TIN TỨC
  • Truyện
  • Bạn quê | Nguyễn Hoàng Nguyên

Bạn quê | Nguyễn Hoàng Nguyên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
507 lượt xem

  CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN

Trọng phanh xe đánh khựng đằng sau một người đàn ông đầu đội nón mê đang lầm lũi vác cái cuốc mòn vẹt. Thằng Thắng đây rồi! Thằng khỉ này bao năm nay mình về quê mới gặp được nó.

Thấy tiếng xe máy phanh gấp, Thắng luống cuống nhảy tránh sát vệ đường. Hắn lập bập: Châm, châm, châm… Trọng phì cười: Châm, châm, châm cái con khỉ! Mày vẫn lắp kiểu đó à? Hay lại giấu trộm cái gì của vợ đi ăn vụng đấy? - Châm, châm, châm… Thắng lại lắp.

- Thôi đi, ông kễnh! Ngồi lên xe, tao đèo về. Tiện thể xem vợ chồng mày sống thế nào!

Thắng ngớ ngác nhìn Trọng: Mày, mày là thằng Trọng quái nhể? Sao, sao mày nhận ra tao? Mày vừa về à?

- Ừ. Đương nhiên rồi, nhìn cái dáng của mày thì mấy chục năm tao vẫn nhận ra! Giờ thì ngồi lên xe đi!

- Nhưng, nhưng quần áo tao bẩn lắm. Đi làm đồng đầy bùn đất, dính vào người mày đấy! Hay mày cứ về nhà tao trước đi, tao đi bộ về sau.

Trọng lừ lừ nhìn Thắng: Lên xe, lề mề cái gì? Thấy Trọng xẵng, Thắng líu ríu ngồi sau xe nhưng vẫn giữ một khoảng cách vì sợ bùn sẽ dây vào quần áo của bạn. Dọc đường, cả hai người im lặng theo dòng suy tưởng. Thỉnh thoảng, Trọng lại nhoẻn cười khi nhớ chuyện một thời xa vắng…

- Đến, đến ngõ nhà tao rồi! - Thắng lắp bắp.

- Ơ, đây là ngõ rẽ nhà cũ của bố mẹ tao, chả lẽ không nhớ. Cứ ngồi yên, tao đưa về tận sân.

Đang định phi thẳng về nhà Thắng theo trí nhớ, thì hắn bảo: - Ơ, nhà tao đây rồi! Thế mà bảo là biết! - À tao cứ tưởng mày ở nhà cũ trước đây! - Không, tao mua mảnh đất ruộng này từ 2002, rồi xây luôn. Ở nhà cũ, bí lắm. Nhà bé, lọt giữa nhà tầng, nóng chết.

Nhà vợ chồng Thắng ở ngay phía trước ngôi nhà cũ của bố mẹ Trọng. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX nơi đây vốn là mảnh ruộng hợp tác, sau này cán bộ xã quy hoạch chuyển đổi thành đất ở, rồi bán cho dân. (Nghe đâu, từ vụ bán mấy chục thổ đất này, mỗi ông quan bé tẹo của xã cũng phải mặc đồng phục Juventus đến cả gần chục năm).

Dắt xe vào sân, cái sân nhỏ chừng chục mét vuông được lát bằng gạch đỏ Giếng Đáy. Trọng gật gù: Ừ, nhà mày thế này khá quá! Thắng lẩm bẩm: Khá đếch gì, đâu bằng mày là dân thành phố! Ơ, cái thằng này, cứ tưởng là bị ấm đầu mà khôn ra phết. Nói năng khúc chiết rành mạch gớm!

Thắng khề khà gọi vợ: Mụ Oanh ơi, đi mua đồ nhắm cho tôi! Tiếng trong nhà vọng ra: - Suốt ngày rượu với chè! Uống lắm rồi lên cồn Chạch cho sớm!

Hắn quay sang bảo Trọng: - Mày thấy con vợ tao chưa? Đã xấu người còn xấu nết thế đấy! Muốn trả về nơi sản xuất lắm, nhưng giờ chẳng biết trả cho ai!

Hắn vừa nói xong, đã thấy mụ vợ xồng xộc ra: Ông thích trả tôi, hay là tôi trả ông cho các cụ trên cồn Sãnh? Đang hùng hổ, nhìn thấy Trọng, chị ta im bặt rồi nhìn chồng: Anh Trọng về, sao không nói sớm? - Mụ có để cho tôi kịp nói đâu! Vừa sai đi mua đồ nhắm đã gầm gừ rồi! Oanh cười giả lả: Em chào bác! Em không biết là bác về chơi! Tại lão nhà em cứ say xỉn suốt, nên em phải sẵng. Bác vào nhà chơi, em ra ngoài hàng mua ít đồ bác ngồi với chồng em. Lão ấy uống nhiều, nên em phải thế ạ.

Căn nhà của vợ chồng Thắng có thể coi là khá ở chốn quê. Cũng 2 tầng, 1 tum, có cả công trình tự hoại. Tivi, tủ lạnh, máy giặt đủ cả. Trọng tấm tắc trong bụng: Ừ, vợ chồng thằng bạn có cơ ngơi thế này là quá tốt! Nông dân thuần tuý còn hơn khối người thành phố. Thắng khoe: Bọn tao đi đồng nát hơn hai chục năm, mới làm được đấy! Hai đứa nhà tao đi lấy chồng cả rồi, chúng nó mua tivi, tủ lạnh máy giặt cho bố mẹ.

- Ừ. Dễ hơn 20 năm, hôm nay mới gặp, vợ chồng chúng mày sống tươm tất tao cũng mừng. Bao nhiêu lần về, muốn gặp mày mà chẳng được!

Thắng là một trong những thằng bạn thời nhỏ của Trọng. Rặt những thằng nghịch như quỷ sứ. Nghịch hồn nhiên, bát nháo; nhiều khi ăn roi của bố mẹ đến quắn đít, rối rít xin tha. Nhưng đâu lại hoàn đấy, ngày hôm nay con chừa rồi, ngày hôm sau con cứ vậy. Những củ khoai, trái chuối, bưởi, nhãn, vải luôn là “đối tượng” để lũ nhóc ăn trộm. Người lớn không quá khắt khe đánh giá về đạo đức của những hành động này. Nhà nào mất trộm, các bà các mẹ thậm chí các chị làm vài bài chửi tự mình nghe đến khô cổ, nổ họng là thôi. Nhà nào ngoa ngoắt thì mồ mả ông bà kẻ trộm cũng đến lộn lên chửi. Khổ nỗi, các cụ mất rồi, có nghe được đâu? Và lũ nhóc cứ thản nhiên đi vặt trộm… Bị mất trộm nhiều, có nhà cẩn thận lấy lá chuối khô che cả buồng khi mới bánh tẻ để lũ nhóc khỏi nhìn thấy; chờ khi chín cây mới cắt đem bán. Nhưng làm sao che được mắt bọn quỷ ranh? Thằng Cần phát hiện buồng chuối bắt đầu chín, đêm khuya nó rủ cả bọn ra đứng sát cây chuối tiêu, rồi canh cho nhau, thay phiên bóc vỏ ngay ở buồng chuối, rút lõi và chén. Cứ thế, cả buồng chuối chỉ treo lủng lẳng vỏ không. Gia chủ cứ nhìn lá chuối khô mà đinh ninh chuối còn! Đến khi cắt buồng mới sửng sốt vì chỉ còn cái vỏ.

Nhà cụ Ngọc trong làng có cả chục cây mít. Mít mật mít dai đủ cả. Mỗi năm đến gần hè, mít chín thơm lừng. Cụ cắt bán cả gánh. Bọn nhóc thèm lắm! Nhưng ăn trộm mít thì chỉ toi, vì mùi thơm sẽ khiến cho cả lũ bị tóm gọn. Hè năm lớp 7, lúc sắp thi tốt nghiệp, Trọng qua nhà thằng Tiết thấy vườn mít sai trĩu quả, mới nghĩ ra một kế. Trọng gọi mấy thằng bạn tướng nghịch sang nhà Tiết rồi rỉ tai bọn chúng: Tao làm thế này, thế này; bọn mày làm thế này…

Một tối mấy thằng sang nhà Tiết, với lý do học nhóm ôn thi. Ông bố bà mẹ Tiết hể hả luộc cho nồi dong chóc to tướng để bọn nhóc ăn rồi học. Hơn 10 giờ đêm, Trọng len lén leo lên mái bằng hiên nhà, hắn ném nhẹ cục gạch bằng cái chén con ra vườn mít. Soạt, soạt, soạt… cục gạch xuyên qua những tàu lá chuối khô che những quả mít đang bắt đầu chín. Thế là cả lũ nhóc trong nhà kêu rầm trời: Trộm, trộm… có kẻ trộm mít! Người nhà cụ Ngọc chạy ra. Bọn nhóc thì đuổi và hô: Bắt lấy cái thằng áo trắng kia kìa… Rồi hồng hộc trở về: Nó chạy nhanh thế!

Trưa hôm sau, lúc bọn nhóc đi học về nhà Tiết, đã thấy quả mít to bằng nửa thùng gánh nước chềnh ềnh trong sân. Cụ Ngọc cắt những quả sắp chín ngay đêm đó, và sáng hôm sau đưa sang cho để cảm ơn bọn trẻ đã giúp cụ đuổi kẻ trộm mít. Cả bọn được bữa no nê. Từ đó thằng nào cũng gọi Trọng là thằng Trọng quái…

Oanh về, mang theo đồ nhắm cho chồng và khách. Đơn giản là nắm nem, vài chục bìa đậu phụ rán. Cơm canh có sẵn. Chị cười bẽn lẽn: Chả mấy khi bác về chơi, nhà quê chỉ có vậy, bác thông cảm! - Gớm, cô bày đặt thế! Tôi cũng từ quê mà ra, chứ cao sang gì đâu?

Vài chén rượu qua đi, Trọng mới hỏi Thắng:

- Vợ chồng mày giờ còn cấy lúa, trồng thuốc lào không?

Oanh đáp thay chồng: Nhà em cấy hơn mẫu ruộng, trồng được sào thuốc lào anh ạ!

- Ruộng nhiều thế kia à?

- Người ta đi làm ăn xa, bỏ hoang, em xin cấy. Lấy công làm lãi anh ạ!

- Nhưng cấy lúa thì được đáng là bao? Mỗi sào lãi may ra tầm triệu bạc một vụ, mệt lắm!

- Vâng, nhưng biết làm sao hả anh? Nhà em thì anh thấy đấy, giờ làm được nghề gì ngoài làm ruộng? Em cũng hơn 50 rồi, chẳng công ty nào nhận, đành kẽo kẹt kiếm miếng ăn thôi.

- Kiếm được miếng cho vào miệng cũng gian nan lắm. Đời người chả lúc nào hết khổ cả! Cố gắng vậy, em ạ.

Trọng bỗng sực nhớ câu chuyện hồi lớp 5, hắn từng bị cô giáo dạy Toán đuổi ra khỏi đội tuyển học sinh giỏi, không cho đi thi để chuyển về trường năng khiếu. Đã thế, sau này mỗi khi gặp lại, cô giáo cũ vẫn cứ giận.

 - Mày còn nhớ vụ tao bị cô Miên cắt suất đi thi học sinh giỏi không? Mấy chục năm rồi, tao bị cái án oan, mà đến khi đi làm, gặp lại cô, vẫn bị ghét?

Thắng ngây ngô một lúc: - Có. Vụ ấy chúng tao bị mày tẩn cho vài trận, nhưng chả đứa nào khai.

Oanh xen vào: - Làm sao mà anh bị phạt thế ạ? Đi thi học sinh giỏi thì phải học tốt mới được chứ ạ?

- Thời bọn anh, được đi thi học sinh giỏi là oách lắm. Phấn đấu mãi mới được. Nhưng anh bị cô nghi oan, không cho đi, lại còn bị bố cho trận đòn đau điếng.

Nói đến đây, Trọng gặng hỏi Thắng: Mày nói thật, có phải mày hét trêu cô không?

- Châm, châm, châm.

- Bố của khỉ. Lại lắp rồi. Nói đi, chả nhẽ giờ nói thật mày lại bị tao thụi cho à?

Oanh háo hức nhìn chồng: - Anh nói thật xem nào? Anh Trọng có ăn thịt anh đâu mà sợ?

- Có gì đâu - Thắng kể - Tôi bị cô Miên phạt trực nhật mấy ngày vì tội cùng thằng này - Hắn chỉ Trọng - với thằng Cần, thằng Tứ ngồi lên bàn giáo viên lúc ra chơi. Mấy thằng cùng hát: Bốn ông ngồi bốn góc, giành nhau đĩa giò đĩa xôi. Ông bảo vệ nhìn thấy đuổi, chúng nó chui qua chỗ song cửa sổ gãy trốn được. Tôi chậm hơn bị tóm. Cô bắt khai chúng nó, tôi im. Thế là cô phạt. Buổi trưa, đi học về, khi cô vừa đạp xe ra cổng tôi hét: Đảng viên Miên lùn. Cô quay lại thì tôi chui tọt vào lò rèn nhà ông Thạch. Thằng này bị cô mách bố mẹ tẩn cho. Rồi cô cũng không cho đi thi nữa. Hắn cười khụ khụ. Rồi bảo Trọng: Mày cũng ác, bị phạt thế mà lôi mấy chúng tao ra tẩn.

Trọng hừ hừ: Đáng đời. Tật nói lắp của mày là từ lần ấy nhỉ?

- Chả vậy!

Cái tật: Châm, châm, châm của Thắng lại thành lợi thế cho nó và cho cả lũ nhóc. Cứ đi học về, bọn nhóc lại tụ tập lấy giậm đi bắt cào cào, châu chấu về nhà nó rang rồi đánh chén. Ăn trộm mỡ của mẹ Thắng cho cào cào, châu chấu vào chảo rang thơm phức. Mẹ nó về chửi, cả lũ: Châm, châm, châm. Bà mẹ ớ người, chả biết lũ nhóc nói gì, đành mang lọ mỡ đã vơi quá nửa cho vào hòm khóa lại.

Cái đận đi vặt nhãn ở vườn các cụ phụ lão, cả mấy thằng đều bị tóm. Các cụ lôi vào sân kho, bắt khai là con nhà nào để phạt công điểm - tức là trừ thóc được chia thì tất cả đồng thanh: Châm, châm, châm. Hỏi gì cũng: Châm, châm, châm. Bố ai biết bọn quỷ nói gì! Thực ra, các cụ biết tỏng từng đứa, làm vậy để đe mà thôi. Nhưng, cái kiểu nói lắp quái quỷ ấy cũng khiến cho mấy thằng thoát roi của bố mẹ…

Bỗng Trọng hỏi: - Mày có biết mấy thằng bạn của mình giờ ở đâu không? Tao xa nhà gần 40 năm rồi, chẳng biết tin chúng nó.

Thắng trầm giọng: - Thằng Vinh thì lên Lào Cai lấy vợ trên ấy, con vợ bỏ theo giai, chẳng thấy về nữa. Thằng Tiết làm công nhân mỏ than, chết mấy năm rồi. Thằng Cần bị tai biến. Thằng Tứ thì đi ngay khi Tàu rút quân năm 79 mày cũng biết rồi, nhưng đến giờ cũng không thấy gia đình bác nó nhắc tới. Còn mày với tao thôi, mà mày ở trên phố, mấy khi về.

Nói đến đây, mắt Thắng ầng ậng nước. Trọng cầm chén rượu giơ lên: - Ừ, còn mày với tao. Mình cũng sắp 6 chục rồi. Uống để nhớ tình bạn thời trẻ trâu nhé!

Trước lúc từ biệt vợ chồng thằng bạn cũ, Trọng dúi vào tay Thắng 2 tờ giấy bạc 500.000 đồng. Hắn giãy nảy: Mày trả tiền rượu tao à? - Vớ vẩn, cho mày mấy đồng tiêu vặt. Đáng gì đâu! Tiền nhiều mà làm gì? Người ta bảo thế!

Thắng trợn tròn mắt: Thôi, bố già ơi! Mày nghe ai nói mà thấy tức như như bò đá thế? Tiền nhiều, tao uống bia Ken, bia Đức, rượu Mao Đài, rượu Tây, sắm ôtô, xây biệt phủ… Có lợi lắm chứ! Nếu không, chả thằng nào thích làm cán bộ để cho dân sai việc cả! Rồi hắn lấm lét nhìn vợ và nháy mắt với Trọng: Thích nữa thì tao đi Quất Lâm!

- Á à! Quất với chả vụt! - Oanh véo chồng.

Lên xe trở lại thành phố, cổ họng Trọng cứ như nghẹn thắt lại. Thời trẻ trâu đã lùi vào dĩ vãng. Tất cả đã lên ông nội, ông ngoại, có thằng đã thành người thiên cổ. Mấy chục năm trôi nhanh đến thế!

Nguồn: Tạp Chí Văn Nghệ TP.HCM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm
Fukushima: Thảm họa vẫn còn tiếp diễn
Ba đang ngồi đọc lại những trang viết về cuộc trò chuyện của cha con mình từ bấy đến nay. Và ngẫm ngợi lại những gì đã xảy ra trong chuyến Đông Du định mệnh.
Xem thêm
Bóng chim tăm cá – Truyện ngắn Phùng Phương Qúy
Con đò cố lách qua đám lục bình rin rít, cố nhoi lên từng thước. Khói dầu máy phun mù mịt phía sau, khét lẹt. Hai Loan ngồi bên bao mì mót, lấm láp mủ, đất. Mái tóc rối bù, cần cổ vươn về cuối sông, sắp dài thành cổ cò. Vậy mà chiếc xuồng cũ của chồng không thấy xuất hiện.
Xem thêm
Người viết sử | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Nguồn: Văn nghệ số 35+36 (ngày 2/9/2023)
Xem thêm
Mộ tổ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Sông Hương tổ chức năm 1994.
Xem thêm
Chè chốt Truyện ngắn của Lê Na  
Lần đầu tôi gặp em, một ngày chớm đông. Em mặc chiếc áo len cộc tay màu hoa mười giờ. Màu hoa ấm áp làm sao. Tôi như được trời cho duyên cớ ấy. Thỉnh thoảng hai cái xe đạp ngược chiều lại chạm nhau. Có lẽ chẳng bao giờ em để ý đến tôi, còn tôi thì ngóng đợi đến mỏi mòn. Dẫu chỉ lướt qua nhau, tôi vẫn bị hút hồn bởi đôi mắt ấy. Đôi mắt ngơ ngác, lung linh như được vẽ bằng sương mai. Màu áo len hắt ánh hồng lên má. Đâu có son phấn gì, một cô gái đậm chất quê. Bầu má mịn màng, non tơ. Tôi đã vô cớ nhớ em, một người dưng, giữa ngàn vạn người tôi gặp.
Xem thêm
Tình yêu cao thượng | Truyện ngắn của Nguyễn Thanh
Nguyễn Thanh, nguyên Tổng thơ ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ
Xem thêm
Chờ đợi hóa thân | Truyện ngắn Đặng Chương Ngạn
Tác phẩm đăng Nhà văn & cuộc sống số 14
Xem thêm
Tu hú gọi bầy | Truyện ngắn Lệ Hồng
Truyện đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 86 (ngày 10/8/23)
Xem thêm
Tâm “điếu văn” – Truyện ngắn Phùng Chí Cường
Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật của một đời người. Sinh thì có hạn nhưng tử thì bất kỳ không ai có thể định trước được. Có những người vừa mới cách đây không lâu vẫn còn cười phơ phớ, thế mà đùng cái lăn ra chết bất đắc kỳ tử.
Xem thêm
Thẻ nhà văn | Bích Ngân
Truyện đăng Tuổi Trẻ Cười
Xem thêm
Chó robot | Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện đăng Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Gấu Ngựa - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những chú Voọc có chiếc đuôi dài hơn thân mình, trắng muốt đưa hai tay bám lấy cành cây như người đánh đu, cất tiếng hú vang động cả bầu trời. Loài Voọc ở đây lạ lắm: mặt có lông màu trắng; đầu, lưng và tứ chi lông đen thui; vùng bụng lại có lông màu bạch kim. Chúng sống thành từng đàn năm bảy chục con, mỗi sáng sớm kéo nhau đi ăn, hoặc chiều về lại hò hét, gọi nhau inh ỏi. Chúng thích ăn lá cây khác với họ nhà khỉ chỉ thích ăn quả. Có lẽ bầy Voọc chưa bao giờ gặp người nên thấy H’Chi đi một mình chúng nhìn chằm chằm rồi đua nhau đuổi theo, quăng mình từ cành này sang cành khác như người làm xiếc.
Xem thêm
Thị trấn biết cười – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau.
Xem thêm
Cây mẫu đơn hoa đỏ – Truyện ngắn của Hồ Loan
Cơn ho sặc sụa của ông khiến bà bừng tỉnh. Cơn ho như thể lấy cả buồng phổi của ông ra ngoài. Đưa tay dụi vội hai mắt, bà lập cập tiến ngay lại, một tay vỗ lưng, một tay vuốt ngực cho ông:
Xem thêm