TIN TỨC

Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-07 13:09:56
mail facebook google pos stwis
959 lượt xem

BÍCH NGÂN

Nghệ sĩ Bảo Anh

Sáng hôm qua, tôi đến Chùa Giác Lâm viếng nghệ sĩ Bảo Anh. Ngôi chùa tọa lạc trên một khuôn viên thật rộng. Phải đi bộ trên một lối đi dài mới tới chỗ quàng quan tài người mất. Lễ tang không nhận phúng điếu. Năm bảy vòng hoa viếng và khoảng vài chục người có mặt. Tôi không biết ai trong số đó và cũng không ai biết tôi. Tôi có hỏi một người đang quán xuyến mọi việc là đại điện Đoàn Hương Tràm đến chưa, người ấy bảo đang trên đường đến. Tôi thắp một nén nhang viếng người nghệ sĩ đồng hương, rồi tần ngần nhìn nắng tràn lên những tấm ảnh của Bảo Anh khi anh thủ diễn nhiều vai trên một vòng hoa viếng. Nắng cũng tràn lối đi, những lối đi mà khi còn tại thế, có lẽ nghệ sĩ Bảo Anh chưa kịp đặt chân bởi những bận rộn nghề và tất bật đời.

Tôi có hai lần đưa người thân trở về quê nhà trên chuyến xe tang và trên xe cứu thương.

Một lần tôi cùng theo xe tang đưa ông nội của các con tôi về nơi mà ông từng nương náu một quãng đời, nơi còn mảnh đất cưu mang thân xác ông, nơi tình cốt nhục chờ đón ông. Một chuyến đi thật dài và buồn thảm, dù ông mất ở tuổi già. Sau đó thật lâu tôi có viết truyện ngắn “Trăng bạc” ( truyện được in trên Báo Văn nghệ) và mỗi khi một người quen biết đưa người thân “trở về quê nhà” trên cỗ xe tang tôi thường liên tưởng đến hình ảnh ánh trăng giá lạnh của đời người…

Lần thứ hai, tôi đưa xác một người anh bà con, một người anh hiền lành có tấm lòng thơm thảo lên xe cứu thương từ bệnh việnThống Nhất trở về tận Năm Căn. Lần này nỗi đau dậy sóng, bởi lẽ ra anh tôi không phải ra đi đột ngột như thế nếu được cứu chữa đúng cách và kịp thời. Cũng thật lâu sau đó, tôi viết truyện “Một đám rước” (truyện cũng đăng trên Báo Văn nghệ).

“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.

Tôi biết nghệ sĩ Bảo Ảnh không nhiều. Chỉ loáng thoáng trong những sự kiện của Sân khấu. Nhưng tôi không thể quên, tinh thần “màu cờ sắc áo” của anh trỗi lên ngùn ngụt khi Đoàn Cải lương Hương Tràm tham gia Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 được tổ chức tại TP.HCM, dù Bảo Anh đã thường trú và hoạt động nghề nghiệp tại TP này. Lần đó, Đoàn cải lương Hương Tràm trình diễn vở “GÓC KHẤT TRÁI TIM” mà tôi là tác giả kịch bản chuyển thể cải lương Hoàng Song Việt, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu.

Tôi nhớ, đêm diễn tại Nhà hát kịch TP. Hồ Chí Minh đông người xem. Hội trường im phăng phắc với những tràng vỗ tay kéo dài. “Góc khuất trái tim”, là thông điệp sáng rõ: Ai cũng có góc khuất của riêng mình. Chiến tranh đã khép lại và lùi xa. Không thể hàn gắn được những mất mát đổ vỡ nếu như không mở lòng, không đủ bao dung, không biết đặt lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc lên nỗi đau cá nhân mà nhân vật chính, một người suốt đời vì dân vì nước nói: “Nếu chúng ta cứ chăm chăm nhìn vào quá khứ thì tương lại sẽ bước những bước thụt lùi”.

Tôi vẫn còn nhớ, khi tôi bước ra khỏi Nhà hát, nghệ sĩ Bảo Anh “phục kích” sẵn đâu đó, nhào lại ôm vai tôi, chúc mừng. Và thêm một phen bất ngờ, khi tôi đã về nhà, đã leo lên giường, tôi nhận được số điện thoại lạ và khi nghe máy, lại là Bảo Anh. Anh nói như hét: “Vở diễn của mình được Ban giám khảo cho điểm rất cao. Thế nào mình cũng có huy chương!”, dù ngày hôm sau, sau một buổi họp báo lùm xùm, thì vở “Góc khuất trái tim” không nhận được Huy chương nào cho vở diễn, dù nhiều năm sau, cho đến năm 2015, sau 30 năm với 5, 6 lần tham gia hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc, Đoàn Cải lương Hương Tràm mới nhận Huy Chương vàng vở “Dòng Xoáy” (kịch bản Bích Ngân, chuyển thể cải lương Hoàng Song Việt, đạo diễn Lịch Sử, Đoàn cải lương Hương Tràm), nguyên Trưởng đoàn, NSUT Minh Hoàng vẫn còn nhắc lại cái “góc khuất” của những trái tim làm nghề.

Giờ này, có lẽ linh hồn nghệ sĩ Bảo Anh đã đi “tiền trạm” và dừng lại thắp hương bên mộ nghệ sĩ Cao Văn Lầu, mộ tác giả Trọng Nguyễn ở Bạc Liêu, rồi sẽ ghé lại “đại bản doanh” Đoàn Cải lương Hương Tràm tại thành phố Cà Mau, nơi níu giữ tâm hồn anh, trước khi về U Minh, mảnh đất cưu mang thân xác mình.

Thủ Đức, sáng ngày 7/10/2023.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm