TIN TỨC

Chuyện nhà Út Tiếp: Nỗi đau đâu dễ lãng quên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-04 08:01:27
mail facebook google pos stwis
1112 lượt xem

BÀI HƯỞNG ỨNG CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

ĐỖ VIẾT NGHIỆM

Anh hùng Lực lượng vũ trang tàu không số Nguyễn Văn Đức, gọi tôi: “mai đi Bến Tre nhé”. Chơi với nhau từ lâu không cần hỏi thêm cũng biết, lại có chuyến về địa phương thăm giúp đỡ các gia đình có công với Cách mạng. Tới nơi hẹn gặp thêm một người lạ, ông Đức dí dỏm nói: “đây là người đẹp U70 Huỳnh Thị Tiếp (Út Tiếp), Phó ban quản trị Hội tương tế tỉnh Bến Tre; Phó ban Hội đồng hương huyện Thạnh Phú, nổi tiếng làm công tác từ thiện xã hội”. Út Tiếp cười mặt đỏ rần, rồi rầy bảo làm chị mắc cỡ. Đang trong đại dịch Cô vít ai cũng đeo khẩu trang nên không rõ mặt, nhưng nghe tiếng cười tôi hình dung chị Út là người thiệt mạnh mẽ, hẳn ngày còn trẻ là một thiếu nữ năng động và xinh đẹp.  

Một ngày bận rộn ở Thạnh Phú, địa phương có nhiều địa chỉ đỏ nổi tiếng như Căn cứ kháng chiến Khu 8. Căn cứ lịch sử bến tàu không số Cồn Tra, năm 1946 bà Nguyễn Thị Định cùng nhóm trí thức lớn Trần Hữu Nghiệp, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Thiện Thành, Nguyễn Văn Khước, Đoàn Văn Trường, vượt biển ra miền Bắc thành công. Sau Đồng Khởi 1960 cũng tại Bến Cồn Tra, tỉnh Bến Tre lại tổ chức hai đội thuyền vượt biển ra Bắc xin Trung ương vũ khí chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Về Thạnh Phú, Út Tiếp đi đến đâu cũng được người dân từ già đến trẻ mừng vui gọi: “Cô Út, cô Út…”. Thấy vậy, tôi hỏi: “Chị về quê nhiều lắm phải không?”. Út Tiếp đáp “có cả trăm lần”. Dừng một lát, Út Tiếp nói tiếp: “Bà con mình xưa có công với Cách mạng, giờ vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn lắm”. Tôi hiểu, Út Tiếp đi nhiều chính vì điều đó. Về thành phố vài hôm sau tôi gọi điện cho Út Tiếp, muốn xin được gặp tìm hiểu thêm về hoạt động công tác từ thiện, nhưng đầu dây bên kia chị cười giòn, rồi đáp: “mời anh tới thăm thì được, nhưng định viết báo tôi không có gì đáng nói đâu”. Để được việc tôi hứa đại “đồng ý”, đấy cũng là cái chiêu nghề nghiệp của cánh nhà báo đôi khi chúng tôi vẫn hay dùng. Hóa ra câu chuyện Út Tiếp đi làm việc thiện không biết mệt mỏi còn bắt nguồn từ gia đình chị.

Năm 1946 ông Huỳnh Văn Trước (Hai Trước) ba chị Út, tham gia Cách mạng được tổ chức phân công làm công tác an ninh xã, nhưng không may hy sinh vào giữa năm 1951 cùng ba đồng đội khác. Cái chết của Hai Trước ám ảnh Út Tiếp suốt thời gian dài, nhưng cũng phải chờ khi lớn lên theo Cách mạng gặp được bác Bảy Dấu, một nông dân cùng quê kể lại ba mình bị giết hại vô cùng dã man. “chiều đó người dân trong ấp bất ngờ bị lính Quốc gia ập vào, rồi chúng ép dân tập trung ra bãi đất trống khi đến nơi mới biết, chúng vừa bắt được bốn ông cán bộ Cách mạng đang núp trong một căn hầm bí mật. Nhìn họ, thằng chỉ huy nói đây là những tên Việt Minh nguy hiểm, phạm tội chống lại Chánh phủ Quốc gia, mời bà con ra đây cùng tham dự lịnh thi hành án”. Vẫn theo lời bác Bảy Dấu, sau đó chúng mổ bụng moi gan từng người, rồi đốt lửa bỏ gan vào chảo xào. Nhìn cảnh đó dân làng ai cũng khiếp sợ, còn thằng chỉ huy nhếch mép cười nói tiếp: “hôm nay là ngày vui, mời bà con thưởng thức món gan Việt Minh xem nó to đến mức nào hả?”. Sáu mươi mốt năm sau (2012), Út Tiếp cùng bà con cô bác xã An Qui nay là xã An Điền, mới đưa được ông Hai Trước cùng ba đồng đội ngày đó bị chúng sát hại ném xuống hố chôn chung, đưa về an nghỉ trong nghĩa trang huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.  

Má Út Tiếp là bà Nguyễn Thị Kiệm (Năm Kiệm) tham gia Cách mạng cùng năm với chồng, công tác ở Hội phụ nữ cứu quốc xã, năm 1973 bà hy sinh trong hoàn cảnh thật đáng tiếc. Út Tiếp kể: ngày đó có một toán biệt kích địch bất ngờ càn vào An Qui đơn vị quyết định rút lui bảo toàn lực lượng, nhưng do vội vàng ông Nguyễn Văn Đức một cán bộ địa phương bỏ quên khẩu súng ngắn, Năm Kiệm rút sau nhìn thấy sợ lọt vào tay địch nên quay lại lấy. Địch bắn rát Năm Kiệm trúng đạn xuyên qua một bên vai, mất máu nhiều làm bà ngất xỉu nên bị chúng bắt. Bắt được Năm Kiệm địch lại ép người dân khênh đưa về ấp An Hải, nhưng khi đến sát bìa rừng thấy địch mất cảnh giác họ giấu bà vào trong lùm cây rậm. Sáu giờ chiều địch rút ông Đức quay lại tìm, nhờ dân chỉ nên đưa được Năm Kiệm về trạm thu dung xã cấp cứu. Tưởng yên, hai ngày sau địch càn tiếp lại bắt được Năm Kiệm, nhưng lần này chúng xả súng bắn bà chết ngay tại chỗ.

Ba người con của ông Hai Trước bà Năm Kiệm, lớn lên noi gương ba má tham gia Cách mạng. Con gái đầu Huỳnh Thị Liễng (Hai Liễng) vào bộ đội huyện, năm 1969 địch mở trận càn vào căn cứ ta bị chúng bắn chết. Sau ngày giải phóng Út Tiếp đi làm thủ tục công nhận Liệt sĩ cho Hai Liễng, nhưng không được chỉ vì một lý do “kỳ cục”: “đồng chí đó không trực tiếp tham gia chiến đấu”. Chuyện thật như đùa, thời chiến tranh cả miền Nam là chiến trường, hơn nữa Hai Liễng khi đó là chiến sĩ Bộ đội huyện Thạnh Phú?

Chồng Hai Liễng là Nguyễn Văn Bá (Tư Bá) đi Bộ đội cùng năm, rồi bị địch bắt đưa ra giam ngoài Côn Đảo, năm 1975 trở về được ra miền Bắc dưỡng bịnh. Năm 1977 do sức yếu về quê, một mình nuôi năm đứa con còn nhỏ, vất vả kềm theo di chứng những đòn tra tấn trong ngục tù tái phát, năm 1982 Tư Bá mất. Nhà nghèo không đủ mua nổi chiếc hòm, Út Tiếp phải đi mua chịu mãi sau mới trả hết nợ.

“Còn nữa”, Út Tiếp nói. Sau chị Hai Liễng là anh trai Huỳnh Văn Niễng (Ba Niễng), năm mới tròn 20 tuổi bà Năm Kiệm gọi con hỏi: “Con có thích đi Bộ đội giải phóng không?”. Ba Niễng nhảy tưng lên, đáp: “Thích lắm, má cho con đi trả thù cho Ba”. Ba Niễng được bổ sung vào đơn vị chủ lực miền, chiến đấu dũng cảm, tiếc là chỉ sáu năm sau trong một trận đánh quân Mỹ ở chiến trường miền Đông anh cũng hy sinh, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Sau giải phóng Út Tiếp nghe người ta chỉ đâu đi tìm tới đó, nhưng vẫn vô vọng. Đưa ánh mắt nhìn xa xăm ngoài cửa, một làn gió nhẹ ào qua ngọn cây xoài, tôi nghe rõ cả tiếng lao xao của lá. Út Tiếp mặt đượm buồn, rồi chờ cho chị bình tâm trở lại, tôi hỏi: “Sao chị buồn vậy? Út Tiếp đáp: “Trước khi đi Bộ đội anh tôi có vợ, sanh được một bé trai lên ba tuổi, nhưng thiệt đau ở nhà chơi sao lọt xuống cầu chết đuối. Con chết, vợ Ba Niễng rủ rê một tên cán bộ phản bội Cách mạng ra vùng địch chiêu hồi, thế mà sau ngày giải phóng bà ta còn trơ trẽn nói với Út Tiếp: “em để chị đi làm chế độ Liệt sĩ cho anh Ba nha?”. Út Tiếp giận ứa nước mắt. Té ra bả muốn lấy danh phận người vợ làm thủ tục, mục đích là để kiếm chác và danh dự mà thôi. “Không, để anh tôi yên!”. Út Tiếp đáp thế. Nhưng sau này Út Tiếp cũng làm xong Liệt sĩ cho anh Ba. Tôi thở phào nhẹ nhỏm, nhưng bất ngờ lại nghe Út Tiếp nói: “vẫn còn may anh ạ”. Tôi cảm thấy “là lạ” bởi câu nói đó, rồi hỏi: “sao lại là may?”. “Cả gia đình tôi có ba, má, con gái, con trai, con rể chồng của Út, tính ra mất năm người hy sinh, còn mỗi mình Út, không may là gì?”. Rồi chị lý giải cho cái may của mình, như trời thương Út cho sống để lo cho cả một đàn con, đàn cháu. Khi còn chiến tranh tụi nhỏ học hành lỏm bõm, sau giải phóng Út lo cho ăn, cho học nay có đứa dù vẫn ở quê, đứa lên thành phố làm công nhân ở các khu chế suất cũng tạm đủ ăn. Tôi mừng cho Út Tiếp, nhưng vẫn băn khoăn, gia đình Út có má Năm Kiệm là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, nhưng còn trường hợp chị Hai Niễng chưa được công nhận Liệt sĩ? Út Tiếp đáp: “bỏ”. Tôi gay gắt: “bỏ sao được, mình có gian lận đâu?”. Út Tiếp bất ngờ mỉm cười, rồi nói: “Đừng quá sân si, đất nước mình còn hàng trăm, hàng ngàn gia đình mất mát, hy sinh lớn hơn gia đình tôi nhiều lắm”. Có lẽ Út Tiếp đúng, điều đó làm tôi nể phục!

*

Trung tuần tháng 4/2022 đoàn nhà văn, Hội hỗ trợ gia đình Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thăm lại chiến trường xưa, dâng hương tại đền Liệt sĩ Long Khốt, ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, tỉnh Vĩnh Long. Cả chục năm không đến bây giờ thay đổi nhiều quá. Đồn Biên phòng mới lui vào bên trong một chút, còn vị trí cũ nơi quân lực Việt Nam cộng hòa đóng quân nay trang nghiêm hoành tráng một ngôi “Đền thờ Liệt sĩ Long Khốt” được xếp hạng “Khu di tích Lịch sử Quốc gia”. Kiến trúc đặc trưng Văn hóa Đại Việt thời Hậu Lê, tám mái kiểu (chồng diêm), góc mũi giao nhau cong mềm mại, trên gắn hình tượng rồng bay. Đền thờ chính rộng trên ngàn mét vuông, trước có cổng Tam quan, sau cổng mỗi bên có một miểu thờ Thành Hoàng nhớ người xưa có công lập nên làng ấp. Bên trong đền thờ ngoài chính điện thờ Bác Hồ, phía cửa có một cái trống lớn. Xung quanh tường cao khắc tên chữ vàng hơn sáu ngàn Anh hùng, Liệt sĩ, nổi bật trên mặt đá hoa cương màu xanh, hy sinh qua các cuộc kháng chiến. “Quá nhiều” không kềm nổi xúc động tôi khẽ thốt lên, thế nhưng được biết con số ấy có thể chưa dừng lại ở đó, “địa phương vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, xác minh bổ sung thêm”.  

Khi tôi đang viết bài này trên mạng xã hội mấy ngày qua đột nhiên “hót”, từ năm học 2022 – 2023 “Lịch sử là môn học tự chọn ở cấp THPT”. Cộng đồng mạng “ném đá” chia phe, trong đó phe phản đối ủng hộ môn lịch sử phải là chương trình bắt buộc đang chiếm ưu thế! Chuyện nhà chị Út Tiếp, rồi Lịch sử Trung đoàn 174, Sư đoàn 5, đơn vị hai lần đánh đồn Long Khốt năm 1972, 1974. Tôi chợt nghĩ, mới chỉ một cái đồn mà tổn thất đến thế, rồi chỉ một gia đình như nhà chị Út Tiếp đã mất mát nhiều như vậy, hỏi cả đất nước này trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc con số hy sinh lớn biết nhường nào? Vậy bỏ môn học sử, dù gọi là “tự chọn” ở cấp THPT? Nếu điều đó trở thành sự thật, hậu thế mai sau còn nhớ gì máu xương của cha ông chúng đã đổ vì non sông đất nước này? Không thể được! Xa rời Lịch sử, xa rời Văn hóa là nguy cơ tồn vong dân tộc! Thật ấn tượng hai câu thơ của nhà thơ Trần Thế Tuyển dùng làm biểu tượng tinh thần, ý chí đặt trong “Đền thờ Liệt sĩ Long Khốt”.

“Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia”.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2022

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm