TIN TỨC
  • Giới thiệu tập thơ Miền ký ức của Nguyễn Trường Thanh

Giới thiệu tập thơ Miền ký ức của Nguyễn Trường Thanh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-11-28 10:10:56
mail facebook google pos stwis
1341 lượt xem

 NGUYÊN BÌNH

Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh là Hội viên Hội nhà văn TPHCM. Phụ thân anh là một nghệ nhân đàn đáy nổi tiếng… và người Mẹ tuyệt vời cũng là một nghệ nhân ca trù được nhiều người mến mộ. Thừa hưởng tinh hoa nghệ thuật của gia đình, tâm hồn anh phóng khoáng nhân hậu, lãng mạn và mẩn cảm. Anh làm thơ từ thuở chập chững bước vào đời lính trong ngành quân y cho đến tận bây giờ. Trong những tác phẩm đã in …. Ta bắt gặp một NTT đôn hậu, khiêm cung với giọng thơ trữ tình truyền thống đời thường, dễ đọc, dễ cảm thông để chia sẻ cùng anh những cảm xúc mà anh bắt gặp trong cuộc sống, trong chiến tranh và khi đất nước hòa bình.


Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh và bìa tập thơ mới.

Không gian thơ trong thi phẩm MIỀN KÝ ỨC là một thế giới ngập tràn hoài niệm chạy dọc suốt 50 năm trải nghiệm, suy tư sau khi đất nước đã thống nhất. Ở đây, cây bút lão thành NTT từng ngày thủ thỉ với lòng mình, với tâm thơ, ôn cố với bao kỷ niệm đẹp đẽ, những dòng thơ chan chứa tình cảm. Thơ của anh đưa chúng ta trở về những tháng ngày ấm áp bên cha bên mẹ trong đồng lúa quê nhà, những mưa nắng khốn khó nhọc nhằn, tuy lam lũ mà không kém phần tươi đẹp đã qua, hào phóng gửi tặng chúng ta mùi hương tình yêu diệu kỳ của một thời hoa mộng lưu dấu mãi mãi trong tâm thức nhà thơ. Đạo lí dân tộc Việt đề cao chữ hiếu, lấy tôn chỉ thờ cha kính mẹ làm đầu. Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh là một người con chí hiếu, nỗi niềm thương cha kính mẹ luôn canh cánh bên lòng anh. Anh viết về cha mẹ với một sự kính trọng yêu thương vô bờ. Bên cạnh đó, sự tài hoa, nền nếp gia phong của song thân luôn là niềm tự hào của anh, là tấm gương cho anh hướng tới. Với người cha kính yêu, nghệ nhân đàn đáy…., anh thực sự tự hào mà chẳng hề giấu diếm cảm xúc khi viết: Cha tôi đi rồi Tiếng đàn đáy tắt! Nhưng tình yêu của Người vẫn cháy trong lòng hàng trăm môn đệ thương yêu mà cha đã tận tụy dắt dìu! Cha tuyệt vời! Cha yêu kính! Được làm con của Người hạnh phúc biết bao nhiêu! (Cha tôi đệ nhất danh cầm) Còn với mẹ, anh luôn là người con nhỏ bé được mẹ chở che đùm bọc. Anh lớn lên trong tình yêu thương như nước trong nguồn chảy ra ấy, thế cho nên, hình ảnh mẹ tảo tần sớm hôm luôn đau đáu trong tâm hồn nhà thơ, luôn ẩn hiện trong tâm cảm thúc giục anh viết ra những vần thơ đẹp cho mẹ già thương yêu:

Con thương vạt nắng cuối ngày

Bàn tay nơi lõm đong đầy hanh hao

Sương đông phủ kín má đào

Nắng hè cháy bỏng xém vào gót son.

(Cơi trầu mẹ tôi)

Với hơn chục bài thơ viết về song thân, được anh trang trọng xếp ở đầu sách, mỗi bài thơ là một sự tôn vinh, mỗi vần thơ là một nén tâm hương gởi gắm niềm thương nỗi nhớ, mỗi chữ là một đóa tâm sen thơm ngát anh dâng hiến trọn vẹn với một mực kính yêu. Tôi thật sự ngưỡng mộ tấm lòng của anh khi chấp bút viết những dòng này. Đại văn hào Victor Hugo nói: “Con người không có tình yêu giống như trái đất không ánh sáng mặt trời”. Tình yêu là cội nguồn của hạnh phúc và khổ đau. Chính vì vậy, hiếm thấy một tác phẩm văn học nào thiếu vắng sự hiện diện của một chuyện tình. Trong cuộc sống gia đình, tình yêu chồng vợ là sợi dây ràng buộc chặc chẻ và bền vững nhất. Đạo lý Việt đề cao tình nghĩa vợ chồng qua sự gắn bó keo sơn, đồng cam cộng khổ. Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh may mắn có được một người vợ hiền đảm đang thuần hậu, hiền thê anh là một phụ nữ Việt điển hình, một lòng thờ chồng nuôi con, vượt qua những khúc quanh ngặt nghèo khốn khó, vượt qua chông gai đời thường nghiệt ngã. Sự trân trọng, quý mến mà anh dành cho hiền thê thăng hoa thành những vần thơ sâu nặng nghĩa tình: Nỗi niềm giấu cõi lặng thinh Gót son mòn vẹt mưu sinh giữa đời Má hồng cõng nước mắt rơi Áo nâu đẫm ướt vai người đẹp hơn… Trong MIỀN KÝ ỨC, nhà thơ bộc lộ rất nhiều cảm xúc về thân phận phụ nữ, cảm thấu những góc khuất, những vui buồn cay đắng, những giọt lệ âm thầm của chinh phụ, nhớ thương chồng đang mãi chiến đấu ờ chiến trường xa, tháng năm đằng đẳng không thấy về, là nỗi cô đơn triền miên trăn trở trong những đêm đông xuân thì giá lạnh. Đây là tâm trạng chung của hàng triệu phụ nữ Việt trong thời binh lửa, không phân biệt chiến tuyến nào, họ là những chinh phụ buồn. Vai trò của một nghệ sĩ không chỉ tôn vinh cái đẹp mà còn là sự phát hiện những góc khuất chôn chặt tận đáy lòng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Nhà thơ Nguyễn Trường Thanh đã làm được điều đó, phải chăng là tình cảm thủy chung vẹn nguyên dù tháng năm cách trở của người ở lại hậu phương:

Hương cau ngào ngạt vườn nhà

Nhớ người ra trận mãi xa không về

Trăng xưa soi bóng trên đê

Hoa may vạt áo, lời thề còn găm.

(Đành phận)

Là thi sĩ, ai mà không có những phút mơ mộng khi bắt gặp ánh mắt giai nhân hút hồn thoảng qua trong đời. Trong một chuyến du hành phương Nam, hình ảnh chiếc áo bà ba của một nàng thôn nữ kiều diễm Nam bộ nào đã chạm vào tâm hồn nhà thơ, khiến thi sĩ “ngây ngất cả đường về cố hương.” Ôi, lòng thi nhân lãng mạn say đắm thế, có thể nào tôi dám trách chàng thấm “Men Tình” gây say ngây ngất:

Aó bà ba thắm nắng hồng

Hoàng hôn tím nhuộm đôi dòng sông quê

Men tình chuốc nỗi đam mê

Anh ngây ngất cả đường về cố hương

(Men Tình)

Có hàng trăm hàng vạn số phận nghiệt ngã mà thủ phạm là cuộc chiến dai dẳng đã trêu cợt đẩy đưa họ cảnh đời vào vòng dây oan trái. Người phụ nữ trong bài thơ bị người tình phụ, để chuyện tình nàng hóa thân thành câu chuyện Lan và Diệp giữa đời thường mà nhà thơ xa xót như gặp lại cố nhân trong hoàn cảnh rơi lệ:

Thăm chùa trong nắng lung linh

Vô tình gặp lại dáng hình năm xưa

Còn đâu mái tóc đung đưa Hương thơm lá sả những trưa gió Lào.

(Tìm Mái Tóc Xưa)

Anh như sống, như suy nghĩ thay cho người con gái thuở đôi mươi từng ngày từng ngày mong nhớ, thao thức từng đêm trường lạnh lẻo cô đơn, thở than cho số kiếp “riêng mình đa đoan”. Biết đâu đây cũng lời thở than của người yêu bạc phận nào đó đã thầm yêu trộm nhớ chàng thi sỉ đào hoa:

Ngắm mình dưới ánh trăng rơi

Dấu đêm vào tóc lẻ loi một mình

Trời cho duyên chẳng kết tình

Tơ lòng lỗi sợi … riêng mình đa đoan.

(Lẻ loi)

Không khác gì nàng, chính nhà thơ Nguyễn Trường Thanh, trong một góc khuất nào đó giữa cuộc đời, cũng đã luôn trăn trở, ôm ấp mảnh tình chăn chiếu cũ đã vời xa cho từng đêm dài tiếc nuối:

Thương đàn gợi khúc tình ca

Cung trầm lặng lẽ trong ta bốn mùa

Năm canh thức lại ngày xưa

Một mình hoang hoải, cũng vừa qua đêm.

 (Khoảng lặng)

Càng đọc sâu, tôi phát hiện ra rằng, chừng như có một cái gì đó ẩn sâu trong tâm thức nhà thơ, có vẻ như bị đánh mất, có vẻ như hư hao tiếc nuối trong cuộc sống. Đó là góc khuất của nội tâm con người. Trong đêm thâu, chàng thi sĩ ctự ngẫm lại đời mình, với những lỡ làng duyên phận để thốt lên :

 “Trăng soi kẽ lá chơi vơi/

Ghép làm sao nổi từ nơi lỡ làng”

Nguyễn Trường Thanh cũng còn là nhà thơ viết về thiên nhiên với những dòng thơ tươi đẹp mà bi tráng của đất nước ngàn năm. Trên buớc đường hành quân, giữa Trường Sơn trùng điệp, anh phát hiện thiên nhiên nơi đây như một bức tranh hùng tráng. Với việc sử dụng các từ ngữ “suối ngàn cuồn cuộn”, “dòng sông in mây trắng” thật đắt giá, nhà thơ tạo dựng thành công hình ảnh núi rừng trùng điệp có con sông băng mình qua vách núi, và trên nền trời xanh, chùm mây trắng lang thang mang theo nỗi nhớ nhung xao xuyến gởi về quê nhà. Nhà thơ khéo léo liên kết ngoại cảnh với nội tâm khiến cho bức tranh trở nên sinh động với cái hồn ẩn sau những gam màu sáng tối:

Nơi đây vào những mùa mưa lắm

Suối ngàn cuồn cuộn chảy về xuôi

Nối dòng sông lớn in mây trắng

Mắt hướng về nguồn ngọn xa xôi …

 (Tình đôi ta)

Ở vào tuổi 80, chặng cuối của cuộc hành trình dài mà anh đã phấn đấu, đã dấn thân và hòa nhập, nhà thơ cho phép mình ngoảnh lại phía sau, nghiền ngẫm những ngày tháng nhớ quên, như những chuyến đò đời về qua sông rộng, cái nhìn của anh thật nhân văn, mang đậm tính chất triết lí về nỗi nông sâu của “Bến Đời”. Tôi cho rằng đây là những câu thơ đắt giá trong thi tập MIỀN KÍ ỨC: Đò tôi chở sóng bạc đầu Chở cồn cát trắng dãi dầu tháng năm Chở đông cái rét căm căm Chở hè gió bão đằm đằm mưa rơi (Bến Đời) Tình yêu quê hương đất nước đậm sâu thể hiện ở nhiều bài thơ bi tráng. Anh nhận diện trong vinh quang chiến thắng vẫn có nhiều điều cần suy nghĩ. Đó là tâm tư của một người yêu nước chân chính, biết nhìn trước ngó sau với những vết thương mà cuộc chiến để lại nhiều di chứng. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đối với nhà thơ “Tổ quốc trong ta là tình yêu thứ nhất”. Tôi không nghĩ nhà thơ Nguyễn Trường Thanh hô khẩu hiệu, mà đó là những lời từ tận đáy lòng anh. Dẫu trong vinh quang còn có những ưu phiền Trên tất cả, bình yên là sự thật! Tổ Quốc trong ta là tình yêu thứ nhất Trường Sơn ơi! Muôn thuở chẳng phai màu! (Điều không thể quên) Truyền thống yêu nước vẫn luôn tuôn chảy trong huyết quản người dân Việt. Chúng ta có quyền tự hào về điều này. Và tình đồng đội vẫn vẹn nguyên trong anh dù thời gian đã kéo họ lùi xa vào quá khứ, chỉ còn lại nấm mồ và tấm huy chương lấp lánh:

Có một ngày để nhung nhớ, bạn ơi!

Sao trên mộ vẫn sáng ngời lấp lánh

Nén nhang thơm thắp nấm mồ bớt lạnh

Nơi quê xa dáng mẹ vẫn lưng còng

 (Có một ngày).

MIỀN KÍ ỨC là một tập thơ chan chứa tình cảm yêu thương của nhà thơ hiền hòa Nguyễn Trường Thanh viết về cuộc đời. Mỗi câu thơ anh viết là một lời tâm sự chân thành, mỗi hình ảnh anh khắc họa mang tính chân thực cao, với tấm lòng bao dung rộng mở, thơ anh không hề có dấu ấn máu lửa của cuộc đời ô trọc. Anh nhìn đời bình dị khiến tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Trong suốt tập thơ với 80 bài kỉ niệm ngày sinh thứ 80 của anh, tôi chưa hề bắt gặp một lời phê phán, một sự mỉa mai nào, dù hiện thực không bao giờ đẹp như một giấc mơ. Kính chúc nhà thơ vui khỏe ở tuổi 80, tiệp tục sáng tác trong những tháng ngày còn lại, đóng góp vào nền thơ Việt đương đại.

Bà Rịa ngày 21/3/2022

Bài viết liên quan

Nhà văn Gia Bảo bắt trend ‘soái ca’, viết cho trẻ thơ bằng tất cả cảm xúc
Sáng 25.11 tại Đường Sách TP.HCM, nhà văn Gia Bảo giao lưu với độc giả và ra mắt hai tác phẩm mới Soái ca Mèo Mái Ngói và Nông trại Hoa Đậu Biếc (do NXB Kim Đồng vừa phát hành).
Xem thêm
Ngọn gió lành đã gặp giữa chiêm bao
Không chủ đích làm thơ, và càng không có ý định tìm kiếm bất kỳ danh vọng gì ở thơ, Phan Nhật Tiến bắt gặp thi ca thật tình cờ như một run rủi của số phận.
Xem thêm
Người đi tìm bóng núi
Mất hơn một ngày để đọc xong 344 trang tiểu thuyết Người đi tìm bóng núi của nhà văn Thu Trân
Xem thêm
Buổi ra mắt, tọa đàm về tập truyện - ký của đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến
Đạo diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Hiến (Tư Diệu) ra mắt sách Tôi được sống.
Xem thêm
Đọc “Bơi qua mây” của Trần Huy Minh Phương
BƠI QUA MÂY đã đưa người đọc vào muôn trùng mây và bơi trong đó, thoát qua nó để đi đến bến bờ tươi sáng hơn. Đời và đạo đan xen, ngôn từ miền Tây nam bộ xen kẽ các từ của giới trẻ hay dùng.
Xem thêm
Nguyễn Thánh Ngã đi lạc trong tiếng kêu nhỏ bé của mình | Xuân Trường
Cách tân là sự bắt đầu, tất nhiên sẽ còn nhiều gian khó để vượt qua. Thơ là một hành trình không đích đến, thơ là vô hạn, đời người là hữu hạn, ta luôn chú ý đến sự bắt đầu cũng là hợp lý. Không thể đi hết những gì trong thơ Nguyễn Thánh Ngã, tôi chỉ xin lượt thuật đôi điều cùng bạn đọc, gọi là chia sẻ mà thôi, tất cả dành lại cho quý bạn.
Xem thêm
Nhà thơ Đặng Tường Vy kích hoạt Ngày Thơ bằng thơ tình
Giới thiệu tập “Thơ tình Đặng Tường Vy” được xem là hoạt động đầu tiên của Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM, do Ban Nhà Văn Trẻ - Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Hành trình tuổi trẻ” cùa tác giả Nguyễn Thanh Tuất
(Vanchuongthanhphohochiminh) - Vào 08 giờ 30 phút sáng Chủ Nhật ngày 06/11/2022, tác giả Nguyễn Thanh Tuất cùng Host Thanh Nhàn sẽ có buổi giao lưu, trò chuyện cùng quý độc giả để giới thiệu tác phẩm “Hành trình tuổi trẻ” tại Sân khấu chính - Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1). Rất mong nhận được sự tham dự và hỗ trợ thông tin của Quý Phóng viên Báo, Đài
Xem thêm
Giới thiệu hai tác phẩm “Những miền xa trên hành tinh xinh đẹp” và “Tình mù trong bóng đêm dài”.
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả hai tác phẩm “Những miền xa trên hành tinh xinh đẹp” và “Tình mù trong bóng đêm dài” của tác giả Huỳnh Thu Dung.
Xem thêm
Tóc bạc ngoảnh lại trời xưa
Trong nhịp sống gấp gáp hôm nay, nhà thơ Xuân Trường gom góp đủ thong dong để ngồi bên ngọn đèn lặng lẽ viết trường ca “Đếm lại bước chân mình”, đã là một sự nhẫn nại đáng nể trọng.
Xem thêm
Thơ Trần Trí Thông “Căng dây đàn tính so lời khát khao”
Bài viết của Xuân Trường về tập thơ Tôi, Em và Một...
Xem thêm
Ra mắt sách “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái” dày 400 trang, gồm các phân đoạn: “Văn hoá khẩn hoang Nam Bộ”
Xem thêm
“Ân tình quê hương” với Vườn xanh và Người Tịnh Khê
Hai cuốn sách được trình làng là: tập thơ “Vườn xanh” của nhà thơ Võ Kim Cương; tập truyện ký “Người Tịnh Khê” của Mã Thiện Đồng.
Xem thêm
Phạm Thị Cúc Vàng - người thiếu phụ gọi mặt trời
Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng, một hội viên tích cực, năng động
Xem thêm
Viết “Miền Nam xưa ngái”, tôi đặt cược tâm hồn vào câu chữ chính mình…
Bạn tin đi. Tôi là người khó tính trong đọc và viết. Một khi dám quảng bá tập truyện ký “Miền Nam xưa ngái” của mình, là tôi đã đặt cược tâm hồn vào câu chữ của chính mình…
Xem thêm
Sách mới: Hồi ức một sĩ quan tùy viên
Tiểu thuyết mới của nhà văn Bùi Anh Tấn
Xem thêm
Nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan bất ngờ hội ngộ ‘2 trong 1”
Buổi ra mắt hai tập thơ mới Suy tư chiều và Nhặt sợi buồn thêu chữ (NXB Hội Nhà văn ấn hành) của hai nhà thơ Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan.
Xem thêm