TIN TỨC

Nhà văn Lê Thanh Huệ: Vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-03-23 23:17:13
mail facebook google pos stwis
1277 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

(Nguồn: Văn nghệ điện tử)

Nhà thơ, tiến sỹ Nguyên Hùng, tên thật: Nguyễn Nguyên Hùng, sinh năm 1955, tại quê hương: xã Nghi Hải, huyện Nghi Lộc, nay là phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; trong một gia đình sống chủ yếu dựa vào biển. Cụ thân sinh Nguyễn Văn Kha suốt đời “theo cánh buồm nâu đi khơi đi lộng. Cụ bà Nguyễn Thị Ấm ở nhà chăm vườn, vá lưới, phơi nướng cá tôm do chồng đánh bắt được cho “chuyến chợ chiều; khơi bếp lửa hồng sưởi mái tranh nghèo”.
 


QUÊ HƯƠNG GẮN VỚI CẢM THỨC THỜI GIAN

Nhà có 7 anh em. Nguyên Hùng, con thứ 3, từ bé cậu yêu biển. Nhà ở Cửa Hội, nơi đổ ra biển của sông Lam. Ngoài giờ học, cậu ngồi đan lưới, vẳng trong gió câu dân ca mẹ hát ru em. Những lúc nhặt quả phi lao ở rừng dương đem về đốt thay củi, cậu được tắm gió biển rì rào tiếng sóng xô bờ. Rồi những buổi chiều “chờ thuyền cha trên bếnkhi hoàng hôn Cửa Lò tím tái mầu nhớ nhung...

Những người mưu sinh từ biển thuộc mọi dân tộc, trong mọi thời đại, đều cảm nhận biển là một thực thể. Thần biển không có hình hài rõ ràng bởi ông hiền hòa, rộng rãi ban phát, nhưng khi bỗng dưng nỗi cơn thịnh nộ thì không chừa một ai và không ngại dùng sức mạnh phá phách bất cứ gì. Cụ Kha biết rõ con trai mình mơ mộng, chỉ hợp ở trên bờ vì biển chấp nhận duy tình, còn nơi biển khơi, biển ưu tiên cho người có sức khỏe, có trí tuệ, duy lý, chung sống với thường trực rủi ro. Người kiên quyết không cho con trai mình đi biển, hướng vào học tập để mưu sinh…

Học sinh Nguyễn Nguyên Hùng học giỏi đều các môn. Vào cấp 3, nhà cách trường hơn 10km. Lớp 8, lớp 9 cậu hàng tuần đi bộ đến chỗ ở trọ; sang lớp 10 thì chung với một nhóm bạn cùng dựng lều tranh vách đất; 9 học sinh, chia 2 phòng nam nữ, có cả bếp nấu ăn. Thực phẩm góp vào thuộc hình thái nông nghiệp tự sản xuất, tự tiêu dùng. Hùng mang theo tôm, cua, cá biển và gạo góp chung...

Năm 1972 học lớp 10, trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An, Nguyên Hùng đang ở đội toán, phải chi viện cho đội văn và cậu đoạt giải nhì văn toàn tỉnh. Nếu năm học ấy Bộ Giáo dục tổ chức thi học sinh giỏi toàn quốc như thường lệ thì rất có thể Nguyên Hùng đã có hướng đi hoàn toàn khác. Năm 1973, khi đăng ký thi tuyển vào đại học, dù anh ghi nguyện vọng 1 là Tổng hợp văn, nhưng nhà trường lại xếp thi khối A với số báo danh B57 (chỉ đến khi vào phòng thi mới biết B là Đại học Thủy lợi, vì ngồi cùng một số thí sinh từ Ty Thủy lợi). Không ngờ vương vấn nghiệp cha, anh được phân vào khoa công trình thủy là công việc thiết kế công trình sông biển. Anh làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Liên Xô, và sau đó là Nga. Do đó, thơ Nguyên Hùng có nét riêng; duy tình nhưng không phản khoa học, không tạo ra những hình ảnh, câu chữ thiếu đi tính logic. Thơ anh, có những định nghĩa ẩn của riêng anh khi sử dụng bút pháp mới lạ…

Thơ của anh không chỉ xuất hiện nhiều trên các báo, tạp chí văn học Việt Nam mà nhiều bài thơ được dịch và in ấn trên các báo tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc…


ĐỘ PHỔ QUÁT CỦA “QUÊ HƯƠNG”

Nguyên Hùng có nhiều bài thơ mang dáng dấp quê hương. Anh yêu quê hương đến độ khi viết về quê hương, câu chữ hóa thành thơ. Do hình ảnh luôn là ưu tiên số một trong não bộ con người; những hình ảnh đẹp về quê hương thuở xa xưa được chắt lọc và nâng lên cấp độ gần với mỹ từ khiến bạn đọc say mê. Do đó, có hơn 100 bài thơ của Nguyên Hùng được phổ thành 120 ca khúc.

Ca khúc “Lời hẹn tình quê” nhạc An Tuyên, ca từ Nguyên Hùng, được lấy làm bài hát chủ đề hơn 30 album nhạc, chỉ tính riêng kênh của ca sĩ Phạm Phương Thảo, làm say mê hàng triệu người nghe có phần đóng góp của hình tượng quê hương trong phần ca từ.
 

Lời hẹn tình quê
 

Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê

Dòng sông xanh vẫn dạt dào mong nhớ

Sóng sông quê ngân cung đàn điệu nhạc

Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau.

 

Mong được gió mang theo tơ lòng em dệt

Từ trong câu ca ân tình mộc mạc tìm nhau

Gió bay đi lời ca còn mãi

Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ

Trắng hoa cau xanh trầu nhớ mẹ

Nửa câu hò vời vợi bóng hình quê

 

Thời gian có chờ ai đâu

Đừng lỡ hẹn người ơi đừng lỡ hẹn

Về đi thôi về lại miền quê xưa

Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ

 

Bao đắng cay vui buồn một thuở

Về lại bên nhau trong khói lam chiều

Vương vấn sáo diều ngân

Nghe câu ví giận thương đang dìu dặt đêm trăng.
 

Chỉ có 145 từ, quê hương đẹp, bình yên, trong sáng, từ mảnh vườn, dòng sông, bến đò, bầu trời, tiếng sáo diều nhuộm trong tình yêu thủy chung cách biệt những biến động của thời hiện đại, xô bồ các lối sống, các mạng xã hội khiến môi trường văn hóa bị ô nhiễm len lỏi vào từng nghỏ ngách xóm làng…

Tuy có câu “nghe câu ví giặm” vốn là dân ca Xứ Nghệ, nhưng ca từ vẫn làm mọi người con đất Việt tìm thấy bóng hình quê hương của mình trong một vài chi tiết. Để có độ phổ quát của tình yêu quê hương trong thơ Nguyên Hùng, có phần ảnh hưởng từ độ mở của quê hương Cửa Lò.

Là nơi hội tụ nhiều núi chạy ra khơi, chìm vào nền phù sa mới, ngoi lên vài đảo làm nơi dừng chân cho các huyền thoại, truyền thuyết từ phía tây tràn xuống và phía Nam lan ra; Cửa Lò từ rất sớm đã là vùng đất mở, tiếp nhận và nâng cao nền văn hóa làng theo hướng cầu yên cho ngư dân được thuận buồm xuôi gió trên biển rộng, đánh bắt được nhiều tôm cá và chống chịu được bảo tố biển Đông.
 


THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYÊN HÙNG

Về mặt toán học, vũ trụ có vô số chiều. Các vật thể đẹp nhất và lung linh nhất trong không gian 4 chiều. Nhưng động vật nhìn không gian quanh mình theo cách để sinh tồn. Loài bò sát sống và bắt mồi trên các mặt phẳng, chúng chỉ nhìn được 2 chiều, giống như bóng các vật phản chiếu trên mặt tường nhà, các mặt phẳng. Con người đứng thẳng và đi xa, nhìn được 3 chiều. Khi bộ não phát triển, con người ý niệm được chiều thời gian theo mũi tên luôn hướng từ quá khứ về hiện tại và đi đến tương lai nhưng mang theo định kiến thời gian giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc cho trời đất và cho cả các vì sao xa...

Albert Einstein kết hợp chiều thời gian vào 3 chiều không gian gọi là chiều thứ tư, thành không thời gian và trở thành nhà vật lý lý thuyết vĩ đại nhất thế kỷ XX, cho ra hình ảnh đúng của vũ trụ.

Đi trước khoa học, từ lâu, các nhà văn đã sử dụng thời gian làm công cụ, gọi là bút pháp, như đảo trật tự thời gian, thời gian đồng hiện…

Về đi thôi về lại miền quê xưatác giả Nguyên Hùng đưa người nghe cùng lúc du hành về quê của mình gọi là di chuyển vị trí và về lại thời xưa, gọi là du hành thời gian, vật lý lý thuyết gọi là du hành không thời gian (cùng lúc di chuyển cả vị trí không gian và thời gian)…

Bút pháp mới, cộng với các hình ảnh, âm thanh, tình cảm, tác giả truyền vào đó cho ra hiệu ứng đặc sắc của chất thơ độc đáo như là ký thác thơ Nguyên Hùng mà chúng ta sẽ khảo sát sâu vào địa hạt này.

Thường thì con người trốn bão, nhưng khi bão đến “biển quê hương”, tác giả bỏ lại “phía sau lưng vương vít vệt khói chiều” nơi có sự an bình để “bay về phía - bão - hẹn – nhau”. Đó là vì chữ tín với bạn bè, người thân, và lòng yêu quê:

“Mặc bão dữ đang gầm gừ cửa biển

Khi đã hẹn có thể nào không đến

Bão giông nào cản được sóng - vì - nhau?”

Trong bài thơ:Bay về phía bão”, có khổ thơ thứ 3:

“Ngoái phía nào cũng đau đáu thương yêu

Phía trước mặt mẹ cha nằm dưới cỏ

Phía mờ xa vọng tiếng cười trẻ nhỏ

Phía mong chờ - nơi ấy là em...”

Não bộ con người trong một thời điểm chỉ cho phép xuất hiện một tình cảm yêu thương. Theo khổ thơ, trong thời điểm bảo đến, do nhà thơ lo lắng cho mọi người nên đã xuất hiện một siêu bảo yêu thương, khiến vũ trụ tình cảm của anh bị bẻ cong và nhiều vị trí chập vào nhau theo cách tách bạch các loại tình cảm chứ không hòa trộn trong vũ trụ như cách nhìn của loài người từ trái đất. Nó giống như vũ trụ chúng ta đang sống, bị bẻ cong do lực hấp dẫn.

Cảm thức thời gian

Rất nhiều bài thơ có cảm thức thời gian đậu vào câu chữ.
 

Ước gì níu lại ngày qua

Nửa đời neo đậu bến sông xa

Thuyền phủ xanh rêu, lởm chởm hà[1]

Tết đến càng thương mành lưới mẹ

Xuân về thêm nhớ cánh buồm cha.

Mong đền ơn mẹ, chiều đang nhạt

Muốn đáp nghĩa cha, nắng đã tà

Tóc bạc trắng đầu còn trẻ dại

Ước gì níu lại tháng ngày qua!

Do là không thời gian nên tác giả co không gian về một tọa độ trong nhiều chiều thời gian (một biến thể sáng tạo của thủ pháp thời gian đồng hiện); có nhiều thời điểm đan xen nhau và ngược lại trên một vị trí thời gian tồn tại nhiều không gian kéo lại gần nhau do biểu kiến thời gian tạo ra.

Cảm thức thời gian khiến cho những hình ảnh đôi hòa với nhau làm một: “Thuyền phủ xanh rêu, lởm chởm hà”. Đó là 2 con thuyền, một con thuyền đi biển đã dừng lại sau khi người cầm lái vĩnh viễn ra đi và “đá biển gắn” vào thuyền không ai cậy ra; cũng là hình ảnh 2 nấm mộ đá được con cháu dựng lên nơi cát trắng trông ra ngút ngàn khơi xa như những “con hà” đang muốn ra với biển cả kể cả lúc sóng to biển động để mang về chút quà của biển nuôi sống gia đình do suốt cả đời người đã không ngại sóng to gió lớn, sẵn lòng bám biển quê hương.

“Tóc bạc trắng” là hình ảnh của thực tại lúc đã gần bằng tuổi cha mẹ khi người ra đi. Nhưng khi đi về phía có mẹ cha đang che chở mình “đầu còn trẻ dại” chính là hình ảnh trở lại thời thơ dại bên người cha dãi dầu nắng gió ở khơi xa và rất ít thời gian ở với con và người mẹ ngồi đan lưới chờ cha đi biển mang cá về cho gánh chợ chiều mưu sinh cả gia đình... Ẩn trong bài thơ 56 chữ là nỗi niềm rưng rưng:

“Mong đền ơn mẹ, chiều đang nhạt

Muốn đáp nghĩa cha, nắng đã tà”.

Thủ pháp nghệ thuật của Nguyên Hùng là chiều thời gian “níu lại tháng ngày qua” tức là tác giả kéo chân trời thực tại nơi đang sống về với không thời quá khứ tại quê hương với thời gian nơi tồn tại “mành lưới mẹ”, “cánh buồm cha” đã là quá khứ. Khi quá khứ và hiện tại sát lại gần nhau sẽ làm rõ quy luật: theo thời gian, tuổi người con tiệm cận với tuổi mẹ cha, sự đồng cảm tăng lên và lúc đó nghĩ suy gần lại bất kể trình độ học vấn và thời đại họ trưởng thành, sinh sống khác nhau. Từ đó tình yêu cha mẹ lớn dần lên, làm nảy sinh cảm giác mình đã làm chưa đủ cho mẹ cha để trả hiếu nghĩa trong khi cha mẹ không còn. Cuối cùng là cảm thức về thời gian cho thấy mình cũng đang dần đi ngược về phía mẹ cha và mong gặp lại sau điểm đến cuối cùng.

Chúng ta bắt đầu hình thành khái niệm Vũ trụ thi ca của nhà thơ Nguyên Hùng, nó làm ra khác biệt và hấp dẫn của thơ anh….


CÁC DÒNG THỜI GIAN BIẾN ẢO

Các dòng thời gian cùng trôi đi cạnh nhau và độc lập với nhau

Tuy vận tốc thời gian khác nhau ở các vị trí khác nhau trong Vũ trụ, nhưng đều có chung mũi tên thời gian đi từ quá khứ đến hiện tại… Vấn đề là phải tính toán quy đổi thời gian ở nơi nào đó trong vũ trụ về thời gian trái đất gọi là thời gian thực.

Chúng ta khảo sát bài thơ mới của Nguyên Hùng với góc nhìn thời gian.
 

Tìm em ngược dòng sông nhớ
 

Anh tìm em ngược dòng sông nhớ

Tìm lại chốn xưa nơi gửi nụ hôn đầu

Tìm những ước mơ theo cánh buồm nâu

Tìm dáng em chờ thuyền cha trên bến.

 

Anh đi tìm em lần theo hương biển

Theo vị mặn mòi trong những câu ca

Tiếng sóng thầm thì thao thức bờ xa

Lời hẹn tuổi thơ ủ xanh nhẫn cỏ.

 

Anh đi tìm khi bóng ngày vừa đổ

Em gánh ước mơ theo mẹ chuyến chợ chiều

Khơi bếp lửa hồng sưởi mái tranh nghèo

Em học hát và lớn khôn từ lời ru của mẹ.

 

Mấy mươi năm cuộc đời bao dâu bể

Anh và em trôi dạt mấy góc trời

Nhưng tình quê đâu thể cạn vơi

Như sông quê sóng không thôi dào dạt

 

Ngược sông nhớ tìm lại ngày đã mất

Gặp dáng em ngồi hát phía chân trời

Gió lạnh lùa và tuyết trắng cứ rơi

Má em hồng trở về thời thiếu nữ.


Trong tự nhiên, chỉ có dòng sông xuôi về biển theo chiều thời gian thực trên trái đất. Người con trai đi chính trên dòng sông theo chiều ngược của thời gian nên sự kiện được cô đậm lại trong trí nhớ của mình.

Đầu tiên chúng ta phân tích bài thơ theo cách phổ thông:

“Anh tìm em ngược dòng sông nhớ” mục đích “Tìm lại chốn xưa” nơi gắn với mối tình đầu vốn trong trắng thơ ngây; trong miền sinh thái sông nước miền Trung; nơi có “cánh buồm nâu”. Người yêu lúc đó còn nhỏ, ra đứng bến sông “chờ thuyền cha trên bến”. Chính “dáng em” trong đợi chờ đó làm nên xuyến xao, khiến chàng trai không chút đắn đo lựa chọn đã “gửi nụ hôn đầu”.

Con thuyền có cánh buồm nâu thời ấy nhuộm “hương biển”“vị mặn” hòa trong âm thanh “tiếng sóng” phải là con thuyền đi biển; có thể gặp bảo dông và vĩnh viễn không về. Nỗi lo cho cha trên các chuyến khơi xa vẫn không át nỗi mối tình đầu với chàng trai nghèo chấp nhận lễ cầu hôn bằng “nhẫn cỏ” thứ có sẳn trong tự nhiên nhưng lại hiếm nơi những cồn cát nối nhau về với biển được “ủ xanh” và xanh mãi trong trí nhớ của chàng.

4 câu thơ khổ 3, tái hiện làng chài ấm cúng, người vợ tảo tần trong buổi chợ chiều bán cá do chồng đánh bắt được. “Em gánh ước mơ theo mẹ chuyến chợ chiều”. Ước mơ của một cô gái nghèo giản dị lắm: một mái ấm gia đình với người mình yêu để chung lưng đấu cật, hằng ngày được “Khơi bếp lửa hồng sưởi mái tranh nghèo” để rồi theo vòng tròn tự nhiên, em lại được làm mẹ, hát lại câu dân ca em thuộc từ “lời ru của mẹ” thường hát ru em.

Có vẻ như lúc đó không có điện thoại di động, đường thư… chiến tranh loạn lạc: “Mấy mươi năm cuộc đời bao dâu bể”; làm mỗi người “trôi dạt” đến những “mấy góc trời” và họ bị tách rời với nhau, với miền quê của họ. Chàng trai vẫn thương nhớ cô bé như “tình quê vẫn đầy con nước”. Để đến hôm nay chàng trai lúc này đã không còn trai trẻ nữa “ngược sông nhớ tìm lại” chính mình.

Đến đây, dữ liệu đã đủ đầy để khẳng định con sông nhớ chính là sông Lam; bắt nguồn từ vùng Nậm Căn nước Lào. Đoạn sông chính chảy qua Nghệ An, đoạn cuối hợp lưu với sông La trên đất Hà Tĩnh; tạo thành biên giới hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh và đổ ra biển Đông qua Cửa Hội.

Khổ thơ cuối cho thấy tác giả đang ở phương tây, nơi “gió lạnh lùa và tuyết trắng cứ rơi”. Tác giả “gặp dáng em ngồi hát phía chân trời”, là chân trời biểu tượng: chân trời quê hương tác giả nằm ở phía đông. Ở đó, tác giả hy vọng, tin tưởng người yêu mình được hạnh phúc như thuở “má em hồng trở về thời thiếu nữ”. Một loại hạnh phúc cao cả lấy hạnh phúc của người mình yêu làm hạnh phúc của riêng mình; bởi vì hạnh phúc sẽ dễ dàng đạt được hơn vì người yêu đang ở quê hương nơi bến đợi...

Chúng ta thường nghe gió lào rát bỏng, bão tố ở miền Trung. Bài thơ này chỉ ra quy luật: khi con người sống thân thiện với thiên nhiên, thiên nhiên sẽ bớt đi phần khắc nghiệt.

Bây giờ chúng ta khảo sát chiều thời gian trong bài thơ này.

Chúng ta được tác giả đưa đi cùng lúc theo 4 dòng sông thời gian:

Dòng sông thời gian thực luôn chảy xuôi từ lúc chàng trai lần đầu nhìn thấy dáng em gái chờ cha, nó là bức tranh buồn, cô đơn của một cô gái tuổi xuân thì trông ngóng một cánh buồm mà chỉ cô phân biệt được khi nó bắt đầu nhô lên mặt biển, ở đó có cha mình. Nó cũng là tín hiệu trong tiềm thức về sự tan vỡ và chờ mong như bao người con gái trước cảnh dâu bể; đẩy họ vào cảnh chia xa đến mức vô vọng.

Dòng sông thứ hai là thời gian của tình yêu, từ nụ hôn đầu cho đến ngày biệt ly và chờ đợi đến thì hiện tại vẫn không có ngày gặp mặt, không hiểu những gì đã xảy ra cho nhau, nhưng vẫn son sắt niềm tin như con nước ngày một lần lên xuống.

Bài thơ có nhịp điệu buồn, nhiều hình ảnh đẹp như cánh buồm nâu, như dáng đứng chờ cha, chiếc nhẫn bằng cỏ xanh, gánh chợ chiều, bếp lửa dưới mái tranh... Nó tạo ra dòng sông thứ ba nơi thời gian đứng yên, là miền sinh thái ven cửa biển của những con người hiền hòa, tảo tần và sống trong khung cảnh nghèo ấm cúng, luôn giữ được truyền thống qua cách truyền nghề bằng gánh cá đi chợ cho con gái đi theo, là cách giữ gìn bản sắc văn hóa bằng lời ru của mẹ và khát vọng muôn đời cùng nhau lao động dựng xây cuộc sống nghèo chứa chan tình người...

Dòng sông thứ tư thời gian của hoài niệm. Cũng có vài đoạn sông chảy ngược, nhưng mặc định trong suy nghĩ con người, chiều dòng nước luôn xuôi về biển như sự tự nhiên và luôn sẵn có. Suy nghĩ của người luống tuổi thường hướng về việc đã qua cũng là tự nhiên. Đa số người già không thể tìm tình yêu trong trắng thơ ngây trong hiện tại. Họ không bó tay mà đi tìm lại tình yêu cũ qua năm tháng, bằng cách ngược dòng thời gian về quá khứ rồi vẫn quay trở lại theo con nước về hướng biển như một lẽ tự nhiên, để cảnh tỉnh lại mình; cũng đều thuận theo tự nhiên. Những thứ kể trên khi hoà quyện vào những câu thơ tinh tế và sâu lắng khiến người đọc người nghe đều cảm được tình yêu sâu lắng mênh mang cũng là sự lan tỏa tự nhiên theo dòng sông tâm hồn có thời gian trầm buồn nhiều hơn thời gian lũ...

Từ cách tạo dựng và hòa trộn các dòng thời gian khi ẩn, khi hiện đã tạo ra dư âm. Bài thơ là cuốn phim quay chậm, nối tiếp nhau bằng những phân cảnh hiền hòa, trong nền những nốt nhạc trầm buồn của dư âm quá khứ buồn vang vọng…  khiến độc giả xót xa. Nếu thời gian quay trở lại, nếu tôi là tác giả, tôi sẽ lấy người yêu đầu tiên dù cam chịu khó khăn, vất vả. Và nếu được chọn, tôi chọn miền sinh thái hiền hòa thuở xưa, nơi con người sống thân thiện với nhau, thân thiện với thiên nhiên với tình yêu thủy chung, son sắt…

Chúng ta có đa vũ trụ, mỗi vũ trụ có thời gian riêng và cách vận hành riêng, đem so với cảm nhận thời gian trong bài thơ này cho thấy văn học đôi khi dự cảm về thời gian của đa vũ trụ, là vấn đề khoa học chưa có cách gì nghiên cứu.


CHIỀU CỦA MŨI TÊN THỜI GIAN

“Biển cạn” kể lại một câu chuyện buồn của nhân loại vốn say với tình yêu và sức sáng tạo của mình...

Biển cạn

“Đã có lúc anh làm con thuyền rạn

Chở mùa trăng trên biển tím là em

Mải say trăng gặp sóng bị đánh chìm

Anh sống sót nhờ bất ngờ biển cạn”.

Tôi đếm được trong 32 chữ chỉ có 25 từ, được nhà thơ chọn lọc để ghép vào tạo thanh âm, sắc mầu, hình ảnh, nhịp điệu, với sự duy tình, tôi tìm được một câu chuyện đẹp về tình yêu mang dáng dấp buồn từ câu đầu đến câu cuối…

Trong quá khứ, thi ca là khoa học để truyền lại những hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, nhận thức về tự nhiên xung quanh mình một cách dễ hiểu, dễ nhớ và sau đó sự giao thoa này được một số nhà thơ sử dụng để mang theo thông điệp duy lý trong vỏ bọc duy tình. Để hiểu các câu thơ này, cần quay lại quê hương tác giả.

Cửa Lò là vùng đất cổ ven biển. Cả một vùng cát vàng rộng lớn kéo dài từ Bắc vào Nam, trước đây là biển xanh. Lòng đất còn lưu giữ các mỏ than bùn trên địa phận làng Cẩm Trường. Một chiếc mỏ neo thuyền đi biển rất cổ dưới lòng đất xứ xã Đoài.

Cửa Lò là vùng cát bồi: các giồng cát dài trên bờ biển, xen kẽ các vùng ao trũng,  dòng nước trong chảy vào, tạo ra các thửa ruộng chuyên canh... Các loại hóa thạch chỉ ra mỗi giồng cát là một giai đoạn trong quá trình biển lùi, bắt đầu từ cuối kỷ Đệ Tứ (cách đây khoảng 2,6 tỷ năm). Đó là thời trái đất diễn ra sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật lớn, dẫn đến sự sụp đổ về mật độ, sự đa dạng của động vật và sự tuyệt chủng của các tầng lớp sinh thái quan trọng trên toàn cầu...

Chúng ta tìm những thông điệp được dấu trong vẻ đẹp buồn, mộc mạc, đơn sơ với những từ nghiêng về siêu thực đã nhắn gửi thông điệp gì đó từ góc nhìn thời gian vốn hiếm khi đồng điệu với thi ca…

Các định nghĩa có trong bài thơ:

“Con thuyền rạn” – là mạn thuyền có nhiều vết nứt nhỏ nhưng vẫn đi biển an toàn. Con thuyền tình mà chàng trai hóa thân, có vẻ quá cũ trên đường đi của nó và bắt đầu những hư hỏng do thời gian hòa vào mầu tan vỡ từ linh cảm được kể một cách mộc mạc của người đi trên đó: “Đã có lúc anh làm con thuyền rạn”.

Thuyền không chở trăng, thuyền chở “mùa trăng” tức là chở dòng thời gian có chu kỳ khi tròn, khi khuyết, lúc đầy, lúc vơi trên “biển tím” là biển tình yêu và tác giả định nghĩa trong bài thơ này “là em”. Chính do chu kỳ tròn khuyết dễ nảy sinh ảo tưởng lấy đi cái bóng trái đất in trên đó một cách dễ dàng.

Biển tím” là một hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên, nó là mầu của chết chóc do máu của các loại cá tôm hòa vào cộng với những thay đổi hủy diệt môi sinh tạo nên. Chỉ có những người sinh ra vùng ven biển, yêu biển, gắn bó với biển như tác giả mới biết được điều này từ trong truyền thuyết của cha ông để lại. 

Theo quy luật, tàu đi biển khi không chở hàng, phải hút nước vào từng khoang trong hầm tầu để tránh bị sóng đánh chìm. “Thuyền rạn” nước ngấm vào, trong khoang có chút nước sẽ thêm vững vàng. Lý do thuyền bị đánh chìm là do “mải say trăng” và gặp “sóng” đêm nên bị đánh chìm. Ta ngược lại câu thơ thứ hai, tác giả đã định nghĩa rõ ràng: em là “mùa trăng trên biển tím”. Vậy “say trăng” không phải là say mê em quên cả chèo lái đến mức để con thuyền chìm. Trăng ở đây là một nhân tố khác ngoài “em” và “anh” nhưng nó đẹp, nó dịu dàng và quyến rũ đến mức nó đánh chìm con thuyền vốn đang hành trình trong chu kỳ thời gian và vô cùng ổn định trong khoảng thời gian dài gần như trọn cuộc đời. Vậy thì trăng chính là những giấc mơ đẹp của con người, mà hỡi ôi, con người luôn mơ làm chúa tể.

Khi bị chìm, điều kỳ lạ xảy ra “anh sống sót”, không thấy em, lại cũng không thấy cảm xúc gì cả, chỉ có hai nguyên do vừa có lý, vừa vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên:

- “biển tím”;

- “bất ngờ biển cạn”;

cùng xảy ra trong thời gian và không gian; lập tức đóng sập lại câu chuyện con thuyền gặp nạn trên biển. Bài thơ để lại cho ta sự phân vân cũng là hy vọng: muốn nhà thơ cho sống sót cả hai người.

Trong tự nhiên không có việc biển cạn bất ngờ nếu nó không là hệ quả của sóng thần, của bom hạt nhân… hoặc là biển vào thời điểm tương lai cách chúng ta 1,5 tỷ năm, lúc mặt trời phình to nuốt chửng trái đất và trái đất rực một mầu lửa, trước đó biển tím ngắt mầu chết chóc rồi mới đến biển cạn khô …

Phải chăng có câu chuyện buồn khác được viết bởi bài thơ.

Tôi sẽ làm ngược quy trình, biến thơ thành văn xuôi qua xâu chuỗi các sự kiện từ bài thơ theo mạch logic hình thức, để viết lại câu chuyện con tầu Tàu Nô-ê (Noah) nhưng ở dạng tự nhiên với Biểntự nhiên.

Biển là nơi của sự sống ban đầu và là nơi trốn tránh trong tương lai khi trái đất quá nóng.

Biển tím là tự nhiên đến lúc suy sụp không thể đảo ngược quá trình và con người đi trên dòng thời gian lúc đó, hối hả, không kịp theo ngày giờ, họ theo mùa trăng với hy vọng đảo chiều thời gian quay về quá khứ để tự cứu mình. Do biết trước mọi việc xảy ra trên dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, khi về được lại quá khứ, con người sẽ dễ dàng hành động để thay đổi tương lai có lợi cho mình. Đảo chiều thời gian để về lại điểm có thể phục hồi nhằm chặn quá trình trái đất nóng lên vượt qua điểm không thể phục hồi.

Không may, con thuyền quay về quá khứ ở thời điểm cách đây hơn 4 tỷ năm về trước, lúc đó biển cũng cạn trơ đáy và sau đó, nước theo ra từ núi lửa phún trào cộng với nước đóng băng từ các sao chổi va quẹt vào trái đất. Vào thời điểm đó, chọn lựa của tự nhiên có vẻ chỉ giữ lại vài người tốt nhất trong đó mà thôi và không rõ tương lai bắt đầu lại lần thứ hai với việc hình thành lại tự nhiên, có đúng như bây giờ hay không, nhưng chắc chắn sẽ vô vùng khốn khó; buộc con người phải từ bỏ ý niệm chúa tể của mình để chung tay xây dựng thế giới mới đầy yêu thương và tôn trọng một tự nhiên khác đang hình thành...

Ẩn trong bài thơ mang hình hài siêu thực này là thông điệp hãy cứu trái đất bằng tình yêu thiên nhiên, con người. 

Bài cũng dự báo rằng, trong cả những trường hợp bất lợi nhất xảy ra, hủy hoại rất nhiều nhưng vẫn còn đó nhiều thứ không thể vùi lấp... Tự nhiên sẽ lựa chọn vài người đủ trong sáng, đủ tốt đẹp, đủ từng trải; do đó đủ hiểu biết đúng và nhân văn để tồn tại theo quy luật muôn đời: mọi nghịch cảnh dù lớn đến "bất ngờ biển cạn", hủy hoại cả môi trường xung quanh cũng không đủ sức hủy hoại tất cả tự nhiên và các giống loài.

Đó cũng là triết lý dân gian: Cây ngay không bị chết đứng; lửa (chỉ là nhân tố) thử vàng; gian nan (chỉ có giá trị) thử sức, biển cạn chỉ để cảnh tỉnh và làm công việc chọn lọc tự nhiên để làm lại tự nhiên mới khi tự nhiên cũ bị hủy hoại hoặc là lúc khởi đầu một cuộc hành trình khác trên con tàu du hành vũ trụ mang tên gọi tương lai...

Quê hương góp phần tạo nên vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng

Có vẻ tác phẩm vừa mang hình hài văn hóa quê hương vừa có tài hoa của tác giả.

Khác với các cửa biển Việt Nam, Cửa Lò do 2 con sông lớn tạo thành: sông Cấm đổ vào biển cùng với Cửa Hội là nơi sông Lam ở phía Nam đổ ra biển, phù sa của hai con sông chung sức bồi đắp qua năm tháng cho Cửa Lò, do đó vùng đất này là tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa chung “Xứ Nghệ”, một trong những cái nôi văn hóa dân tộc.

Ngay đến tên gọi cũng mang dấu ấn 2 thời:

Có ba mặt sông biển, khiến dân gian cho rằng tên gốc là Cửa lùa (gió) và bị gọi trệch thành Cửa Lò.

Căn cứ vào dấu ấn của cư dân nói ngôn ngữ Malayo – Polynedieng từng nhập cư, khai khẩn vùng đất này; trong ngôn ngữ của các cư dân Malayo – Polynedieng có từ “kuala” để gọi tên nơi con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kuala được Việt hóa thành danh từ riêng kuala/kualo và cuối cùng là địa danh hóa thành Cửa Lò.

Cửa Lò không phải là cửa biển mà là dải đất ven biển nằm trọn giữa 2 cửa biển: phía bắc có sông Cấm đổ vào biển và là cửa biển không được đặt tên. Phía Nam có cửa Hội nơi sông Lam đổ vào biển đông. Người bản địa quen với cách đặt tên địa danh có nhiều chuẩn mực này.

Cách quản lý Cửa Lò cũng khác xa mọi địa phương trong nước. Là vùng sinh thái ven biển có núi chạy dài ra biển. Ngoài khơi xa có nhiều đảo che chắn bão tố miền Trung. Các vùng cát trắng tinh xen lẫn ốc đảo xanh tươi trù phú. Bãi biển dài, phẳng và thoải, cát mịn sạch, nước trong, độ mặn vừa phải, phong cảnh đẹp, nhiều đường giao thông qua lại nên người Pháp đã ban hành Nghị định ngày 23/01/1901 quy định về phương thức sở hữu đất ở bãi biển Cửa Lò: thời hạn 5 năm. “Bất cứ người nào được nhượng đất sẽ được xây dựng, trong một thời gian là 1 năm, một công trình để ở trên diện tích đất đã được chuyển nhượng”. Do đó, Cửa Lò là nàng công chúa ngủ say trên bờ biển lộng gió, nhờ cách mạng đánh thức, cô tỉnh giấc bước ra khỏi căn phòng để thành mỹ nhân.

Sinh ra và lớn lên từ một vùng địa chất, sinh thái, văn hóa với các tầng trầm tích cổ mới đan xen và dòng phù sa tự nhiên cùng văn hóa hội tụ về và bồi đắp. Lại được đến đất nước xứ bạch dương giầu tình cảm, thủy chung như người Việt; được học tập, tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong đó khoa học cơ bản, khoa học vũ trụ và nghiên cứu vius vốn đứng đầu thế giới, góp phần cùng quê hương tạo cho thơ Nguyên Hùng nét độc đáo: con thuyền thơ của Nguyên Hùng ở trong vũ trụ thi ca là nơi giao hòa giữa duy tình và duy lý, đáng lẽ sẽ triệt tiêu nhau; nhờ dòng sông thời gian đầy biến ảo chở đi muôn phương, đã bổ sung cho nhau; cho độc giả nhiều cảm xúc suy tư với nhiều góc nhìn, ở mọi cấp độ khác nhau.

Ghi chú: Các ký tự viết nghiêng lấy từ thơ của Nhà thơ Nguyên Hùng

[1] Hà là một loài sinh vật biển thường bám vào tầu bè, công trình biển, có vỏ bọc cứng như đá.

Một vài thông tin liên quan:

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm