TIN TỨC

Ngôn ngữ văn xuôi của nhà văn Nguyên Ngọc

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1296 lượt xem

 

Nguyễn Văn Ngọc

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Ngôn ngữ văn xuôi của nhà văn Nguyên Ngọc mang đậm hơi thở cuộc sống, con người. Những điểm nút của lịch sử, bước ngoặt của lịch sử, Nguyên Ngọc nói được bằng sự rung cảm mãnh liệt của mình về sự thần diệu đó. Văn mạch Nguyên Ngọc cuốn hút hấp dẫn, bằng sức trẻ trung của tâm hồn dân tộc, truyền cảm và lắng lại dư vị của những lời văn thấm đượm chất hịch, thôi thúc giục giã – một thứ văn hịch hiện đại hào sảng.


Nhà văn Nguyên Ngọc

Lời văn của Nguyên Ngọc là lời văn trang trọng, hào hùng. Nhà văn đã dùng từ ngữ trang trọng nhất để miêu tả người anh hùng. Ngược về thuở xưa trong sử thi cổ điển, phần lớn câu chuyện được thể hiện thông qua lời kể của nghệ nhân sử thi. Ngôn ngữ của người kể chuyện trong văn xuôi Nguyên Ngọc viết về chiến tranh mang âm hưởng sôi nổi hào hùng. Hình ảnh cụ Mết, anh Thú trong tác phẩm Rừng xà nu: “Anh nhìn cụ Mết ánh lửa chập chờn soi hình ông cụ làm cho thân hình vạm vỡ trông kỳ ảo như một người anh hùng trong các bài hát thâu đêm”. Hào hùng, trang trọng trong các cử chỉ lời nói: “Cụ Mết chống giáo xuống sân nhà, tiếng nói vang ra: Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, đàn bà mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dao, một cây rựa. Ai không có thì vót chông năm trăm cây chông. Đốt lửa lên! Tiếng chiêng nổi lên… Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lan cháy khắp rừng…”. ( Rừng xà nu)

Giọng kể hào hùng của cụ Mết: “Tiếng cụ Mết vang vọng, như dội lại từ cái đêm xa xôi ấy. Cũng như đêm nay đây. Cũng trong nhà này đây, quanh cái bếp này đây, trời cũng mưa nhỏ lấm tấm như thế này. Tôi ngồi chỗ này, đúng chỗ này. Thằng Thú chỗ này còn con Mai thì ngồi đây, chỗ con Dít ngồi bây giờ… Phải không, Thú? Phải rồi! tất cả y hệt như thế này. Cũng mưa lấm tấm đều trên lá vả, cũng lửa xà nu cháy dần dậ , cũng máng nước đầu làng lách tách trong đêm khuya. Dân làng tụ tập tất cả ở đây để mừng Thú thoát từ Kon Tum trở về. Mai cũng ngồi trước mặt Thú như vậy đấy, cũng đôi mắt có hai hàng lông mày rậm đến che tới tròng đen long lanh, và đôi mắt đó ít trang điểm hơn, chất chứa nhiều yêu thương hơn, nhưng cũng thơm như vậy. Cững rắn như vậy đó. Và lúc đó cụ Mết không kể chuyện như bây giờ. Cụ chỉ nói: “Mai, đưa cái giấy của anh Quyết đây – Thú đọc lên cho cả làng nghe”.

Khi viết tác phẩm đầu tay Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc đã sử dụng rất thành công ngôn ngữ sử thi thông qua nhiều yếu tố, trong đó nổi bật ngôn ngữ hào hùng của người kể chuyện: “Boksung chậm rãi nói: Có nghe rõ không?… Đó là tiếng nước suối Thi-om chảy về nước con sông Ba. Nước sông Ba chảy qua làng ông Tú, rồi còn chảy xa nữa. Chảy miết xuống đến chõ rẫy của người Kinh, rồi chảy ra một con sông rất lớn, không có bờ, người Kinh gọi là biển…

Lũ thanh niên ngồi nghe Boksung kể chuyện, tưởng như thấy rõ ràng ông Tú trước mắt rồi. Ông Tú người to lớn, râu lưa thưa, con mắt ướt át mà ngó thẳng, trên khố dắt một cây gươm dài. Đất nước mình, Ba- na, Ê- đê, Kinh, Sê đông… Không có cái gươm như ông Tú. Cái gươm đó không phải là gượm thường, dó là một cái gươm giàng. Có cái gươm đó, không ai dám tới đất nước, bắt người mình đi xâu, nộp thuế. Tự do đi làm rẫy, tự do đi bắt cá dưới suối, đi săn con thú trên rừng, ăn no, mặc đẹp, đánh chiêng, thổi kèn, bao nhiêu tre lồ ồ trong núi dồn về làm đàn Tơ rưng, mùa lúa mới đánh đờn vui chơi cho hết một ông trăng… Cũng có một lần Pháp tới kêu người Ba –na đi xâu. Ông Tú đem gươm ra đánh, Pháp thua chạy hết cả… Nhưng có một bữa, trời mưa to gió lớn, sấm sét. Nước sông Ba to lên, chút nữa ngập hết rẫy làng. Ông Tú đem gươm ra múa, đánh mưa gió, cứu dân. Mưa gió phải chịu thua. Nhưng ông Tú múa mạnh quá, rớt mất cái rữa xuống sông Ba, chỉ còn cái cán cầm trong tay. Nước sông Ba chảy, trôi lưỡi gươm về dưới xuôi, người Kinh lấy được. Người Kinh giữ cái lưỡi, người Thượng giữ cái cán, hai người ở xa nhau, Pháp tới không có cái gì đánh nên thua. Pháp lấy được đất nước mình, bắt mình phải đi xâu, nộp thuế”.

Cảm hứng sử thi của Nguyên Ngọc là cảm hứng rất hoành tráng, vì vậy lời văn giàu âm hưởng khi vang vọng, khi thiết tha, thiên nhiên và con người đậm đà vóc dáng sử thi. Âm hưởng chủ đạo của sử thi Tây Nguyên hướng về nhân vật anh hùng. Không phải anh hùng cá nhân, mà nhân vật đó đại diện cho khát vọng cộng đồng trong giai đoạn lịch sử đó. Với Nguyên Ngọc dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời và cũng là trang văn xuôi đầu tiên của đời chiến sĩ – đời văn Nguyên Ngọc bắt đầu từ Tây Nguyên. Tây Nguyên là mảng hiện thực đã góp phần làm nên phần hay nhất trong văn xuôi Nguyên Ngọc. Nhà văn Nguyên Ngọc tâm sự về ảnh hưởng sâu đậm của hệ thống ngôn ngữ trong văn hóa Tây Nguyên khi viết Đất nước đứng lên:

“… Tôi nghĩ rằng chính nền văn hóa mà tôi có hạnh phúc được thấm đẫm đã tạo cho tôi hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ấy, gần như là một cách tự nhiên trực giác vậy (….). Sự hòa quyện may mắn ấy đã tạo thành một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng vừa cũ vừa mới, vừa có thể thô sơ tự nhiên mà không đến nỗi cách xa với cái hiện đại. Tôi nghĩ rằng sở dĩ câu chuyện về anh Núp của tôi đến được với tâm hồn người đọc là vì nó đã được kể, hay dung hơn nó vận động trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đó”. (Đôi điều nói thêm về Đất nước đứng lên).

Lời văn của Nguyên Ngọc giàu yếu tố so sánh, liên tưởng. So sánh trong văn xuôi Nguyên Ngọc thường hướng tới sự kỳ vĩ, hoành tráng, đậm đà tính sử thi. Trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên, nhà văn miêu tả quá trình cách mạng của đồng bào Tây Nguyên: “Cách mạnh như một cơn gió lớn, thổi tới tấp tràn lan khắp cả Tây Nguyên bao la. Qua bao nhiêu ngọn núi, qua bao nhiêu con sông, hàng chục dân tộc đang không có con đường đi, đứng dậy một loạt, tưng bừng chào đón cách mạng như chào đón mặt trời”. Khi miêu tả sự vật, Nguyên Ngọc so sánh: “Núi Tơ-Ngo, cách làng Koong Hoa một buổi đường. Sương buổi sáng không chịu tan, giống như một con gấu trắng rất lớn, cứ bò qua, bò lại trên núi”. So sánh với con người, Nguyên Ngọc viết: “Nhưng Ghíp đã qua, như con sóc nhảy trên cây, Ghíp chạy vùn vụt trong rừng, đầu tóc quăn thoáng qua thoáng lại trong lá cây như cái đuôi một con sóc”. Đến vùng rẻo cao Hà Giang, Nguyên Ngọc viết về những con người ở đó với một vẻ đẹp bình dị: “Cái lưng nó đã rộng bè và hơi cong lại như một con thú rừng sắp vồ mồi. Tóc nó đen và dài. Và cắp mắt nó thì đích thực là cặp mắt của một người mù thật sự, xếch lên một chút, sáng như hai đốm lửa trong rừng khuya và sâu đến nao lòng những cô gái nào vô tình nhìn vào đấy”. (Rẻo cao)

Trùng điệp, một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi xưa. Người kể chuyện phải thường xuyên lặp lại những chi tiết quan trọng. Yếu tố trùng điệp trong văn xuôi Nguyên Ngọc góp phần làm nên âm hưởng hùng tráng, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Đặc điểm trùng điệp biểu hiện dưới nhiều dạng thức. Có khi lặp lại một hình ảnh đặc sắc của thiên nhiên. Và lúc đó thiên nhiên trở thành một dụng ý nghệ thuật, mang ý tượng trưng. Có khi là sự lặp lại những chi tiết của một câu chuyện huyền thoại. Ngòi bút của Nguyên Ngọc có sự chắt lọc, chọn lựa trong quá trình mô tả hiện thực. Sớm phát hiện ra vấn đề, bản chất của hiện thực được trình bày qua những nghệ thuật độc đáo. Thường thì sự trùng lặp trong chi tiết, tựu trung vẫn là cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong đặc tính trùng điệp của sử thi xưa kia. Kể cả những trang kí viết sau này như Cát cháy, Nguyên Ngọc vẫn vẫn tiếp tục văn mạch có hàm chứa yếu tố trùng điệp đậm đà sử thi.

Câu văn Nguyên Ngọc nhiều mệnh đề, thường dài, thỉnh thoảng lại xuất hiện những câu rất ngắn. Men theo mạch tự sự, sự cuốn hút ma lực của cảm xúc, câu văn kéo dài, cứ như dồn nén cảm xúc đến tận cùng: “Điện Bàn đã nói với tôi những gì? Những đau thương đã cày xé đất và người ở đây ư? Không đâu, Điện Bàn nói với tôi những điều lớn sâu hơn nhiều: Trên mảnh đất ấy đang tích tụ lại với tốc độ và một khối lượng còn khẩn trương và to lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ và khối lượng tội ác chồng chất của kẻ thù, đang ráo riết tích tụ lại những nhân tố ghê gớm và trẻ trung của một cơn bão mới. Một cánh chim báo bão đã lượn vòng ngày càng siết lại trên bầu trời tích đầy điện ấy”. Có những truyện, bút ký, Nguyên Ngọc viết đến hai lần về một nhân vật có thật là Thào Thị Mỹ (tên trong truyện là Vàng Thị Mỹ). Lần đầu là truyện Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, lần sau là ký Trở lại Mèo Vạc. Cái mạch nguồn tình cảm ấy, thủy chung son sắt, lần sau son sắt, lần sau mạnh mẽ, đằm thắm hơn, câu văn dàn trải khi miêu tả nhân vật: “Tôi chưa thấy người đàn bà nào có thể đi qua 30 năm dằng dặc đau khổ trầm luân tưởng chừng nhẹ tênh đến vậy. Vẫn đôi mắt xanh nâu đắm đuối ấy, có bình tĩnh và chín chắn hơn, đương nhiên, những ngọn lửa khát khao chừng không thể, không hề tắt. Vẫn gọn gàng nhanh nhẹn rắn chắc, có lẽ vẫn hệt ngày xưa, những ngày leo lên công tác Thào Trứ Lũng, Cán Trứ Phìn chót vót, Thào Mỹ đi trước, tôi theo sau, thấy chiếc váy lanh óng ánh của chị đong đưa theo nhịp bước và đôi bắp chân Mỹ nõn nà như hai cái ức trắng của đôi chỉm rừng lướt đi trong có đá”.

Ngoài yếu tố cảm xúc, trong văn xuôi Nguyên Ngọc có những yếu tố khác góp phần làm cho tư duy nghệ thuật nhà văn phong phú hơn, có nét độc đáo hơn trở thành một nét phong phú trong văn xuôi Nguyên Ngọc. Đó là sự nhận thức nói năng, sự suy nghĩ sâu sắc ở những góc cạnh hiện thực, con người. Vì vậy, câu văn vừa có sức mạnh truyền cảm vừa có chiều sâu: “Từ xưa đến nay, bao giờ cũng vậy, con người tự nhận thức ra mình trong quá trình chiến đấu với kẻ thù và với thiên nhiên. Mười năm đánh nhau với kẻ thù tàn bạo nhất của loài người, chúng ta đã học được rất nhiều. Song, điều lớn lao và đẹp đẽ nhất là chúng ta đã học hiểu chính bản thân chúng ta”. (Đường chúng ta đi)

Ngôn ngữ trong văn xuôi Nguyên Ngọc đậm đà ngôn ngữ sử thi. Nét nổi trội trong ngôn ngữ đó là thứ ngôn ngữ trang trọng, hào hùng, giàu yếu tố so sánh liên tưởng trùng điệp. Vốn ngôn ngữ phong phú, đậm hơi thở cuộc sống, giàu chiều sâu suy nghĩ, triết lý tạo sức dư vị lâu bền trong tâm hồn người đọc.

N.V.N

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm