TIN TỨC

Đại tướng và dòng sông – Ký của Trương Thu Hiền

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-03-26 17:55:32
mail facebook google pos stwis
1550 lượt xem

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên ở một làng quê bên dòng sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sách “Ô châu cận lục” của TS. Dương Văn An viết về dải đất từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam, hoàn tất năm 1555, khi nhắc đến dòng Kiến Giang đã ghi rằng: “Nước trong xanh, vị ngọt, khuấy không vẩn đục, uống không biết chán. Đó là dòng sông đẹp nhất”.

Sông Kiến Giang là con đường đến trường làng, trường huyện và trường tỉnh của cậu bé họ Võ. Rồi cũng dòng sông tiễn chân ông vào Huế bước vào cuộc đời cách mạng khi ông mới qua tuổi 17. Trong suốt cuộc trường chinh dằng dặc từ lúc thoát ly gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn canh cánh nỗi nhớ thương thẳm sâu về quê nhà và dòng sông.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân tại Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Kiến Giang là dòng sông văn hóa. Hai bên dòng sông này là những ngôi làng mang cái tên rất cổ. “Những Kẻ Tiểu, Kẻ Tuy, Kẻ Soi, Kẻ Tréo…; những Nhà Phan, Nhà Vàng, Nhà Ngo, Nhà Nòi… Cùng với cây lúa, cây dâu, cây cói là nghề dệt vải, dệt chiếu, nghề rèn, nghề gốm, nghề mộc… phát triển, làm cho xóm làng đông đúc chung nghe tiếng gà… sông hồ đầy nước… đất đai màu mỡ… Ngày xuân mở hội bơi trải, phất phới lụa là…”. Hội bơi trải trên sông Kiến Giang ra đời đã hơn 500 năm. Đó là lễ hội mang tính tâm linh, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các thế hệ người Lệ Thủy. Sự đặc biệt của hội bơi còn ở chỗ lập kỷ lục về quy mô đường đua, với 15 km và số người tham gia cổ vũ. Trên suốt dòng sông luôn chen chật người xem, chưa kể đến đoàn người vừa phất cờ, vừa chạy theo thuyền đua của làng mình.

“Dù ai đi Tây về Đông

Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà

Về nhà xem hội quê ta

Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Cũng là một người Lệ Thủy, nếu có dịp về thăm quê, Đại tướng sẽ thu xếp thời gian để được tham gia lễ hội đua thuyền. Và luôn luôn có mặt bên ông là Phó Giáo sư Đặng Bích Hà, người vợ bên ông mấy mươi năm cuộc đời. Hình ảnh Đại tướng và phu nhân trong một buổi sáng hòa vào dòng người tấp nập xem đua thuyền đã trở thành nguồn cảm xúc thiêng liêng để nhạc sĩ Xuân Đồng sáng tác ca khúc nổi tiếng “Đưa em về Kiến Giang”.

Nhạc sĩ Xuân Đồng kể rằng, ngày 2-9-1986, anh cũng về quê dự lễ. Sáng khai mạc, nhân dân khắp nơi trong huyện tụ về đứng chật hai bờ chờ xem bơi, không khí phấn khích vô cùng. Bất ngờ, một giọng nói ấm áp vang lên trên loa phóng thanh “Kính thưa toàn thể bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê…” mới chỉ vậy thôi mà cả hai bờ sông đã im bặt, tất cả lặng người xúc động, nhiều bà nhiều chị mừng rỡ kêu lên “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giọng Lệ Thủy của một người Lệ Thủy, dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn chân nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp ấy. Sau đó là sự chuyển động ào ạt của dòng người về phía khán đài, nơi Đại tướng đang có mặt. Những dòng ca từ tha thiết của ca khúc “Đưa em về Kiến Giang” bắt nguồn từ đây: “Anh đưa em về thăm quê anh xứ Lệ/ Nơi giọng hò ru anh thời thơ trẻ/ Sông nước chan hòa ôm ấp tình quê/ Bởi Kiến Giang xanh ôm mái tóc thề/ Ngày xa quê anh không hẹn lại về”.


Lễ hội đua thuyền trên dòng sông quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà cùng dòng sông Kiến Giang trở thành hình ảnh trữ tình đi vào ca khúc làm lay động trái tim người nghe. Ngày đi tóc hãy còn xanh, ngày về mái đầu đã bạc, trái tim Đại tướng vẫn mãi lưu giữ hình ảnh dòng sông, nhớ tiếng đập nước của những thuyền chài ngoài bến vắng, nhớ giọng hò khoan man mác vọng dài theo nhịp sóng, nhớ những ngày lội bùn tát cá, bẫy chim trên mải miết đồng làng… Người Lệ Thủy nhắc đến ông, nghĩ về ông là thấy quê nhà và dòng sông: “Kiến Giang ơi! Dòng Kiến Giang/ Dòng sông thơ như dòng sữa mẹ/ Mà ta yêu nhau năm tháng/ Gạo trắng nước trong cho da em trắng/ Bao nhiêu hạt phù sa xứ Lệ/ Để Kiến Giang xanh xanh mãi một màu/ Để duyên đôi ta như dải lụa màu”.

Lệ Thủy là vùng đất của cây lúa. Hầu như lần nào về quê, Đại tướng cũng hỏi về công việc trồng lúa của nhân dân trong huyện. Đại tướng nói, quê hương mình có sông dài, đồng rộng, lại có vùng vời phá mênh mông nên chúng ta phải duy trì và phát triển nông nghiệp cho xứng với câu ca xưa “Lệ Thủy gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Làm nông nghiệp vùng đồng chiêm trũng là công việc vất vả, nhọc nhằn nhưng từ bao đời qua, người Lệ Thủy đã nhận cây lúa là sinh kế nên dù khó nhọc, bão lũ thì cánh đồng vẫn cứ phải xanh, mãi xanh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dòng Kiến Giang đã trở thành hình ảnh đại diện cho quê hương Lệ Thủy. Để rồi, trên đất nước Việt Nam ở nơi đâu có người Lệ thủy là ở đó vang lên ca khúc “Đưa em về Kiến Giang”: “Kiến Giang ơi! Dòng Kiến Giang/ Rằng quê anh đây là quê mẹ/ Bởi em yêu anh năm tháng/ Gạo trắng nước trong thương ai mưa nắng/ Tình ta xin gửi vào đây quê ta xứ Lệ/ Để Kiến Giang xanh, xanh mãi một màu/ Để duyên đôi ta như dải lụa màu” tha thiết, trữ tình và chứa chan nhung nhớ”.

 Trương Thu Hiền/Vanvn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm