TIN TỨC

Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
490 lượt xem

Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.

Ảnh minh họa

Tháng ba, người ta nhắc đến hoa sưa, hoa ban, hoa xoan,… bao nhiêu loài hoa của mùa xuân đua nở, nhưng thật thiếu sót nếu không nhắc đến hoa gạo. Loài cây lặng lẽ nhuộm một góc trời thắm đỏ. Hoa gạo là loài cánh đơn, một bông thường có năm cánh lớn, cánh hoa dày, mang màu sắc đỏ tươi. Hoa gạo mỗi độ cuối xuân lại nhuộm rực rỡ những con đường, những bến sông, lại báo hiệu cho sự chuyển mùa.

Tháng ba, khi đất trời chuyển mình, cũng là lúc hoa gạo khoe sắc thắm. Hoa gạo tuy giản dị nhưng rất đỗi thân quen, gắn liền với bao kỷ niệm tuổi thơ và ký ức của nhiều người. Ở những góc phố, trên những dáng cây khẳng khiu, hoa gạo nở thành chùm đỏ tươi. Cây hoa gạo hay còn gọi là hoa mộc miên, có nơi gọi là hoa pơ lang mỗi năm chỉ nở một lần vào tháng ba. Hoa xuất hiện, báo hiệu của những ngày rét cuối đông sắp qua đi. Hoa gạo, với sắc thắm luôn thu hút những người yêu thích đến để chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt.

Không giống như những loài cây khác, cây gạo mang trên mình vẻ gai góc, xù xì. Nhưng cũng thật lạ, chỉ khi vươn cao đến một khoảng không gian nhất định, cây gạo mới trổ mình vươn ra xung quanh. Cả mùa đông, thân cây gạo không một chiếc lá, thế nhưng khi vào khoảng thời tiết chuyển mùa tháng 3, cây gạo như bừng dậy sức sống. Có một điều đặc biệt ở hoa gạo đó là tuy thời gian hoa nở ngắn, nhưng khi rụng xuống, bông hoa gạo vẫn giữ được màu sắc đỏ rực nguyên vẹn, không hề phai tàn như những loại hoa khác.

Không mềm mại như hoa hồng, không thơm như hoa bưởi, nhưng hoa gạo lại mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Nụ hoa gạo xếp liền nhau như tiếp thêm sức sống để hoa bung nở, đỏ rực cả một góc trời. Cuộc sống hiện đại có nhiều thứ thay đổi, nhưng qua bao tháng năm, cây gạo vẫn mang trên mình vẻ cổ kính và mộc mạc khiến ai cũng một lần nhớ nhung.

Hầu như làng quê nào ở Việt Nam cũng có một cây gạo đâu đó quanh làng, vươn mình chứng kiến những đổi thay của làng và lưu dấu một miền ký ức đẹp đã đi qua. Vậy nên, cho dù sống nơi phố phường tấp nập hay làm ăn nơi đất khách quê người thì hình ảnh những bông hoa gạo tháng 3 vẫn luôn khiến những người con xa xứ nhói lòng khi nhớ về quê hương yêu dấu.

Người xưa coi hoa gạo như một phần của đời sống nông thôn, báo hiệu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông. Loài hoa cũng được dùng để dự báo thời tiết theo kinh nghiệm dân gian khi tiết trời chuẩn bị sang hè. Cây gạo không chỉ là một loài hoa đẹp với sắc đỏ thắm mà còn rất tốt cho sức khỏe, được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh từ hoa, vỏ cây và rễ cây.

Cuối tháng ba đầu tháng tư là thời điểm giao mùa của trời đất. Cây cỏ, thiên nhiên cũng khoác lên mình tấm áo mới. Mỗi mùa có một loại hoa riêng, mang vẻ đẹp riêng để người ta thêm yêu thêm nhớ.

Gạo thuộc thân gỗ, cao, to. Thân gạo thẳng và có nhiều mấu. Lúc còn trai tráng cây gạo có nhiều vú gai. Lúc về già thì trơ trụi, mốc thếch, thỉnh thoảng có nhiều cục u, bướu mọc ra làm cho cây sần sùi hơn. Rễ cây như những con trăn khổng lồ trườn bò trên mặt đất. Gốc cây tạo nên các ụ, hang. Có lúc đi qua tụi nhỏ lại giật mình vì không biết con gì chạy ngang qua rất nhanh rồi mất dạng trong đám cỏ.

Tháng Ba khi những vạt nắng đã trở nên vàng ươm, sóng sánh rót xuống vạn vật, cũng là lúc ở mỗi làng quê, những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ. Hoa như thắp lửa, đỏ rực cả một vùng trời. Hình như cả quãng thời gian khắc nghiệt mùa đông, gạo âm thầm vươn rễ, chắt chiu dòng nhựa sống để đến mùa xuân dành trọn cho hoa và lộc biếc. Nụ hoa gạo tròn xinh, chum chúm, xếp sin sít liền nhau nhiều hơn cả lá. Nụ tiếp dòng nhựa sống lớn dần lớn dần rồi đến tháng Ba, hoa bung nở đỏ rực cả một khoảng trời.

Mùa gạo nở, tán cây như một lẵng hoa khổng lồ. Những bông gạo chẳng khác gì chiếc đèn lồng thắm đỏ đung đưa nhè nhẹ trong gió. Thân gạo xù xì, cao vời vợi, mấy người ôm mới hết, nhưng trái lại với sự thô nhám đó là những cánh hoa mềm mại, mịn màng như nhung, mang một màu đỏ chói, xao xuyến đến nao lòng…

Những bông hoa nhắc về tuổi thơ xa lắc, nhắc về những năm tháng còn lên năm lên ba, chạy chơi ở bến nước đầu làng. Hoa gạo rơi từng cánh thắm xuống con đường lát gạch, một vài cơn gió bay ngang thổi vài cánh hoa lả tả trong gió chiều.

Không mềm mại như hoa sưa, không thơm như hoa bưởi hoặc hoa loa kèn mà hoa gạo mang vẻ đẹp thô mộc, giản dị.

Đôi khi muốn tìm một chút tĩnh lặng giữa những ồn ào, những xô bồ của cuộc sống, chạy ùa về gốc gạo, ngửa mặt lên nhìn những cánh tay khẳng khiu đâm vào trời xanh, lòng bình yên đến lạ…

Với người đi xa về thì cây càng trở nên đặc biệt. Cây vẫn sừng sững lại trỗi dậy một cảm giác yên ổn, là niềm vui về làng mình, về nhà mình vội vã trào dâng… một cảm giác bâng khuâng, không kìm nén để được ôm trọn miền ký ức trong lòng. Cây đã trở nên gần gũi, thân thương như thế.

Cây đứng đó như một biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh, thách thức với thời gian, với nắng mưa, bão bùng… len lỏi vào đất để vững vàng giữa mưa gió nghiệt ngã, lặng lẽ nhưng bền bỉ. Cây xù xì xấu xí nhưng lại bừng lên ở mỗi nụ hoa. Cành khẳng khiu nhưng lan tỏa mạnh mẽ, ôm trọn lấy một vùng trời, vùng đất, ôm trọn những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ. Có lẽ vì thế khi yếu lòng lại tìm về đây để học lấy cái đức mạnh mẽ nhưng rất đỗi khiêm nhường ấy.

Tuổi thơ đi qua trong bình yên của quê nhà. Cây gạo đã trở thành hình ảnh không bao giờ quên trong lòng của bao đứa trẻ chân quê. Kí ức của tuổi thơ như được lưu giữ tại đấy. Khi trở về đi vòng quanh cảm nhận giọt thời gian như lắng đọng. Sự sần sùi, xù xì, mốc thếch đó giữ những bí mật của thời thơ dại ngày nào.

B.L.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm