TIN TỨC
  • Buổi ra mắt, tọa đàm về tập truyện - ký của đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến

Buổi ra mắt, tọa đàm về tập truyện - ký của đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-24 14:05:05
mail facebook google pos stwis
355 lượt xem

Sáng 24/4/2023, tại Hội trường Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt, tọa đàm cho tập truyện - ký Tôi được sống và giao lưu với đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến.

Đến tham dự buổi tọa đàm gồm có: Nhà văn Trầm Hương – PCT Hội Nhà văn TP.HCM, PGS-TS Phan Xuân Biên – nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Ông Lê Hồng Liêm - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 9, Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bà Trần Tố Nga - nguyên phóng viên thông tấn xã Giải phóng, người quyết tâm đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sau chiến tranh từ Pháp về Việt Nam dự buổi ra mắt này. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các cựu học sinh miền Nam nhiều thế hệ, những người bạn trẻ đến từ trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM...

Nhà văn Trầm Hương – PCT Hội Nhà văn TP.HCM tặng hoa chúc mừng Nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến

Tôi được sống là tập truyện – ký phác thảo lại chiến tranh của lớp người vệ quốc đấu tranh và sinh tồn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập truyện - ký Tôi được sống được trao tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM 2022 vừa qua.

Đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến (Tư Diệu) quê xã Phổ châu, thị xã Đức phổ, Quảng Ngãi. Tháng 10 năm 1954, anh được tập kết ra Bắc học tập. Năm 1964, anh tốt nghiệp đại học tổng hợp toán và làm đơn xin đi chiến trường miền Nam.

Đến trung ương cục, theo nguyện vọng được về chiến trường ác liệt nhất, anh được bố trí xuống khu Sài Gòn Gia Định căn cứ ở Củ Chi; được giao làm công tác giáo dục, sau chuyển qua công tác điện ảnh. Anh được ban tuyên huấn phân khu một giữ lại bám trụ làm phóng viên báo “Khởi nghĩa” vả phân xã thông tấn. Tháng 7-1970, anh bị thương nặng, được đưa ra Bắc điều trị và được ban tổ chức TW cục giao nhiệm vụ kết hợp dẫn đoàn K124 các cháu thiếu nhi vượt Trường Sơn ra Bắc học tập.

Tuổi thanh xuân của anh hai lần vượt Trường Sơn với hai sắc thái tâm trạng và hoàn cảnh khác nhau. Sau chiến tranh, anh trở thành đạo diễn điện ảnh - Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Anh viết tiếp những trang mới cuộc đời bằng những thước phim và trang viết, tập truyện – ký Tôi được sống là một minh chứng cho những tàn tích đi qua sau những năm khói lửa của tác giả.

 Tập truyện – ký Tôi được sống (được tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM 2022)

Trong buổi tọa đàm, PGS-TS Phan Xuân Biên - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cảm nhận: “Tôi không phải là nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, nên tôi không mạo muội nhận định tác phẩm này theo quan điểm văn chương. Đơn giản, chỉ xin chia sẻ chút cảm nhận, tập truyện – ký Tôi được sống của Nguyễn Ngọc Hiến đã viết rất thực về những gì chúng tôi trải qua, những năm tháng ác liệt và nhiều vinh quang đó, tôi đọc nó và dường như được sống lại từng khoảnh khắc xưa cũ cùng năm tháng không thể nào quên ấy!”

PGS-TS Phan Xuân Biên - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phát biểu

Chia sẻ với cảm nhận trên, ông Lê Hồng Liêm - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng phát biểu: “Hôm nay, anh Hiến ở đây viết về những gì chúng ta đã trải qua, lớp người vệ quốc quên thân, và chúng ta cũng ở đây, dường như tôi cũng thấy bóng dáng các mẹ Việt Nam anh hùng cũng đồng hiện diện bên cạnh chúng ta”. Ngoài ra, ông cũng nhắn nhủ lớp người sau về sự trân trọng, ghi nhớ những hy sinh, cống hiến của tiền nhân để có được quả ngọt ngày hôm nay. Ông nhấn mạnh và xin cám ơn Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm về tập truyện – ký này trước thềm 30/4 mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Ông Lê Hồng Liêm - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng chia sẻ

Bà Trần Tố Nga xúc động khi tham gia buổi tạo đàm nhiều ý nghĩa: “Với nhan đề Tôi được sống, với tôi, anh Nguyễn Ngọc Hiến đã nói lên tất cả, đó là một tượng đài đầy mất mát nhưng kiên cường, anh chỉ cần hiện diện với gương mặt này là đủ.”

Bà Trần Tố Nga phát biểu

Nhà văn Hoài Hương nhận định về tập truyện – ký:

“Tôi được sống” gồm 3 phần: - 10 bút ký “nóng” đầy chi tiết sinh tử ở chiến trường những năm tháng khốc liệt, đặc biệt ở vùng Củ Chi “đất thép” với nhiều chi tiết sống động; Truyện- gồm 3 truyện ngắn nói về những hy sinh, nghĩa tình đồng đội, phảng phất tình yêu trong trẻo  của những thanh xuân chiến trường, nghĩa tình đồng bào vì sự nghiệp chung mà hy sinh cả ngôi nhà của mình, gian lao mà đầy lạc quan, vững nềm tin vào ngày chiến thắng…; Hồi ức về học sinh miền Nam - Gồm 5 câu chuyện, và trích đoạn Nhật ký  vượt Trường Sơn, một bài thơ “Hãy kể mãi về Trường Sơn”; Và rất nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, những bức ảnh có thể nói như tư liệu bảo tàng về chiến tranh.

Nhà văn Hoài Hương nhận định về tập truyện – ký

Tham gia buổi ra mắt, tọa đàm các em sinh viên còn được trực tiếp trao đổi, chia sẻ cảm nhận của mình về tác phẩm của đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến.

Sinh viên trường KHXH & NV giao lưu với tác giả

 

Kỳ Sơn

Bài viết liên quan

Nhà văn Gia Bảo bắt trend ‘soái ca’, viết cho trẻ thơ bằng tất cả cảm xúc
Sáng 25.11 tại Đường Sách TP.HCM, nhà văn Gia Bảo giao lưu với độc giả và ra mắt hai tác phẩm mới Soái ca Mèo Mái Ngói và Nông trại Hoa Đậu Biếc (do NXB Kim Đồng vừa phát hành).
Xem thêm
Ngọn gió lành đã gặp giữa chiêm bao
Không chủ đích làm thơ, và càng không có ý định tìm kiếm bất kỳ danh vọng gì ở thơ, Phan Nhật Tiến bắt gặp thi ca thật tình cờ như một run rủi của số phận.
Xem thêm
Người đi tìm bóng núi
Mất hơn một ngày để đọc xong 344 trang tiểu thuyết Người đi tìm bóng núi của nhà văn Thu Trân
Xem thêm
Đọc “Bơi qua mây” của Trần Huy Minh Phương
BƠI QUA MÂY đã đưa người đọc vào muôn trùng mây và bơi trong đó, thoát qua nó để đi đến bến bờ tươi sáng hơn. Đời và đạo đan xen, ngôn từ miền Tây nam bộ xen kẽ các từ của giới trẻ hay dùng.
Xem thêm
Nguyễn Thánh Ngã đi lạc trong tiếng kêu nhỏ bé của mình | Xuân Trường
Cách tân là sự bắt đầu, tất nhiên sẽ còn nhiều gian khó để vượt qua. Thơ là một hành trình không đích đến, thơ là vô hạn, đời người là hữu hạn, ta luôn chú ý đến sự bắt đầu cũng là hợp lý. Không thể đi hết những gì trong thơ Nguyễn Thánh Ngã, tôi chỉ xin lượt thuật đôi điều cùng bạn đọc, gọi là chia sẻ mà thôi, tất cả dành lại cho quý bạn.
Xem thêm
Nhà thơ Đặng Tường Vy kích hoạt Ngày Thơ bằng thơ tình
Giới thiệu tập “Thơ tình Đặng Tường Vy” được xem là hoạt động đầu tiên của Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM, do Ban Nhà Văn Trẻ - Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.
Xem thêm
Giới thiệu tập thơ Miền ký ức của Nguyễn Trường Thanh
Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh là Hội viên Hội nhà văn TPHCM. Phụ thân anh là một nghệ nhân đàn đáy nổi tiếng
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Hành trình tuổi trẻ” cùa tác giả Nguyễn Thanh Tuất
(Vanchuongthanhphohochiminh) - Vào 08 giờ 30 phút sáng Chủ Nhật ngày 06/11/2022, tác giả Nguyễn Thanh Tuất cùng Host Thanh Nhàn sẽ có buổi giao lưu, trò chuyện cùng quý độc giả để giới thiệu tác phẩm “Hành trình tuổi trẻ” tại Sân khấu chính - Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1). Rất mong nhận được sự tham dự và hỗ trợ thông tin của Quý Phóng viên Báo, Đài
Xem thêm
Giới thiệu hai tác phẩm “Những miền xa trên hành tinh xinh đẹp” và “Tình mù trong bóng đêm dài”.
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả hai tác phẩm “Những miền xa trên hành tinh xinh đẹp” và “Tình mù trong bóng đêm dài” của tác giả Huỳnh Thu Dung.
Xem thêm
Tóc bạc ngoảnh lại trời xưa
Trong nhịp sống gấp gáp hôm nay, nhà thơ Xuân Trường gom góp đủ thong dong để ngồi bên ngọn đèn lặng lẽ viết trường ca “Đếm lại bước chân mình”, đã là một sự nhẫn nại đáng nể trọng.
Xem thêm
Thơ Trần Trí Thông “Căng dây đàn tính so lời khát khao”
Bài viết của Xuân Trường về tập thơ Tôi, Em và Một...
Xem thêm
Ra mắt sách “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái” dày 400 trang, gồm các phân đoạn: “Văn hoá khẩn hoang Nam Bộ”
Xem thêm
“Ân tình quê hương” với Vườn xanh và Người Tịnh Khê
Hai cuốn sách được trình làng là: tập thơ “Vườn xanh” của nhà thơ Võ Kim Cương; tập truyện ký “Người Tịnh Khê” của Mã Thiện Đồng.
Xem thêm
Phạm Thị Cúc Vàng - người thiếu phụ gọi mặt trời
Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng, một hội viên tích cực, năng động
Xem thêm
Viết “Miền Nam xưa ngái”, tôi đặt cược tâm hồn vào câu chữ chính mình…
Bạn tin đi. Tôi là người khó tính trong đọc và viết. Một khi dám quảng bá tập truyện ký “Miền Nam xưa ngái” của mình, là tôi đã đặt cược tâm hồn vào câu chữ của chính mình…
Xem thêm
Sách mới: Hồi ức một sĩ quan tùy viên
Tiểu thuyết mới của nhà văn Bùi Anh Tấn
Xem thêm
Nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan bất ngờ hội ngộ ‘2 trong 1”
Buổi ra mắt hai tập thơ mới Suy tư chiều và Nhặt sợi buồn thêu chữ (NXB Hội Nhà văn ấn hành) của hai nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan.
Xem thêm