TIN TỨC
  • Truyện
  • Bảy ngả yêu thương| Truyện ngắn dự thi của Đào Phong Lan

Bảy ngả yêu thương| Truyện ngắn dự thi của Đào Phong Lan

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-03-26 09:18:27
mail facebook google pos stwis
1068 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

Vẫn biết hai đứa trước sau gì cũng phải chia tay, nhưng khi Thông đưa Trang lên xe, nhìn cái đuôi tóc loe hoe nắng nằm cụp xuống, tự nhiên anh muốn khóc. Anh nói, nghèn nghẹn:

- Em về với chồng em đi!

Không có tiếng trả lời, chiếc nón lá sờn rách cứ gằm xuống ngực, chỉ khi chiếc xe đò giật mình chồm lên, rồi hẫng hụt chạy, mới có đôi mắt hoe đỏ níu siết lấy anh.

*

Có người đập đập vào thùng xe:

- Cho ra bến Ninh Kiều!

Thông đạp máy. Chiếc xe lì ra, không chịu nổ. Thông nói với bà già:

- Dì cảm phiền kiếm xe khác. Xe con hư rồi!

Trưa miền Tây nắng chang chang, cây vẫy lá uể oải. Thông nheo mắt nhìn, bến xe tấp nập người lên xuống. Lại một ông già muốn Thông chở về cầu Cái Răng, Thông phân bua:

- Xe con hư rồi chú ơi!

Mấy người bạn cùng chạy xe với Thông ngạc nhiên hỏi:

- Ê, Thông, sao bữa nào xe mày cũng hư hết?

Chiều tối, xe đò lên xuống thưa đi, anh mới quay về. Vừa nhấp nhẹ, chiếc xe lôi cũ mèm đã nổ. Thông chạy ngang qua nhà ông Tư, thấy ông đang lúi húi tưới cây, anh vòng lại. Gió lồng lộng nổi lên từ sông Hậu. Định gặp ông để nói chuyện cho đỡ buồn, mà khi ngồi bệt xuống thềm nhà ông, anh lại lặng lẽ nhìn ông lia ngang thùng tưới trên đám cây đang ra lá mới. Im lặng một lúc lâu, ông Tư là người hỏi một câu nghe héo hắt:

- Con Trang đi rồi?

Không thấy trả lời, ông nhìn lên, thấy Thông lấy chiếc nón tai bèo lau mặt, không biết lau mồ hôi hay lau gì (?). Im lặng một lúc nữa, Thông buông một câu:

- Thôi, con ra bến xe đón khách!

Ông Tư buông thùng tưới:

- Làm ăn thì lo làm ăn đi. Ra bến xe mà gặp khách không thèm chạy, cứ đứng nhìn khách xuống xe là sao? Mày đừng trông ngóng nữa, nó không quay lại đâu.

Thông chụp chiếc nón lên đầu, lầm lũi phóng xe đi. Tiếng máy xe nổ cũng nghèn nghẹn, không như ngày thường.

*

Thông đứng trên bờ sông. Chợ Phụng Hiệp tấp nập thuyền bè tụ về từ bảy ngả. Một chiếc ghe kề sát, chiếc nón lá ngước lên, anh giật mình:

- Thông!

Cả người Thông chao về phía trước, rồi khựng lại:

- Chị Loan, sao bữa nay ra trễ vậy? Chuyển hàng lẹ lên, tôi đi giao, trời sáng bưng rồi!

Người đàn bà người tròn lẳn, khệ nệ vần những bao cà, bí đỏ, đậu que chuyển lên bờ, than:

- Ôi cha! Từ khi con Trang đi, kiếm thêm hai đứa nữa mà làm không bằng một góc con nhỏ. Ủa, đừng để tâm nghe Thông, đã nói không nhắc tới, lỡ mày buồn…

Thông hất cái bao lên lưng cái “huỵch”, giọng lạnh tanh:

- Sáng mai chị làm ơn ra sớm sớm, mấy bà ngoài chợ rên quá trời! Thiệt, buôn bán như chị có nước ăn mày…

- Nè… Bữa nay mày sao vậy, Thông? Miệng lưỡi cục cằn, nghe phát ớn!

Chiếc xe rồ máy, chở theo đầy nhóc rau trái, để lại một vệt khói. Người đàn bà nhìn theo, lắc đầu.

*

Hồi đó…

Giao hàng cho chị Loan xong, Thông chạy qua bến xe. Lác đác mấy chiếc xe đò chạy từ Cà Mau, Bạc Liêu lên. Anh ghé ngồi trên hè, lột cái nón tai bèo ra quạt. Quạt được hai ba cái thì có một cái nón lá sờn rách cúi gằm trước mặt anh, chiếc áo bà ba cũng sờn.

- Anh Hai, tôi muốn về chợ nổi Phụng Hiệp, nhiêu tiền vậy?

Giọng nói nhẹ, run run. Thông đội nón lên đầu, quay xe:

- Chị lên đi, muốn cho bao nhiêu thì cho, sẵn tôi cũng về đó.

Chờ một hồi không thấy xe động đậy, Thông quay lại. Trời, người gì nhẹ hều, bước lên xe mà mình không hay. Chiếc nón vẫn cúi, chỉ thấy mấy ngón tay nắm chặt quai giỏ xách. Thông đạp máy.

- Chị có người quen ở chợ nổi hả? Mà giờ chợ cũng vãn rồi. Sáng sớm thì đông hơn. Chị kiếm ai?

Lắng tai một hồi cũng không thấy trả lời, Thông chặc lưỡi, tăng ga, vừa chạy xe vừa huýt sáo. Tới nơi, chiếc nón đưa cho anh một nắm tiền lẻ nhàu nát, như bị vo tròn nhét ở đâu đó, hàng tỉ năm mới lấy ra, rồi lí nhí cám ơn. Trời đột ngột tối sầm, gió thốc tới, chiếc nón bị lật ra sau lưng. Nhanh lắm, bàn tay kéo chiếc nón che lại, quay lưng cắm cúi đi. Thông tức cười: “Làm như đẹp quá, sợ thiên hạ dòm…”.

Chiếc nón lá cứ lụt cụt đi hoài, xa lắc vẫn còn thấy miếng vải nhựa xanh trên chóp nón. Thông ngồi bệt xuống cạnh chiếc xe, mua bịch trà đá, uống một hơi cạn. Thiu thiu ngủ một hồi, mưa bắt đầu lắc rắc, anh vội kéo tấm nhựa trên trần che thùng xe lại. Vừa định leo lên xe chạy kiếm chỗ núp mưa, đã thấy chiếc nón lá sờn rách trước mặt.

- Ủa, chị chưa kiếm ra người quen hả?

Chiếc nón lắc lắc.

- Tên gì? Tôi kiếm phụ cho?

Lại lắc.

Thông bực mình:

- Chị không nói tên làm sao tôi biết mà chỉ?

Chiếc nón cúi thấp hơn nữa.

- Chị không nói thì thôi. Đứng đó đi! Tôi đi à…

Máy xe nổ rồi, chiếc nón mới chịu ngước lên một chút:

- Ở đây… tôi không có ai quen.

- Chứ từ nãy tới giờ chị đi kiếm ai?

- Tôi đâu có kiếm ai? Tôi đi kiếm coi có nơi nào cần người làm…

- Có không?

- Không!

- Giờ sao?

- Anh chở tôi đi tới chợ nào lớn lớn một chút.

- Lên xe đi!

Cả ngày hôm đó, Thông chở chiếc nón chạy vòng quanh mấy cái chợ lớn trong thành phố, rồi mấy quán nhậu, quán cơm, quán phở, tiệm tạp hóa, quán cà phê cóc, hỏi luôn mấy bà bán gánh bán bưng. Chiều tối, xe Thông hết xăng. Chiếc nón móc từ trong giỏ xách ra một nắm tiền lẻ nữa, thận trọng vuốt từng tờ một cho phẳng, rồi đưa hết cho Thông:

- Tôi còn có nhiêu đây, anh cầm đỡ. Cám ơn nhiều, cực cho anh quá!

- Giờ chị tính sao?

- Tôi đi vòng vòng quanh đây, chắc cũng kiếm ra thôi, phải có chỗ cần người làm chứ! Thành phố này cũng lớn mà.

- Tôi nói thiệt, ngườI ta cần thì có cần nhưng phải tin tưởng được. Chị lạ hoắc, ai người ta mướn?

Trong chạng vạng chỉ nghe tiếng thở dài. Thông nói như ra lệnh:

- Phụ tôi đẩy xe qua bên đường đổ xăng rồi tính!

Thông chở người phụ nữ về phía chợ nổi. Tới nơi, anh gọi với xuống một chiếc ghe đang nhàn nhã đậu sát bờ.

- Chị Loan ơi…! Ra có chuyện chút coi.

- Gì đó Thông?

Chị Loan chui từ trong khoang thuyền ra, đá một trái bí đỏ lăn lông lốc.

- Mấy bữa chị than đau lưng, kêu cần người phụ. Giờ còn cần không?

- Có. Đây hả?

- Ờ. Chị coi người ta làm có được không? Có gì báo tôi. Lương lậu gì hai người tự bàn nhau nha. Tôi đi à.

*

Bữa sau Thông trở lại, đã thấy chị Loan cười tươi rói:

- Ngon nha Thông!

- Gì ngon?

- Con Trang. Trời, con nhỏ lẹ làng hết sức. Làm ăn đâu ra đó. Bưng vác ào ào, đỡ mệt cho tao thiệt.

- Cổ tên Trang hả?

- Gì vậy? Dắt mối mà không biết con người ta? Hên cho mày là con nhỏ nó đàng hoàng chứ trúng thứ trời ơi là mày chết à.

- Tôi nhìn người mà không trúng nữa thì ai trúng?

- Được rồi. Nó ở đây luôn với tao. Ăn ở tao lo, lương bổng đảm bảo trả đủ. Con nhỏ khỏe mạnh xốc vác, hiền lành, có điều ít nói.

*

Hai năm trôi qua, chị Loan đã xem Trang như người ruột thịt. Thương Trang và quý Thông, chị Loan đưa đẩy muốn hai người thành đôi. Thông cười cười, mắt đón ý Trang, thấy Trang chỉ nhìn xa xăm theo những chiếc ghe xuôi dòng.

Một bữa, một đám người xông tới, đập phá chiếc ghe của chị Loan, hất hết đống rau củ xuống lòng sông. Khi Thông tới, chỉ thấy Trang ngồi lặng, hai dòng nước mắt chảy tràn xuống má. Chị Loan dằn hắt:

- Gia cảnh phức tạp vậy sao không nói từ đầu? Thằng Thông, mày tới coi cái người mày dắt tới cho tao nè. Bao nhiêu vốn liếng tao dồn vô cái ghe, mà giờ chồng nó cho người tới phá. Công sức tao đổ sông đổ biển hết rồi. Thôi Trang ơi, mày làm ơn về nhà với chồng con giùm tao cái. Nghe tụi nó hăm mày còn ở đây bữa nào là tụi nó quậy bữa đó, tao thấy ngán lắm rồi.

Thông như rơi hẫng xuống lòng nước sâu, ruột gan buốt nhói. Thông nhìn sâu vô mắt Trang, thấy cái nắng chấp chới rạn vỡ trên dòng sông, thấy một người phụ nữ đã bỏ xứ mà đi, vẫn không ngờ cái người đầu gối tay ấp vẫn tìm cách đuổi cùng giết tận.

Nếu Thông tìm về cái xóm nhà Trang, anh hẳn đã nghe cả xóm vẫn nói Trang may mắn lấy được chồng giàu. Nhà chồng Trang có mấy vuông tôm, ao cá, ruộng lúa mênh mông nên tiền bạc rủng rỉnh. Sau khi về nhà chồng, Trang sinh được hai đứa con gái. Biết bao lần mẹ chồng chì chiết vì Trang không sinh được con trai.

Một đêm, cả xóm náo loạn, đèn đuốc sáng trưng, cả xóm kéo nhau đi bắt quả tang, con Trang hú hí với thằng em họ xa bên chồng ở đầm tôm, bị chồng bắt gặp. Đám đàn bà ùa vô chòi canh tôm, hả hê nhìn Trang với thằng đàn ông bị đám đàn ông trói nghiến. Chồng Trang xông vô tát Trang nảy lửa, rồi quay qua đạp thằng em họ, chửi 2 người là loại mèo mả gà đồng. Cả đám giong Trang với thằng em họ đi một vòng lối xóm “Cho người ta nhìn rõ cái loại đàn bà hư thân mất nết, cái loại đàn ông ăn cháo đá bát”. Người ta cũng phi tang luôn nồi nước xông và tô cháo, lột cái quần dài của cậu trai, để lại mỗi cái quần đùi; còn Trang, thì quần áo xộc xệch, khiến nhìn vô, chỉ thấy dư âm của cuộc tình vụng trộm.

Hôm sau, chồng Trang thản nhiên chạy xe lên nhà cha mẹ vợ, báo một câu: “Con Trang nhục quá chịu không nổi, uống thuốc rầy tự tử, đang giãy đành đạch trên giường”.

Mạng Trang lớn, nên cha mẹ tới kịp, đưa Trang vô bệnh viện huyện. Một tuần nằm trong bệnh viện, hết bị thụt rửa dạ dày tới truyền tĩnh mạch giải độc, Trang thoát khỏi tay thần chết. Ngày ra viện, Trang trốn đi, tự hứa không bao giờ quay về nhà nữa, mà không biết là chồng Trang đưa một người phụ nữ có bầu 6 tháng về nhà, nghe nói bác sĩ chẩn đoán cái thai là con trai.

2 năm trôi qua, đứa bé đã kịp lớn, người ta cũng đã kịp xì xào khi đứa bé không giống chồng Trang chút nào, khi 2 khuôn mặt kề nhau, thấy khác hoắc. Chồng Trang nghi ngờ đi kiểm tra ADN. Bữa nay đi thì bữa mai về, đập cô vợ mới một trận tan xương, rồi đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Sau đó gọi đàn em đi kiếm Trang. Phải kiếm cho bằng được. Có chồng mới rồi thì đánh chồng mới; đi làm với chủ thì phá đồ của chủ. Sao cho người ta tởn, không dám chứa, đi tới đâu quậy tới đó, cho tới khi quay về mới thôi.

*

Trang quay về. Dù biết xóm giềng sẽ quăng cho những cái nhìn rát mặt. Dù biết cái đêm bị bắt quả tang tại trận ấy, mình chẳng tội tình gì, khi chồng Trang nhậu xỉn quá nên không mang cháo với nồi lá xông cho thằng em họ bị bệnh đang trực ngoài đầm tôm được, nói Trang đi giùm. Dù biết cái chai thuốc rầy đó, chồng Trang để sẵn chân giường, chỉ quờ tay là lấy được.

Đường về dẫn tới tủi nhục, đắng cay, tới sự xì xào của người đời về một người phụ nữ hư hỏng, tằng tịu với em họ của chồng, khi bị bắt quả tang rồi còn giả bộ uống thuốc rầy để kiếm cớ trốn đi theo người đàn ông khác. Người ở cái xóm nghèo buồn hiu này là vậy. Họ khổ nghèo quá nên không thể tha thứ cho ai sung sướng hơn mình. Họ biết sự thật, nhưng vẫn muốn dựng lên một sự thật khác, chỉ có như vậy họ mới có cảm giác mình kiểm soát được cuộc đời ai đó, bắt người đó sống theo cách họ muốn, vì họ không thể kiểm soát được chính cuộc đời mình. Họ đáng trách, nhưng rồi cũng đáng thương. Họ đã sống một cuộc đời quá bình lặng và chán chường, nên bi kịch của người khác là thứ giải trí qua ngày của họ.

Dù Trang biết rồi mình cũng sẽ bỏ đi.

*

Thông vẫn ngày ngày ra bến xe. Anh sửa lại cái nhà cũ, lợp thêm nắm lá cho tươm tất. Anh đóng lại chiếc giường, mua thêm bộ bàn ghế mới. Ngày ngày, sau cuốc xe cuối cùng, anh về nhà, giả bộ gọi cửa, tay mở khóa mà giả bộ có người ra mở giùm, giả bộ cất tiếng chào vào khoảng không sau cánh cửa, mỗi bữa ăn cơm giả bộ có người ngồi đối diện. Anh mong có một ngày, Trang trở lại, anh sẽ nói anh thương Trang, không bao giờ làm Trang khổ, muốn buổi sáng chở Trang ra chợ, chiều đón Trang về, nấu cho Trang chén cơm, miếng nước, cùng nhau mồi lửa nấu cơm, khơi cho khói bếp chảy tràn gian nhà ấm áp.

Anh ra ngã bảy đầy nắng gió. Cát chạy loăng quăng đầy không trung, mịt mù con đường dẫn về xa hút. Những chiếc xe đi rồi lại về, chở đầy những chiếc nón lá sờn rách. Sao đôi mắt hoe đỏ năm xưa mãi chẳng thấy về?

Đ.P.L

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm