TIN TỨC

Những bông hoa tình yêu từ Maya

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
333 lượt xem

Ai cũng biết rằng Mayakovsky cả đời phải lòng đắm đuối Lilya Brik trong một “hình tam giác tình yêu” đầy éo le. Thế nhưng, “nàng thơ vĩnh cửu” đó đã không thể cản ông có những khoảnh khắc đầy lãng mạn ngoài luồng khác.

Số là, cuối những năm 20 của thế kỷ trước, Mayakovsky sang thủ đô Pháp để giới thiệu thơ mình. Tại đó, ông đã phải lòng một mỹ nữ người Nga tên là Tatyana Yakovleva. Người đã giới thiệu cho “giai tài, gái sắc” đến với nhau là Elsa Triolet, nữ văn sĩ, vợ của thi sĩ cộng sản Louis Aragon và cũng là em gái ruột của chính Lilya Brik.Sau này, trong hồi ký, Elsa Triolet đã giải thích một cách đơn giản là bà đã làm thế để Maya đỡ buồn chán khi ở xa Tổ quốc. Nhưng cũng có thể, Elsa làm vậy để Maya vì một tình yêu mới mà buông tha cho chị gái Lilya của mình chăng? Dù với động cơ gì thì chính Elsa ngày 25.10.1928 cũng đã mời cả Maya lẫn Tatyana Yakovleva tới tham dự buổi tiếp tân văn nghệ tại ngôi nhà của bà với Aragon. Và đây là lần đầu tiên đôi tình nhân tương lai được gặp nhau…

Ở thời điểm đó, Tatyana đã phải lưu vong tại Paris đến hai năm rồi. Như những người đương thời nhận xét, cô gái gốc Nga này có thể tác động đến bất cứ một bậc tu mi nào như thuốc gây nghiện. Cao ráo, chân dài, tóc vàng tự nhiên, với đôi mắt long lanh đầy biểu cảm, tới đâu, Tatyana cũng khiến thiên hạ phải tập trung mọi sự chú ý vào cô.

Nhà thơ Vladimir Mayakovsky (1893-1930)

Cô sinh tại Nga trong một gia đình quý tộc, được nhận một sự giáo dục hoàn hảo từ tấm bé, may mắn được toàn vẹn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và đã sang Paris từ năm 1926 theo lời gọi của một người chú, một họa sĩ nổi tiếng ở Paris. Và ở Pháp, sau khi hồi phục thoát khỏi bệnh lao, Tatyana bắt đầu công việc của một người mẫu tại hãng của Christian Dior và chẳng bao lâu sau, “gương mặt bí ẩn của phượng hoàng Nga” đã xuất hiện ở khắp Paris trên các tấm pa nô quảng cáo.

Nhờ các mối quan hệ của chú mình, Tatyana đã mau chóng hội nhập được với giới thượng lưu. Trong số những người si mê cô có những tài danh nghệ thuật lừng lẫy… Thậm chí nhà thơ kiêm đạo diễn Jean Cocteau còn nhờ cô mới thoát khỏi nhà tù. Số là, một lần Cocteau đã bị Cảnh sát đạo đức bắt sau khi vào một phòng trọ cùng với nam diễn viên Jean Marais (hai người có mối quan hệ đồng tính). Khi hay tin Cocteau bị bắt, vốn là người hâm mộ tài danh này. Tatyana Yakovleva đã liền tới đồn cảnh sát, giận dữ yêu cầu phải ngay lập tức thả “người yêu” của cô, bị bắt giữ vì bị hiểu nhầm tai hại (!).

Trở lại với cuộc tiếp tân ở nhà của Elsa và Aragon. Khi Maya vừa nhìn thấy Tatyana Yakovleva, nhà thơ đã như “Từ Hải chết đứng”. Anh trở thành một đứa trẻ si tình.  Đến cuối buổi tiếp tân, lúc đó trời đã khuya lắm rồi, Maya xung phong tiễn cô gái về. Và chỉ rời cửa nhà Aragon chưa đầy năm phút, nhà thơ lớn đã quỳ gối xuống nền đường lát đá của thủ đô Paris và nói một thôi một hồi những lời tỏ tình với mỹ nhân. Hơn thế nữa, Maya còn van nài để xin Tatyana trở thành vợ anh và cùng anh về với Liên Xô…

Và thế là mỹ nhân 22 tuổi, với đôi chân dài miên man và mái tóc vàng lộng lẫy, cực kỳ nổi danh trong giới thượng lưu Pháp, đã luôn ở cạnh nhà thơ Xô Viết trong mọi việc khi Maya “du diễn” tại Pháp. Theo nhận xét của họa sĩ V.I. Shmakhayev, chỉ nhìn riêng về hình thể, hai người “đã là một cặp đôi lý tưởng”…

Maya vốn là người rất gắn với thế sự, thực tế, còn cô gái gốc Nga lại được trưởng thành trong tinh thần lãng mạn thuần khiết. Có lúc Tatyana đã cảm thấy mình không thể nào đồng cảm được với phong cách ào ạt sự đời của nhà thơ Xô Viết. Nhưng rồi tấm tình nồng nàn của Maya càng làm cô say mê… Còn về phần Maya, ở thời điểm đó, như chính lời nhà thơ thổ lộ với bạn bè, anh thực sự cần có một tình yêu lớn mới mẻ và chỉ có tình yêu lớn ấy mới có thể cứu rỗi tâm hồn thi sĩ đang trong cơn khủng hoảng tinh thần…

Tatyana Yakovleva (1906-1991)

Tuy nhiên, trước yêu cầu kết hôn và cùng trở về Liên Xô của Maya thì Tatyana Yakovleva lại phân vân. Và từ chối… Chỉ sau khi Maya một mình rời khỏi Pháp tháng 12.1928 trong tâm trạng đầy đau khổ, cô gái mới dần dà hiểu ra lý do khiến cô đã phải khước từ nhà thơ: bằng linh cảm của mình, cô sợ mình không thể quen được với một nước Nga Xô Viết và nhất là cô sợ khi trở về Tổ quốc, Maya lại “ngựa quen đường cũ” quay về với tình yêu khốn khó đã dành cho Lilya Brik… Ngày 24.12, Tatyana đã viết trong thư gửi cho mẹ mình: “Anh ấy thật khổng lồ cả về thể chất lẫn tinh thần, đến mức sau anh ấy gần như chỉ còn lại là sa mạc. Đó là người đầu tiên đã để lại được dấu tích trong lòng con…”.

Mối tình Paris đã giúp cho Maya viết bài thơ “Thư gửi Tatyana Yakovleva” chỉ một ngày sau khi hai người biết nhau. Sau này, Lilya Brik đã rất ghen với bài thơ này và đã ngăn cản để bài thơ không được công bố suốt một thời gian dài. Bởi lẽ, đó là bài thơ duy nhất mà Maya đã tặng cho một người phụ nữ không phải Lilya. Bài thơ kết thúc bằng những câu sau:

“Đàng nào anh một khi nào đó

Cũng chiếm được em thôi

Cùng với Paris hoặc không cùng với nó…”

Tatyana đã không để Maya “chiếm” được mình. Tuy vậy, chỉ vài ngày sau khi Maya rời khỏi Paris, mỹ nhân đã rất ngạc nhiên khi thấy người chuyển đồ mang một bó hoa tươi rất đẹp tới với lời nhắn: “Mayakovsky gửi tặng”. Và cũng từ đó, tuần nào cô cũng vài ba lần nhận được những bó hoa lộng lẫy với lời nhắn không bao giờ thay đổi: “Mayakovsky gửi tặng”.

Sau này, Tatyana mới biết rằng, Maya đã chuyển toàn bộ số tiền nhuận bút và “nhuận khẩu” nhận được trong chuyến “du diễn” tại Paris vào ngân hàng cho tài khoản của một công ty bán hoa nổi tiếng để tuần vài ba lần, họ gửi tới cho cô những bó hoa quý hiếm nhất có thể tìm được ở Paris. Hoa hồng, hoa chi tú cầu, các loại hoa lan, violet Parma, hoa tuy líp đen… Tất cả những bó hoa tuyệt vời này đều đã được gửi tới cho ý trung nhân của nhà thơ Nga vĩ đại…

Công ty hoa ở Paris đã thực hiện đơn đặt hàng rất chỉn chu. Dần dà chính Tatyana đã quen với ý nghĩ rằng, ở đâu đó xa xôi luôn có một người đàn ông yêu cô nhất mực và luôn tỏ tình với cô bằng một cách độc đáo đầy lãng mạn và cảm động. Thế rồi, chuyện dữ xảy ra: Maya đã tự sát ngày 14.4.1930! Khi hay tin, Tatyana cảm thấy như đất dưới chân cô vụn vỡ. Cô không biết mình phải sống tiếp ra sao và tự trách mình rằng, nếu cô ở bên cạnh nhà thơ tại nước Nga thì chắc anh đã không tự sát…

Tatyana đã rơi vào cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Cô ở lỳ trong nhà. Và bỗng nhiên có tiếng gõ cửa. Và cô lại nhận được một bó hoa lộng lẫy với lời nhắn: “Mayakovsky gửi tặng”. Công ty hoa ở Paris không nhận được một dặn dò nào khác phòng khi người khách đặt hàng qua đời nên cứ thực hiện nhiệm vụ theo nếp cũ. Và những bó hoa vẫn được đều đặn gửi tới Tatyana ngay cả khi Maya không còn trên cõi đời này nữa…

Người ta nói, tình yêu có thể bất tử nếu đó là đích thực. Maya đã chứng mình điều này. Theo một số giai thoại, Taytyana đã đều đặn nhận được những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng” trong suốt những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Ngay cả khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thành phố Paris bị quân phát xít Đức chiếm đóng, Tatyana đã không bị chết đói vì sau khi nhận được những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng”, cô đã mang chúng ra bán ngoài phố để lấy tiền độ nhật… Những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng” đã giúp người phụ nữ sống sót tới ngày hòa bình…

Cũng có thể điều này cũng chỉ là giai thoại nhưng rất muốn tin là, những bó hoa đó vẫn được gửi đến Tatyana Yakovleva cho tới nhiều năm sau này nữa. Có lẽ chỉ khi bà rời Paris sang sống ở bên Mỹ, nghi lễ tuyệt vời này mới không còn nữa… Tatyana Yakovleva đã qua đời ở tuổi 83, ngày 28.4.1991, tại Bang Connecticut, Hoa Kỳ.

Cho đến nay vẫn tồn tại rất nhiều giả thuyết về vụ tự sát của Maya. Có người bảo ông làm thế vì “bất đồng với chính thể”. Có người đề cập tới một sự khủng hoảng thi ca… Cũng có người bảo, ông thất tình (ở thời điểm đó, Maya đang phải lòng một cách tuyệt vọng nữ diễn viên Veronika Polonskaya)…

Tuy nhiên, trong nhật ký của Mikhail Yakovlevich Prezent (1898 – 1935), người sáng lập sáng lập ra Thư viện Chính phủ, hiện được giữ trong kho lưu trữ tại Điện Kremli, có đoạn ghi rằng, sáng sớm ngày 14.4.1930, Maya đã ra bưu điện gửi một bức điện tín tới một người tên là Tatyana Yakovleva: “Mayakovsky đã bắn súng tự sát”…

HỒNG THANH QUANG/VNCA

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu - Thức với miền xưa
Bài viết về tập thơ “Thức với miền xưa”, NXB Hội Nhà văn
Xem thêm