Bài Viết
Đại tá - nhà văn Nguyễn Minh Ngọc vừa ra mắt tập bút ký chân dung Núi rộng sông dài (NXB Quân đội Nhân dân) giới thiệu đến bạn đọc chân dung của 22 danh nhân, văn nhân và danh tướng, võ tướng nổi tiếng của dân tộc. Nhân dịp này, phóng viên Báo SGGP có cuộc trò chuyện với ông.
Nguyễn Quốc Trung là người rất tâm huyết với nghề. Anh chăm đọc, chăm học hỏi, là cây bút văn xuôi chịu đi, chịu gặp gỡ, trò chuyện, ghi chép, thức đêm. Thời gian và những thành bại đã cho anh một nhận thức đúng: “Không có nghề nào vất vả và thú vị như nghề viết văn”…
Nghiên cứu về đặc trưng của thể loại kí, Hoàng Ngọc Hiến chỉ ra rằng, đó là một “thể loại nằm ở giữa văn báo chí và văn học”; là “sự hợp nhất truyện và nghiên cứu” (dẫn theo M. Gorky); là “sự nhức nhối của trí tuệ”
Đến giờ tôi vẫn nhớ nguyên câu chuyện như mới xảy ra hôm qua. Lúc đó khoảng 10 giờ sáng một ngày đầu tháng 10/1990. Tôi dắt xe đạp lên gần hết dốc ga xe lửa Đà Lạt - đường Quang Trung thì người đàn ông đứng dưới gốc cây thông già ở đỉnh dốc chặn lại.
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim " Người lính làm nên huyền thoại " về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó như anh em thân thiết.
Chiếc áo màu đen hoặc đỏ, vòng cổ, nhẫn bạc, vòng đeo tay bằng bạc, đôi guốc mộc, điếu thuốc luôn cháy đỏ trên tay, khói thuốc bay lên phả từng làn trắng mờ ảo bên cạnh gương mặt dạn dày với mái tóc dài nghệ sĩ. Vậy là có một bức phác họa chân dung Lê Huy Quang khá đầy đủ. Không cần quá nhiều sắc màu, “bức chân dung” ấy gây ấn tượng bởi sự hòa sắc có chiều sâu và cảm giác về một sức mạnh nội lực nào đó.