TIN TỨC

Phút bù giờ - cho mỗi người!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-18 13:23:40
mail facebook google pos stwis
1207 lượt xem

Nhà thơ Minh Đan vừa ra mắt tập thơ mới, có cái tựa rất ấn tượng “Phút bù giờ”. Đây là tác phẩm thơ in riêng thứ 4 và là “đứa con tinh thần” thứ 7 của tác giả. Tập thơ gồm 5 chương: Khâu múi nhớ; Phố trôi; Ghi chép vụn vặt mùa Covid; Nước mắt xé trờiLương tâm cô đơn.

Phút bù giờ - cho mỗi người!

NGUYỄN QUANG VINH

Hóa ra sinh ra ở trên đời, con người ta không chỉ sống cho mình, cho riêng mình, cho một mình mình, vui hay buồn, thành công hay thất bại, ấm  hay lạnh, đói hay no, nước mắt hay nụ cười, cứ tưởng là đời mình chỉ là như thế, cao hoặc thấp, trắng hoặc đen, bình thường hay phi thường, trọn một đời người, rồi nhắm mắt, tưởng là xong, tưởng chỉ cần có thế, bao gọn suốt một đời mình, như một trận đấu, có tiến có lùi, có ngã có đứng, có khóc có cười, rồi cũng xong một trận đấu.

Tôi hiểu Minh Đan, tác giả của tập thơ này còn muốn nói đến chuyện khác, ngoài em, ngoài ngõ nhà, ngoài tầm mắt, ngoài khuôn định, ngoài vòng tròn của một đời người, ngoài mình, chỉ vài phút ngoài mình thôi, như là PHÚT BÙ GIỜ, nhưng nó là Người, là tâm tính, là trái tim rung cảm, là sự chia sẻ, là những cộng và trừ từ em đến ai đó, đến ai đó nữa, thành thế giới bé nhỏ, thành thế giới lớn lao, thành nhân loại.

Tôi hiểu em, tác giả của tập thơ này, viết ra từng bài, cảm xúc từng bước đi, ánh nhìn, ngoài em, nhưng đó mới là nhà thơ. Thơ phải viết trước hết cho mình, rồi viết cho người, rồi viết cho cả cuộc đời này, đó là thơ lớn từ một trái tim xúc cảm lớn nhưng được nâng niu và nuôi nấng ở một trái tim bé nhỏ, mong manh, dằn vặt, hờn dỗi với nhịp sống, với gió mây, với phận người quanh mình qua từng bước đi đủ để thấm, đủ để cảm, đủ để đau, đủ để hạnh phúc.

Tôi hiểu em, phút bù giờ cần thiết cho em, cho mỗi người, cho chúng ta, để trách nhiệm hơn với cả cuộc đời mình, với cuộc sống mà mình đang có mặt.
 

Văn chương TP.HCM xin giới thiệu chùm thơ rút từ tập Phút Bù Giờ của Minh Đan.
 

CƠN MƠ PHÓNG SINH
 

Những cơn mơ gói trong các hộp cạc tông

nhốt tương lai dưới gầm cầu

biết có ngày mở mắt?

 

Những cơn mơ thiếu ôxy

thoi thóp vì đói khát

ngày ngày lên cơn co giật

liệu trình nào chữa vết thương?

 

Những cơn mơ 

bắn thẳng vào bốn bề gió lộng

 

Mê sảng gọi món ăn ngon

loay hoay tìm nguồn sống

ngột ngạt lời phân bua

 

  Những cơn mơ chầu chực trước cổng chùa

ngấu nghiến lời chay tịnh

ai bảo giấc mơ có cánh

sẽ bay đi ?

 

Những cơn mơ vừa đáp xuống đời

tiếp tục làm trò mặt đất

tôi mở khóa bằng viên kẹo ngọt

cởi trói hộp cạc tông

 

Những cơn mơ phóng sinh

                                  bay lên… bay lên…

 

THỨC TỈNH
 

 

Thế giới không ngừng lo lắng về cô vy

loài người không ngừng chiến đấu vì cô vy

tôi không ngừng thức tỉnh chính mình

 

Trong sáng quá!

không đuổi kịp lưu manh đang chế ngự

đành ngụp lặn vào... thơ

an nhiên làm một kẻ khờ

 

Ước mình là loài chim chóc

thư thả chuyền cành, tắm nắng lượn vui

tự do hát lời tỏ tình bên cánh hoa xinh

không gợn nỗi niềm nhân thế

không lo dịch giã, cách ly

không buồn ai còn ai mất

cứ sải cánh bay bay bay

 

Ước mình là viên đá cuội

thanh thản ngồi tĩnh lặng ngắm trời cao

mở lòng vào cõi hư vô

nghe thông reo, suối chảy dỗ yên ánh sáng

thỏa một đời đá thức

 

Lại ước thời gian ngừng trôi

xuân không mang lộc non đếm tuổi

nếp nhăn chẳng lấy cớ sinh sôi

tóc chẳng buồn điểm thêm sợi bạc

 

Điều ước bao giờ hóa thật

khi lòng người đầy túi tham?
 

NIỀM TIN
 

Xác người bó trong manh chiếu

hồn xuân xanh vất vưởng phía lưng đồi

tim người chết có nao lòng kẻ sống?

ngày tháng bơ vơ

đứa trẻ mồ côi

 

Cộng đồng thương tiếc một mạng người nằm xuống

có tiếc thương niềm tin đi vắng lâu rồi?

thân xác ướp tỷ tỷ thực phẩm bẩn

gây ung thư tràn ngập giấc mơ tôi

 

Niềm tin mòn được cột sau xe

bánh thời gian cũng treo lủng lẳng

còn nhiều đêm trắng

ai thức cùng tôi viết điếu văn?

 

Tôi lặng im mài chữ bên song

suối đã khô, đồng cỏ xanh đã cháy

biển vắng cá rồi, diều không gió để bay

 

Niềm tin

bó trong manh chiếu cột sau xe.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu - Thức với miền xưa
Bài viết về tập thơ “Thức với miền xưa”, NXB Hội Nhà văn
Xem thêm