữ có nhiều sáng tác ấn tượng về đề tài thế sự, Minh Đan còn xác lập cho mình một giọng thơ trữ tình cá tính, khó lẫn giữa vườn xuân đa sắc đa hương…


Nhà thơ Minh Đan


1.Nhiều thi ảnh độc đáo hiện lên trong thơ Minh Đan rất thật và đậm chất ái tình khi đối diện với tình yêu và cuộc sống.

Với "Thắp Mặt Trời Xuân", thơ Minh Đan lạ, đặc sắc và cái tựa bài cũng lạ. Nhịp đập mùa xuân chuyển mình từ “đường cong” rồi lại “đầm đìa” trong trạng thái “rêu ngủ”.  

“Đường cong cong đầm đìa rêu ngủ

Phố lạnh

Xé toạc ngày rủi may...”

Cứ ngỡ “phố lạnh” sẽ nhấn chìm mọi rung cảm của thời gian, không gian. Nhưng không, nàng kiêu hãnh “xé toạc rủi may” để thỏa mãn tình yêu chính mình và hưởng thụ sự giao thoa của đất trời; để rồi hiên ngang đi giữa tiết xuân, thềm hoa của nàng tự tin trổ lộc: 

“Hoa mở lối

Sương sương non ngủ quên giấc mơ

Xuân

Những lá cuộn vào nhau

Không thoả hiệp với mùa đông”

Sự mạnh mẽ khiến chúng ta nhận ra cái động cơ mà hoa phải “mở lối”, xuân đã dậy thì và xuân vào kết đôi khiêu vũ bằng hành động “cuộn vào nhau”. Ở đây, chúng ta thấy rằng sự khẳng định em là mùa xuân chứ chẳng phải là đông lạnh lùng tê tái, co ro như thuyền độc mộc tại một dòng sông băng.

Nhưng sang đoạn cuối, tác giả, sự trỗi dậy của một vì sao ái tình, bản thể, hãnh diện trưng ra “con gái – mỹ nữ” của nàng:  

“Đường đường cong 

Em - con gái

Thắp mặt trời

Không hư ảo

Không chông chênh”

Mạch xuân thì tiếp tục được Minh Đan phơi tỏ trong bài thơ "Không Thể Đặt Vòng" mô tả thiên đường - nơi quí đàn ông thực sự mê đắm. Và chính hai báu vật nam - nữ này sinh ra nhân loại, bảo tồn vũ trụ chúng ta.

“Mặt trời đóng lên đỉnh đầu những hạt nắng hạt mưa vô thường vô ngã

Toà nhà trọc tóc giáng xuống phố xinh những bóng chim khi tỏ khi mờ

Mùa xuân in dấu chấm đỏ lên ngực em thẫn thờ

Hành khất lời yêu cháy bỏng

 

Anh đến...

Tia chớp đầu hàng hạ giọng

Sương sớm chưa kịp ngước nhìn

Cây cỏ còn nguyên nét thư sinh

Những môi anh đào bẽn lẽn

Chiếc cúc áo len lén

Bờ đá say sưa con nước rần rần

Chảy đi những lời nguyền từng làm ai bật khóc một lần

Cho ngày gọi tên hạnh phúc

Em đàn bà từ anh – thường trực

Những khát khao không thể đặt vòng”

Từ và tứ như bức tranh thuỷ mặc mà hoạ sĩ đã vẽ nàng tiên ôm hoa đào với chiếc áo dài hồng tha thướt, như hai dòng sông bung lụa. Ô hay, lúc này “anh đến” thì sự kỳ vĩ của “tia chớp”, “sương sớm”, “cây cỏ”… tất cả bỗng yếu mềm, ngẩn ngơ, hạ mình, vì em thực sự rất đẹp, rất đàn bà thục nữ, em có quyền làm điều đó! Bởi thế, “chiếc cúc” của em và anh cũng dần bật ra đắm chìm trong suối tình ca vẫy gọi róc rách, nước là rượu chảy không thôi. Anh đến như muôn vật phải chịu khuất phục trước dáng hình em tuyệt mỹ để rồi tiếng đàn ái ân cứ dợn mênh mông như tứ hải trập trùng.

Và rồi men mùa xuân tiếp diễn trong lời rủ rê ngọt lịm:

“Về đi anh

Đánh thức que diêm đỏ lửa trong em

Đỏng đảnh nằm ngoài mép cửa

 

Về đi anh

Nụ xuân tràn nhựa

Én rợp trời Nam khâu múi nhớ 

 

Về đi anh

Mùi… ủ… chua… mời!”.

(Về Đi Anh)  

Mùa ái ân vẫy gọi. Em sẽ dịu dàng, sẵn sàng, đỏng đảnh, nhõng nhẽo như một con mèo ngoan quanh co ngoài mép cửa, và mùa xuân tràn nhựa từ đây. Anh về, anh về, anh về là chim én, là nụ xuân, là khâu múi nhớ, là men ủ chua của vị đàn bà mời gọi hiến dâng.
 

2. Nhưng sang giọng thơ cũng mùa xuân trong hy vọng sống còn của nhân loại với bài thơ "Thức Tỉnh", Minh Đan dường như nhận ra sự thật trần trụi của lòng người, tình đời khi thế giới trải qua cơn đại dịch Covid-19 gây ra bao đau thương, mất mát, chia lìa. Tác giả thức tỉnh bản thân, nhưng lại cảm thông với thế giới con người. Chị lo lắng, chiến đấu, giục giã lương tri để yêu thương tha nhân nhiều hơn.

Minh Đan viết:

“Thế giới không ngừng lo lắng về Cô vy

Loài người không ngừng chiến đấu vì Cô vy

Tôi không ngừng thức tỉnh chính mình”

Chị cũng nhận ra một chân lý:

“Trong sáng quá!

Không đuổi kịp lưu manh đang chế ngự

Đành ngụp lặn vào... thơ

An nhiên làm một kẻ khờ” 

 

Là một cách buông bỏ những điều xấu xa, bạc ác để tìm chính mình: 

“Ước mình là loài chim chóc

Thư thả chuyền cành, tắm nắng lượn vui

Tự do hát lời tỏ tình bên cánh hoa xinh

Không gợn nỗi niềm nhân thế

Không lo dịch giã, cách ly

Không buồn ai còn ai mất

Cứ sải cánh bay bay bay 

 

Ước mình là viên đá cuội

Thanh thản ngồi tĩnh lặng ngắm trời cao

Mở lòng vào cõi hư vô

Nghe thông reo, suối chảy dỗ yên ánh sáng

Thỏa một đời đá thức 

 

Lại ước thời gian ngừng trôi

Xuân không mang lộc non đếm tuổi

Nếp nhăn chẳng lấy cớ sinh sôi

Tóc chẳng buồn điểm thêm sợi bạc” 

Chị rất tuyệt vời khi là “chim”, cứ sải cánh, quên đau thương, dịch lệ, chết chóc. Ở chỗ khác, chị là “viên đá cuội” để thông cảm với kiếp người, thật sự thư thả, an nhàn, tĩnh lặng và thoả mãn cái kiếp làm “đá thức”, tức là làm một người thanh bạch. Nhưng cái chị không thể ước được dù có ước là “thời gian”, vì nó không bao giờ trở lại, phải nhớ rằng nó như là vó ngựa của hằng nghìn tỉ con ngựa chạy qua! 

Và điều chị chiêm nghiệm sâu sắc lay tỉnh sự thiện lương trong mỗi con người:

“Điều ước bao giờ hóa thật

Khi lòng người đầy túi tham?”  

Về nghệ thuật, thơ của Minh Đan dùng từ sắc bén, có bước chuyển động mạnh mẽ, thách thức và cởi mở. Thơ hay ở chỗ từ-tứ-tư. Và cái đẹp trong thơ Minh Đan như bức tranh mùa xuân nhiều màu sắc, cuốn hút.  

Mùa xuân sẽ ở với những ai có tấm lòng ấm áp, tình yêu sẽ quấn quýt bên ai có sức hút của sự yêu thương. Chính điều đó đã khiến cho những vần thơ Minh Đan quyến rũ và đầy nhân bản.  

 (Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm