TIN TỨC
  • Viết “Miền Nam xưa ngái”, tôi đặt cược tâm hồn vào câu chữ chính mình…

Viết “Miền Nam xưa ngái”, tôi đặt cược tâm hồn vào câu chữ chính mình…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
534 lượt xem

Nhà văn THU TRÂN

Cuộc đời viết văn làm báo của tôi, tôi viết ta bà. Viết đủ thứ thể loại, đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Bỗng một ngày, chợt phát hiện ra, sao mình không viết riêng một cuốn sách nào cho miền Nam mình hồn hậu, chơn chất và có nhiều chuyện hay quá xá quà xa?

Vâng, “miền Nam mình”, tôi luôn tự hào mình là con dân miền Nam chính hiệu con nai vàng đã được cầu chứng tại toà. Ông cố ông sơ tôi từ bên Tàu theo cụ Trần Thượng Xuyên “di cư” về đất cù lao Phố- Biên Hoà lập nghiệp khi Biên Hoà- Sài Gòn còn là rừng thiêng nước độc, nhan nhãn “cọp hung hăng trên bờ, sấu dưới nước tung tăng”. Nơi ta ở cũng là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Những người con dân mới chọn Biên Hoà- Sài Gòn làm quê, chọn miền Nam đất mới làm quê đã tạo nên nền văn hoá khẩn hoang của “người đàng trong” vô cùng đặc sắc. Nó đậm chất chắt chiu lam lũ và đậm màu yêu thương. Sự chắt chiu lam lũ và đậm màu yêu thương này đã làm nên tính cách người Nam Bộ. Hảo hớn, nghĩa tình và sầu mộng giăng giăng.

Tôi giới thiệu về người và đất Nam Bộ nghe thật mê ly, đúng không. Mà thật là mê ly như vậy. Từ cách ăn, cách ở đến cách làm, cách nghĩ- người Nam Bộ lúc nào cũng tự tin tạo bản sắc cho riêng mình. Đất nước mình thiệt dài, dài như cây đòn gánh, gánh lấy ba miền Nam Trung Bắc hoà ca. Nhưng cách ăn cách ở cách làm cách nghĩ của thằng em út ở cuối trời tổ quốc quả vô cùng đặc biệt. Nếp sống quần cư của gia đình thằng em út đã làm nên truyền thống Nam Bộ đặc sệt. Tình chòm xóm còn là nghĩa đồng bào, sống tối lửa tắt đèn có nhau như anh em ruột thịt một nhà. Người phương xa đến tá túc nơi đất lành chim đậu cũng “đồng bào” luôn, hạt muối cắn đôi nhưng hạt đường không bao giờ “lủm” hết. Tôi có đề cập đến cụm từ “sầu mộng giăng giăng”. Vậy người Nam Bộ “sầu mộng giăng giăng” chỗ nào? Chỗ nuôi dưỡng nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử làm nên “cái chất máu” của tâm hồn. Ẻo lả, mùi mẩn và dễ xúc động nhưng bộc trực, chân thành, “có nhiu chơi nhiu”. Tôi thương người Nam Bộ tôi là như vậy. Chơi với người Nam Bộ, sống người người Nam Bộ- cứ thẳng ruột ngựa mà chơi, mà sống- không phải rào đón màu mè chi, nhức đầu, dễ xa nhau!

Nam bộ đặc sắc của tôi cũng không thể đứng ngoài vòng cương toả của định mệnh dân tộc: luôn phải đối đầu với những cuộc chiến tranh. Tôi không hiện diện trên cuộc đời này trong các cuộc chiến tranh trước Mỹ. Nhưng thời Mỹ đóng quân ở miền Nam thì có. Thời đó, tôi chỉ là con bé thắt bím tóc tung tăng nhưng đã biết ngửi mùi bom đạn. Những hỷ nộ ái ố, vui mừng hạnh phúc khổ đau do chiến tranh mang đến là có thật. Người Nam Bộ can trường, chấp nhận đương đầu trước cuộc chiến ngoài ý muốn và biết từng bước “xử lý” những phát sinh xã hội cho cuộc sống vuông tròn. Tôi cũng đã ghi lại “một vài nốt trầm” trong cuộc sống người Nam Bộ do hệ luỵ chiến tranh. Phải có. Nếu không có “một vài nốt trầm” này thì Nam Bộ của tôi dường như cứ tung tăng bình yên vô sự. Không phải như vậy, Nam Bộ của tôi cũng rất khí chất, kiên cường khi cần thiết!

Gom lại để sống và cuộc sống gom lại để nhớ. Miền Nam xưa ngái xưa là một trời để thương nhớ, để đồng điệu, để hoà ca. Tôi rất hài lòng với chính mình khi viết xong “Miền Nam xưa ngái”. Ngoài việc tôi có cơ hội để ghi lại, để bày tỏ, để trải lòng với vùng đất quê hương mình thương mình quý - “Miền Nam xưa ngái” bạn đang cầm trên tay còn là tư liệu quý để bạn hiểu sâu hơn về con người, đất đai, thổ nhưỡng của một vùng đất đặc biệt. Đặc biệt hơn, với lớp trẻ sau này và sau sau đó nữa, tôi trân trọng gửi lại món quà tinh thần này- để các bạn đừng quên, chúng ta đã từng có một “Miền Nam xưa ngái” đặc trưng, không bao giờ “đụng hàng” với những vùng đất mà bạn từng đặt chân đến.

Bạn tin đi. Tôi là người khó tính trong đọc và viết. Một khi dám quảng bá tập truyện ký “Miền Nam xưa ngái” của mình, là tôi đã đặt cược tâm hồn vào câu chữ của chính mình…

Bài viết liên quan

Sách mới, sách hay
Cuốn sách được viết dựa trên chất liệu thực tế từ chuyến thăm Trường Sa của tác giả. Bên cạnh khung cảnh kỳ vĩ của trời biển, những đảo chìm, đảo nổi, những nhà giàn do bàn tay khối óc con người xây dựng, cuốn sách còn đưa người đọc gặp gỡ những nhân vật thú vị trên từng điểm đảo được tác giả chia sẻ lại một cách chân thực, sáng tạo dưới góc nhìn của chiếc máy ảnh.
Xem thêm
Ra mắt sách “Ngày trẻ như dương cầm”
Đúng ngày này năm trước, vào sáng 20/10/2020, tại café Du Miên (Gò Vấp, TP.HCM), Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi ra mắt tập văn thơ của 63 nữ tác giả Sài Gòn
Xem thêm
Trương Nam Hương thương hết nỗi xa xanh
Bài viết của Bùi Phan Thảo về tập thơ mới của Trương Nam Hương
Xem thêm
Văn nghệ sĩ xúc động trong buổi ra mắt sách Cây kèn và chiếc khẩu trang
Sáng ngày 15- 2, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP HCM phối hợp với Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM đã thực hiện buổi ra mắt sách Cây kèn và chiếc khẩu trang với sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ.
Xem thêm
Hành trình văn chương Lê Văn Nghĩa & Mùa tiểu học cuối cùng
Trong sự nghiệp văn chương phong phú của nhà văn Lê Văn Nghĩa, ngoài thể loại trào phúng và tạp bút, biên khảo, anh còn có 4 cuốn truyện viết về học đường miền Nam trước năm 1975, mà cụ thể là Sài Gòn-Chợ Lớn nơi sinh trưởng nên anh. Khởi đầu là Mùa hè năm Petrus và kết thúc với Mùa tiểu học cuối cùng. Sự hài hòa giữa tư liệu đời sống với liên tưởng hư cấu, giữa văn học với giáo dục đạo đức qua giọng điệu và cách thể hiện tự trào riêng biệt của Lê Văn Nghĩa đã mang lại những trang sách sinh động không chỉ cho bạn đọc thiếu nhi…
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Đoàn Vị Thượng và ra mắt tập thơ “Thơ tình và những bài áo trắng”
Ra mắt tập thơ Thơ tình và những bài áo trắng (NXB Hội Nhà văn).
Xem thêm
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam ra mắt sách ‘Bản tình ca khúc khuỷu’
Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM), độ 9g sáng nay ngày 26/3...
Xem thêm
“Thế giới phẳng mùa covid” ra mắt giữa thế giới đa chiều yêu thương
Sáng 02/4/2022, tại Press Cornor Coffee đã diễn ra buổi ra mắt Thế giới phẳng mùa covid” của nhà văn Thu Trân.
Xem thêm
Thơ vui Vươn Thẳng và cảm nhận
Bài viết của nhà thơ Phạm Phương Lan
Xem thêm
Mời dự giao lưu và giới thiệu sách Yêu một chút cũng đâu có sao
Mời tham dự buồi giao lưu và giới thiệu tác phẩm mới của nhà văn Phương Huyền
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm “Nồi đất” và triển lãm tranh “Miền ký ức”
Buổi ra mắt tác phẩm của nhà văn – họa sĩ Bùi Quang Lâm
Xem thêm
Nhà văn nữ thử yêu một chút cũng đâu có sao
Ra mắt sách tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ - TP.HCM nhân Ngày sách và Văn hóa đọc 2022.
Xem thêm
Cựu chiến binh Bùi Quang Lâm tìm lại ký ức thơ dại
Nhà văn Bùi Quang Lâm giới thiệu Nồi Đất sáng 21/4 tại TP.HCM.
Xem thêm
Ước vọng cho học đường
Sách bàn về giáo dục đầy trí tuệ và tâm huyết của GS Huỳnh Như Phương.
Xem thêm
Bà thật là trong trẻo
Giới thiệu tập thơ Trăng và bé của nhà thơ Phạm Thị Mai Khoa
Xem thêm
Nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan bất ngờ hội ngộ ‘2 trong 1”
Buổi ra mắt hai tập thơ mới Suy tư chiều và Nhặt sợi buồn thêu chữ (NXB Hội Nhà văn ấn hành) của hai nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Sách mới: Hồi ức một sĩ quan tùy viên
Tiểu thuyết mới của nhà văn Bùi Anh Tấn
Xem thêm
Phạm Thị Cúc Vàng - người thiếu phụ gọi mặt trời
Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng, một hội viên tích cực, năng động
Xem thêm
“Ân tình quê hương” với Vườn xanh và Người Tịnh Khê
Hai cuốn sách được trình làng là: tập thơ “Vườn xanh” của nhà thơ Võ Kim Cương; tập truyện ký “Người Tịnh Khê” của Mã Thiện Đồng.
Xem thêm
Ra mắt sách “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái” dày 400 trang, gồm các phân đoạn: “Văn hoá khẩn hoang Nam Bộ”
Xem thêm