TIN TỨC

Vết tích của ánh sáng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
684 lượt xem

Muội tro (NXB Tổng hợp TP HCM, 2022) là tập 10 truyện trinh thám của nhà văn Võ Chí Nhất vừa ra mắt bạn đọc. Điểm đặc biệt trong Muội tro là tác giả đã xây dựng một mẫu chính cho tuyến truyện trinh thám này, qua hình ảnh nữ cảnh sát hình sự Hà “ớt”.

Hà “ớt” gần gũi, tự nhiên trong lời ăn tiếng nói thường nhật, không bị cứng nhắc mô phạm; cô thông minh, bén nhạy, nghiệp vụ vững vàng và thông minh trong phán đoán để tìm ra cách xử lý sự việc tốt nhất.

Như với truyện ngắn Muội tro, Hà “ớt” đã cho thấy bản lĩnh phá án, khi tinh tế phát hiện ra những chi tiết bất thường trong vụ án chết cháy trên ô tô, để đi đến kết luận về một sự dàn dựng với ý đồ chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Những chi tiết liên quan đến vụ án được nhà văn khéo léo bày xếp trong mạch diễn tiến lần tìm manh mối của hai cảnh sát Hà “ớt” và Lê Thành. Nhà văn đã cô gọn các chi tiết, không sa vào lan man “trữ tình ngoại đề” mà xộc thẳng vào các yếu điểm, đặt để các đường dẫn, sử dụng nhiều đối thoại có hàm lượng thông tin để từ đó lần mở chân tướng sự thật.

Mạch lạc nhưng không kém phần tinh tế, các chi tiết được xử lý tỉ mỉ để cho thấy tính logic trong nghiệp vụ điều tra. Bên cạnh đó, chất văn mềm mại thỉnh thoảng được nhà văn thả nhẹ vào trong những tình tiết gay cấn làm cho truyện thoát khỏi những lý tính nghiệp vụ khô khan.

Không đơn thuần chỉ phá án, có những truyện còn tạo những lắng đọng, ngẫm ngợi về thân phận, tình yêu thương. Đơn cử như truyện Tấm bưu thiếp tố cáo, từ một vụ án mất tích đã mở ra một không gian khác để nghĩ về gia đình, tình thân, sự nhân văn, độ lượng ở đời. Tập truyện đã cho thấy sự chắc tay của nhà văn Võ Chí Nhất, từ mỗi lát cắt, anh đưa người đọc qua những địa đạo thám phá trong sự hồi hộp, rồi bất ngờ thích thú khi lần mở cánh cửa cuối căn hầm với vỡ òa ánh sáng…

Nhà văn Võ Chí Nhất sinh năm 1993 tại Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, hiện đang công tác trong ngành công an. Anh đã xuất bản Hoàng cung (tiểu thuyết, 2016); Khiếu ăn mày (tập truyện ngắn, 2018), Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình (tập truyện ngắn, 2020). Từ sau tiểu thuyết đầu tay, Nhất chú tâm vào mảng sáng tác theo dòng văn học trinh thám. Đây là mảng còn khá mỏng ở Việt Nam và không nhiều nhà văn dấn thân, gắn bó. Sự xuất hiện của Võ Chí Nhất, qua Muội tro và các tác phẩm đã xuất bản là một tín hiệu đáng trông đợi, làm dày thêm mảng sáng tác còn nhiều bỏ ngỏ này.

VÂN PHI

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm