TIN TỨC

Cây học trò

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-03 05:07:21
mail facebook google pos stwis
1189 lượt xem

 (Mến tặng các em Cẩm Hằng, Thanh Thủy, Bá Luân và lớp chủ nhiệm 10D năm xưa)

1. Bất chợt mà thật hữu tình. Dù tôi gắng nhẹ tay khi uốn mấy nhành xanh vào khung tròn, một vài bông trắng li ti vẫn lơi rơi. Tiếc thật! Và một mùi hương lâng bâng tỏa lan. Bước lùi ra ngắm nhìn, tôi thích thú như vừa nhấp ngụm nước ấm ngọt đằm, thơm dịu… Đã ra dáng thế một chú phượng hoàng con từ hai chậu hoa chiếu thủy ở vườn nhà. Đúng là không hoài công chăm chút. Lại nhớ hai đứa con những dịp về thăm nhà thấy tôi vun gốc, tỉa lá hai gốc kiểng mới đưa về cứ theo so bì. Lúc này ba mê cây cảnh lắm rồi không còn thời giờ cho tụi con nữa! Tụi con vào với mẹ đây…

…Chúng so bì cũng phải, cây mà được chăm yêu quá mức. Nhưng thực ra vì hai gốc kiểng chiếu thủy này có cả một  sự tình ấm áp. Cuối năm 2012, tôi và nhóm bạn một thời dạy học ở mái trường quê (THPT Vĩnh Bình – xã Vĩnh Bình, nay thuộc huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) cùng nhau về thăm trường xưa theo lời mời khó chối từ của các em học trò cũ những năm đầu giải phóng theo học niên khóa 1977 – 1978.  Ba mươi năm hơn, học trò của lớp 10D – lớp tôi chủ nhiệm đã chửng chạc, thành nhân. Có em đã lên chức Ngoại, Nội hẳn hòi vậy khi đón chúng tôi vào nhà vẫn ôm chầm. siết tay gọi thầy xưng em, xưng con thân tình, nghiêm cẩn như học trò tuổi nười tám, hai mươi buổi đầu đến lớp năm xưa. Không đầy đủ bởi nhiều em như những cánh chim bay tứ phương; Thành phố, Long An,  Cần Thơ… Tụ hội là những khuôn mặt yêu thương. Nam có Nguyễn Bá Luân, Võ Văn Xăng, Trần Văn Hà, Nguyễn Văn Minh… Các em nữ, Trần Cẩm Hằng, Hứa Thị Thanh Thủy, Võ Thị Xuân Dung, Nguyễn Thị Rỉ… Nơi thầy trò ngồi lại bên nhau là nhà em Thanh Thủy. Sân sườn rộng, dày đặc hàng trăm chậu kiểng. Bữa “tiệc” được bày dọn trên bàn đá và hai bàn bàn tròn đầy kín những món ăn vùng quê. Thơm ngon là món đặc sản bánh giá Vĩnh Bình. Tôi và các bạn dạy, Trúc Sơn (môn Lý), Văn Phinh (môn Địa), chị Bích Liên (môn Pháp văn) đầy xúc động trong tiếng cười nới rộn vang khi các em nhắc lại những giờ học, những kỉ niệm đáng yêu ngày trước. Gió từ dòng kênh trước nhà thổi lộng vào mát rượi. Vâng, chính chúng tôi, các em - thầy cô giáo, học sinh của trường Vĩnh Bình trãi qua nhiều ngày lao động vất vả để nạo thông cho dòng xanh trong trẻo ắp đầy ở xã Long Vĩnh Hựu, một nơi từng là căn cứ kháng chiến gánh chịu nhiều chà xát ác liệt thời chiến tranh. Ao Dương, cầu Ba – Nò đã trở thành nhịp nối thân quen đi – về trong những ngày thầy trò lấm lem bùn đất, xắn chuyền đất bồi đắp phù sa cho hàng chuối, bụi mía, gốc dừa. Những rặng dừa xanh tàu, trĩu quày quả như vẩy tay đón đưa chúng tôi những dịp đến thăm gia đình các em. Chén rượu, bữa cơm đơn sơ nhưng đằm ngọt tình. Tình thầy trò qua lao động, qua gian khó thời bao cấp lại càng gắn kết hơn. Bá Luân ngồi kề bên tôi nói nhỏ, thầy đọc lại bài thơ về Long Vĩnh Hựu đi! Siết nhẹ vai em, cậu học trò cùng bạn bè ham học, năng nổ, chân tình vác xe đạp băng ruộng đến trường. Đó là bài“Quê em Long Vĩnh Hựu” tôi chỉ đọc một lần trong buổi sáng sinh hoạt đầu tuuần khi có đoàn sinh viên ĐHSP thành phố về trường kiến tập năm 78. Thật không ngờ, em vẫn còn nhớ!

 Em ở nơi này, Long Vĩnh Hựu/ Bốn mùa cây trái một màu xanh/ Có giòng sông nhỏ mang về đất/ Đỏ thắm phù sa năng nghĩa tình…Ao Dương mấy buổi ta cùng hẹn/ Xẻ một giòng kênh dẫn nước về/ Nước ngọt cho Người và cho Đất/ Lúa vàng, khoai sắn viết thành Thơ…

2. Nắng xuống thấp. Chúng tôi cùng các em dạo xem vườn kiểng của cô học trò “nghệ nhân” Thanh Thủy. Anh Phinh cứ săm soi và mang về cho bằng được củ cây bình vôi để chữa bệnh…đau răng. Tôi thì bị cuốn theo những dáng thế độc đáo của các chậu bon – sai. Những bông mai vàng tứ quý, bông sứ đỏ hoa tươi cánh trong ánh chiều. Những cánh trắng thơm mê của những nhành chiếu thủy…Thủy làm hết đó thầy, cả khung chậu vô gốc kiểng cũng tự làm luôn. Cẩm Hằng, cô giáo dạy Sinh ở ngôi trường từng theo học cũng chính là đầu mối liên lạc cho buổi họp mặt này hớn hở khoe về bạn, nghệ nhân cấp huyện mà. Không người thì trồng cây, việc nào cũng làm đẹp cho đời! Cả hai em đều giỏi! Cảm ơn lời khen của thầy, Thủy nói chen vào khi buộc dây túi quà – cây thuốc, còn thầy thích giống kiểng nào em cột tặng làm kỉ niệm…Sẵn sàng nhận, em tạo dáng mấy chậu chiếu thủy hay lắm…Lần sau về ngắm tiếp. Giờ ta đi thưởng thức thịt nướng của chủ trại thú rừng – Bá Luân rồi thầy cô còn về nữa!

Bịn rịn, lưu luyến mấy rồi cũng chia tay. Những bạn dạy của tôi về lại Thành phố Hồ Chí Minh, còn tôi phải thêm một chặng nữa để về quê núi Đồng Nai mang theo tình thầy trò ấm áp khó phai. Và cứ nghĩ, cây kiểng các em hứa tặng khó mà thực hiện…Vậy mà, khoảng hai tháng sau, Cẩm Hằng điện cho tôi đến bến xe Long Khánh nhận hai gốc kiểng! Đúng là tình nghĩa thầy trò thắm thiết! Từ Vĩnh Hựu các em chở kiểng ra Thị Xã Gò Công đã vất vả, chúng còn theo xe đò vượt hơn trăm cây số để làm quà cho thầy cũ quả là “kì công”. Qua điện thoại, em Thủy còn háo hức dặn tôi cách chăm sóc cho cây bám rể, cách tạo thế sau này… Thú chơi cây kiểng đã trở thành niềm mê thú của nhiều người, những vườn kiểng phong phú chủng loại, uốn thân, xếp tầng dáng độc … ở quê tôi không thiếu. Nhưng những gốc kiểng mà các em gởi tặng giá nào tính được. Bà xã tôi cũng vui theo, nhờ thợ quen mua liền chậu lớn cho hai gốc kiểng. Được chăm nước, đất phân đầy đủ nên một tháng sau đã vững rể chắc thân, mầm lá bắt đầu nhú xanh. Chúng đã chịu đất, chịu người nơi quê mới. Hằng, Thủy cười reo khi nghe tôi báo tin cây sống tươi tốt, và còn có tên nữa. Một Cẩm Hằng. Một Thanh Thủy.  

3.…Có lẽ rất lâu nữa tôi mới có dịp về lại chốn cũ, trường xưa Long Hựu, Vĩnh Bình ắp đầy kỉ niệm. Đời người  khác nào đời cây luôn sẵn lòng, hết lòng dâng quả, tỏa hương ngọt ngào, thanh tao cho cuộc đời khi chữ tình bền sâu gốc rễ. Và chiều nay, vin sửa nhánh cành tôi có cảm tưởng nhũng bông trắng chiếu thủy chao mình dịu hương mơn dậy một niềm trìu mến. Bởi đó là những gốc kiểng – học trò, những cây học trò thân thương của vùng quê xa xôi mà vẫn gần gũi và đậm nghĩa tình.

Xuân Lộc, 21/4/2014
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm
Trúc Phương, người mà tôi muốn nói nhiều hơn những người khác
Bài phát biểu xúc động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức người đang sống
Ký của nhà văn Trầm Hương trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Xem thêm
Dân lo | Bút ký của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn Nghệ số 30 (3309) ngày 29-7-2023
Xem thêm
Kỷ niệm về nhà văn Minh Khoa với Trần Thế Tuyển
Sau giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước(30-4-1975), từ Trung đoàn 174, tôi được điều về học tập và làm việc ở báo Quân khu 7. Vừa đặt ba lô trong tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp tại căn cứ Trần Hưng Đạo, nơi đặt tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham mưu quân đội chế độ cũ, anh Mai Bá Thiện lúc đó phụ trách báo Quân khu 7 dẫn tôi ra mắt Phó phòng Tuyên huấn Quân khu - nhà văn Minh Khoa, lúc đó trực tiếp làm Tổng biên tập báo Quân khu 7. Từ lâu đã nghe danh nhà văn Minh Khoa với những truyện ký viết về Anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, đặc biệt vở kịch Người ven đô với nhân vật Ông Tám Khỏe đậm đặc chất nông dân Nam Bộ, nay được gặp trực tiếp tác giả, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến
Bài đăng Tạp chí Linh khí Quốc gia kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ
Xem thêm
Mây trắng trong vườn chè ông nội | Tản văn của Trang Thanh
tôi hay nhớ những gương mặt người thân đã khuất bóng...
Xem thêm
Hoa biên cương: Nấm độc trên đất Tây Nguyên (Kỳ cuối)
Chúng tôi cũng dự nhiều cuộc họp ở các buôn làng Tây Nguyên, chứng kiến những người lầm lỡ vượt biên hay đi biểu tình gây rối được kiểm điểm trước các già làng và bà con trong buôn. Ai cũng cúi đầu xấu hổ, xin được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm.
Xem thêm
Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)
Bút ký nhiều kỳ của nhà văn Lại Văn Long
Xem thêm
Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)
Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị
Xem thêm
Vọng âm buồn | Hoàng Phủ Ngọc Phan
Một loài chim có tiếng kêu nghe như Ơi đò Ca Cút
Xem thêm
Đêm Tháng Giêng - Tản văn Trần Bảo Trân
Ngày anh cưới chị, tôi còn nhỏ. Gần bảy thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in, ngôi nhà lợp rạ, vách đất của chúng tôi có khách là một người lính. Anh bận bộ quân phục màu cỏ úa với chiếc mũ mềm có ngôi sao lấp lánh. Ngày chị đi lấy chồng, tôi tiễn chị ra cánh đồng, cuối bờ tre gai thường ngày ríu rít tiếng chim. Cầm tay tôi, chị khóc. Em ở nhà nhé. Nếu rảnh chị sẽ về chơi với em. Mắt nhoà, tôi cố giữ không để lệ rơi.
Xem thêm