TIN TỨC
  • Thơ
  • Nối dài lịch sử

Nối dài lịch sử

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-21 13:37:25
mail facebook google pos stwis
579 lượt xem

Cảm nhận của nhà văn  LÊ THANH HUỆ
 


VÕ TƯỚNG QUÂN

Nguyên Hùng


Võ Nguyên Giáp

Thầy giáo sử đã làm nên lịch sử

Cả thế giới suy tôn là thiên tài quân sự;

Từ chiến công diệt Phai Khắt, Nà Ngần

Người đã là Anh Cả của toàn quân.

 

Võ Nguyên Giáp

Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh

Với tư tưởng quân sự lừng danh

Là “Chiến tranh nhân dân”

Không sợ mất mát hy sinh

Nhưng luôn quý sinh mạng từng người lính.

 

Võ tướng huyền thoại

Vị tướng bất chiến bại

Vị tướng đánh bay 10 đại tướng ngoại bang

Là đại tướng 5 sao

Các kẻ thù phải nghiêng mũ cúi chào…

 

Giặc tan

Người về với nhân dân

Sống cùng nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân;

Khi nằm xuống, Người về nơi Đất Mẹ

Không màng lầu son gác tía

Không màng lăng tẩm xa hoa

Người ngự canh Đảo Yến - Vũng Chùa

Xua bão dữ, ngăn lũ giặc lăm le từ phía biển

Uy dũng Võ tướng quân mãi còn hiển hiện

Cả khi Người đã hóa thiên thu…
 

    26/8/2015.


Với 109 chữ của 3 khổ thơ đầu, lịch sử 2 cuộc chiến tranh chống một đội quân thực dân và một đội quân đế quốc hùng mạnh nhất thời đại được thi sỹ, tiến sỹ Nguyên Hùng vẽ nên qua chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm quân trong bài thơ Võ Tướng Quân.

Khi tác giả khẳng định:

Võ Nguyên Giáp

Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh

Câu thơ cho thấy lịch sử chọn Người làm danh tướng. Và do đó, khi Mao Trạch Đông nói với Đại tướng: Tướng Giáp không qua bí thư tỉnh ủy, nên làm đại tướng có lợi cho đất nước hơn. Ông vui vẻ. Chúng ta suy diễn: là giáo sư dạy lịch sử nên Đại tướng hiểu ở cương vị tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, những nơi chỉ có chủ tịch Hồ Chí Minh mới có khả năng trở thành anh hùng dân tộc. Nhưng khi đọc hết bài thơ, tự nhiên chúng ta hiểu, Đại tướng sẳn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào nếu nó có lợi nhất cho đất nước, non sông.

Anh hùng không chết nơi chiến trường, nhiều người lọt lỗ chân trâu do những kẻ ghen ăn ghét ở tạo ra khi họ thôi nghiệp cầm quân.

Nhưng tại sao người ung dung tự tại vượt qua mọi mưu mô thâm độc hãm hại mình. Độc giả hãy đọc 38 chữ (38 là số ông địa, tức là nhân dân, người cai quản đất đai muôn đời).

Giặc tan

Người về với nhân dân

Sống cùng nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân;

Khi nằm xuống, Người về nơi Đất Mẹ

Không màng lầu son gác tía

Không màng lăng tẩm xa hoa

Chính vì vậy nên toàn dân, toàn quân bảo vệ Đại tướng của mình về tận nơi yên nghĩ cuối cùng.

Điều làm nên sự khác biệt của Đại tướng là người muốn hiến chút thịt xương để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc:

Người ngự canh Đảo Yến - Vũng Chùa

Xua bão dữ, ngăn lũ giặc lăm le từ phía biển.

Đó là nhân cách của con người vì Tổ quốc, vì dân tộc của một vị đại tướng lừng lẫy bốn biển, năm châu đã tồn tại giữa lòng dân cho đến khi ra đi và trở thành vị anh hùng dân tộc, một trong mười vị tướng nỗi tiếng nhất thế giới mọi thời đại:

Uy dũng Võ tướng quân mãi còn hiển hiện

Cả khi Người đã hóa thiên thu…

Tác giả vốn trọng niêm luật thơ; bài thơ này viết về một danh tướng sử dụng chiến tranh du kích, xuất kỳ bất ý, và không sử dụng chiến tranh quy ước. Chỉ đánh ở địa điểm và thời gian do ta chọn, do đó bài thơ có niêm luật tự do và độ mở biên độ câu thơ rất rộng từ 2 chữ Giặc tan  đến 11 chữ Xua bão dữ, ngăn lũ giặc lăm le từ phía biển; tạo hiệu ứng chiến công viết vào sẽ nhiều hơn theo chiều lịch sử dài ra.

Không gian trong bài thơ đi từ cá nhân Võ Nguyên Giáp đến tầm thế giới Cả thế giới suy tôn là thiên tài quân sự; rồi quay lại với nhân dân để thu về Đất mẹ (Quảng Bình) tìm nơi trấn giữ biển khơi. Đó là tầm cỡ trí tuệ chỉ huy có điểm, có diện; có mặt trận trong toàn bộ đất nước nơi toàn dân đang hiệp đồng với nhau, vận dụng hiểu biết, xu thế, quan hệ với thế giới bên ngoài để tổng chỉ huy.

Theo chiều thời gian, từ Thầy giáo sử cho đến lúc làm nên lịch sử và trở về với vĩnh hằng, bỏ đi ngọn đồi nơi quê hương dành cho người để gần biển với mong mỏi canh biển canh trời. Từ đó thời gian của bài thơ kéo đến vô tận theo chiều của trường tồn dân tộc.

Trong bài thơ, không gian và thời gian đi với nhau theo đúng chiều thời gian từ xưa đến nay và sáng tạo của bài thơ ở 2 câu kết, thời gian sẽ đi tiếp trong thơ dù bài thơ dừng lại.

Chúng ta đã đọc qua nhiều bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ những câu thơ hồn nhiên của thi sỹ Bút Tre:

“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”

Sinh thời, Đại tướng không phiền lòng vì cách ngắt tên của người ra 2 dòng cho dễ gieo vần. Nếu xét về tổng thể, câu thơ cũng chỉ là một thông báo, không có thông tin do ai cũng biết: đánh trận xong thì về, lo trận tới nặng nề hơn… ở lại chiến trường làm gì nữa. Rồi thì nhiều bài thơ viết về Đại tướng đúng niêm luật, đúng vần tôi đã đọc; nhưng tôi chưa thấy bài thơ nào chỉ có 182 chữ lại vẽ nên chân dung Đại tướng chân thực và sâu sắc từ khi cầm quân đến khi về với nhân dân và sau cùng về với non sông đất nước rồi đi vào lòng nhân loại mênh mang như bài thơ “VÕ TƯỚNG QUÂN”.

Bài thơ Võ tướng quân được nhạc sỹ Xuân Thủy phỏng thơ phổ nhạc. Dù muốn hay không, thơ hay được phổ nhạc như chiếc thuyền chở thi ca được gắn thêm ngọn cờ để đi vào đại dương văn hóa.


 

Mời nghe ca khúc Sáng ngời Võ tướng quân (nhạc Đỗ Tiến Lập, thơ Nguyên Hùng)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Trần Khải Duy - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Còn ai ru đời - Chùm thơ Nguyễn Hồng Linh
Chùm 3 bài thơ của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Chùm thơ La Mai Thi Gia
La Mai Thi Gia sinh ngày 15-10-1980 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, là tiến sĩ ngữ văn, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Hoàng Thị Hiền - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Bùi Ngọc Phúc – Thơ dự thi (chùm 2)
Chùm thơ dự thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Xem thêm
Trần Ngọc Mai - Chùm thơ dự thi
Cuối xóm có người phơi láKhông phải Tết nhưng thơm mùi bánh chưngQuán bia hôm nay vắng khách Những gã trai đi đâu ký gửi nỗi buồn?
Xem thêm
Việt Thắng – Chùm thơ dự thi
Xe buýt dừng góc phốngười vội vàngxuống lênChị thiếu phụ ôm niềm hy vọngPhố lên đèn
Xem thêm
Khuê Việt Trường – Chùm thơ dự thi (chùm 2)
Này con đường nhỏThiếu bàn chân quenBụi bay bụi bayCó con bướm vàngBay về gieo mộng
Xem thêm
Nguyễn Doãn Việt - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi cùng em một chiều Tân cảngKhông biết đang mộng hay thựcmơ màngMộng mấy trăm năm bước chân người đi mở đất
Xem thêm
Nguyễn Thanh Hải - Thơ dự thi (chùm 2)
Thơ dự thi “NHÂN NGHĨA ĐẤT PHƯƠNG NAM”
Xem thêm
Minh Đan - Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Chu Minh – Chùm thơ dự thi
Những quán xá đèn màuNhững ngôi nhà cao ngấtNhững ngã đường rẽ về đâu xuôi ngượcMình tìm nhau chốn nào
Xem thêm
Lê Hải Kỳ - Chùm thơ dự thi (chùm 3)
tôi mắc cạn vào emvì một nếp phương Namvì mắt nâu đêm ấy chẳng cài then
Xem thêm
Nhất Mạt Hương – Chùm thơ dự thi
Mai em về- Cần Thơ xa xôi!Cơn mưa ngấn lên lời giã biệtMắt ai ướt giấu bao điều tha thiếtCó cây cầu lắt lẻo phía chiều buông.
Xem thêm
Bùi Ngọc Phúc – Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Xem thêm
Vũ Tuấn – Chùm thơ dự thi
Tôi đâu biết song loan gõ nhịp đời bão tốQuăng quật, xô tôi chạm những chân trờiTôi mới hay tiếng khóc nụ cườiPhải đổi bằng tiếng bìm bịp kêu thủng hai tròng mắt
Xem thêm