TIN TỨC

Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
583 lượt xem

Nhà thơ PHỐ GIANG

Tháng 8/2023, dự sinh hoạt thường kỳ của Hột thơ Nghệ Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tôi được nhà thơ Trần Kim Dung tặng tập thơ NHỮNG DẤU CHÂN THƠ của chị. Một tập sách trang nhã đầy đặn thật đẹp.

Theo thói quen, tôi mở tập sách đọc lướt vài bài. Lập tức, tập thơ cuốn hút tôi nhưng bởi đang trong cuộc họp nên đành miễn cưỡng gập lại trong sự nuối tiếc. Về nhà, ngay chiều đó tôi liền lấy cuốn sách ra đọc và đọc ngấu nghiến cho đến trang cuối cùng. Thật lôi cuốn và thú vị. Những thiên du ký bằng thơ tuyệt vời. Đọc hết rồi tôi vẫn để tập thơ trên chiếc bàn uống nứơc nơi bộ sanlon, và những ngày tiếp, mỗi khi ngồi vào bộ sanlon lại cầm cuốn sách lên nhấm nháp vài bài.


Các nhà giáo nhà thơ Phố Giang và Trần Kim Dung, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

NHỮNG  DẤU CHÂN THƠ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và cảm phục. Thứ nhất, tác giả là người đam mê các danh lam thắng cảnh, đam mê du lịch; thứ hai, chị là người rất giàu cảm xúc, có một trái tim nhạy cảm và rất tài ba trong việc đưa các danh lam thắng cảnh vào thơ. Tập thơ hơn 80 bài, chỉ có vài bài về quê nội, quê ngoại, về trường xưa… còn lại là về các danh lam thắng cảnh trong nước và trên thế giới, những nơi chị đã may mắn được đặt chân tới. Đến đâu chị cũng có thơ và thơ hay. Xuyên suốt tập thơ hơn 80 bài tiếp nối tiếp nhau chỉ trên một đề tài về danh lam thắng cảnh mà đọc không thấy nhàm chán, vẫn lôi cuốn người đọc, kể cả những người đọc khó tính thì quả là điều kỳ diệu và không dễ chút nào. Lần lượt từng bài…từng bài… nếu không có gì mới mẻ, cuốn hút thì người đọc sẽ buông sách ngay. Phải là một tài năng thì mới làm được điều đó. Chúc mừng cô giáo, nữ thi sĩ Trần Kim Dung.

Tác giả có lợi thế là được đến nhiều nơi, được ngắm nhìn chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh nhưng nếu không giàu cảm xúc, không có trái tim nhạy cảm thì cũng không cảm thụ được những điều mắt thấy tai nghe. Và cảm thụ là một chuyện, còn thể hiện nó thành một áng văn, một bài thơ hay lại là chuyện khác – rất khó và rất ít người làm được lắm. Tôi thực sự ngưỡng mộ tác giả.

Hơn 80 bài thơ tiếp nối tiếp nhau chỉ quanh một đề tài về danh lam thắng cảnh mà độc giả vẫn say mê đọc không thể buông rời tập sách. Thế điều gì đã lôi cuốn độc giả, đã làm cho độc giả say mê đến vậy? Có phải bởi trong những câu thơ, trong cuốn sách có phép thần mê hoặc ta hay có bàn tay của một mụ phù thủy tinh ranh dắt ta từ bài thơ này sang bài thơ khác?... Không! Tất cả đều là do tài năng của tác giả làm nên. Trần Kim Dung đã khéo léo thổi hồn vào các phong cảnh tĩnh lặng, đã khéo đưa các sự kiện lịch sử vào các danh lam, khéo léo nhân cách hoá các vật vô tri làm cho các bài thơ của chị trở nên sống động và thật đáng yêu.

Nhà thơ Trần Dung rất giỏi trong việc thổi hồn vào các tỉnh vật, phong cảnh bởi vậy qua những câu thơ của chị cảnh vật ta gặp là một thực thể sống động, có hồn, tất cả như đang hoạt động, đang diễn ra trước mắt ta. Bằng cách nhân cách hoá các cảnh vật, đọc thơ của chị ta có cảm giác đến đâu cũng được mời gọi cả, từ cảnh vật thiên nhiên cho đến con người. “Đường về căn cứ Mường Phăng/bướm theo ríu rít hương rừng như mơ/đại ngàn râu tóc bạc phơ/ dang tay che nắng đứng chờ từ xa”. Rồi bên rừng hoa ban kiêu sa là con suối duyên dáng đôi bờ đầy hoa mua tíu tít mời gọi: “hoa mua tíu tít mong chờ/ mắt nghiêng tím biếc cả bờ suối xa”. Tiếp tục đi tới, ta lại gặp ngôi nhà sàn mộng mơ đang thả khói lên trời xanh: Nhà ai say ngọn suối thơm/cầu thang chín bậc thả hồn theo mây”. Với VỀ MƯỜNG PHĂNG, một bài thơ ngắn thôi, mà ta được thưởng thức bao cảnh vật, con người trên một thung lũng thật đẹp, thật thơ mộng.

Với YÊN TỬ, cũng là một bài thơ ngắn nhưng chị đã cung cấp cho người đọc bao nét đáng yêu của một ngôi chùa cổ, một di tích lịch sử ngót ngàn năm của đất nước. Chị đã dẫn chúng ta đến “Nơi non cao mây gió bồng bềnh/gặp những “đại lão cây” trăm năm tu tập/ và nhưng am thiền trong trúc lâm xanh”. Chỉ qua mấy câu thơ mở đầu bài thơ chị khéo léo giới thiệu cho ta biết đây là cõi Phật linh thiêng, cỏ cây cũng tu tập. Bằng cách gọi những cây cổ thụ là “đại lão” chị đã ngầm bao với ta rằng ở đây tất cả đều mang tấm lòng tư bi của nhà Phật từ con người đến thiên nhiên. Ở đây “Đạo – Đời ngàn năm trong vắt”, một chốn tu hành đã có từ xa xưa với: những “Đại lão tùng bảy trăm năm nắng gió/râu tóc vẫn xanh, thân đứng thẳng ngóng trời/che mát rượi đường về Tháp Tổ/Với bạt ngàn hoa đại trắng tinh khôi”. Ở đây còn có “Một mái chuà treo trên vách đá/nửa ẩn hang sâu, nửa lợp mây ngàn/suối rì rầm trang kinh người xưa để lại/Mai lão bên thềm thắp sang cả thiền am”. Dưới ngòi bút của nhà thơ Trần Kim Dung Yên tử hiện lên một thắng cảnh, một chốn linh thiêng cổ kinh tuyệt vời.

Với nữ thi sĩ Trần Kim Dung từ con đường hiểm trở, con đèo chon von nơi núi rừng, ghềnh đá lô nhô bên bờ biển cho đến vuông ao trước làng đều là nguồn thơ của chị, và qua thơ chị đều trở thành những bức tranh lung linh hút hồn mọi người. Đâu đâu cũng đẹp, cũng thơ mộng cũng đáng yêu. Con đường lên Bản Dốc thì: “Đèo Mã Phục bay trong sương gọi Khau Liêu, Khau Chỉa/Chú ngựa vua Nùng còn quỳ gối đó sao?/ Đường xoắn ốc leo lên mây trắng/Khi bám đá xanh khi lại xuống vườn đào”(Lên bản Dốc). Đọc mấy câu thơ này gợi cho ta một cảm giác tự hào thích thú khi qua một đoạn đường cheo trên vách núi cao. Với Hồ Ba Bể thì thật ảo huyền thơ mộng: “Ngọc xanh lạc giữa núi đồi/Núi nghiêng tạo dáng, mây trời soi gương/Thuyền ai trên đỉnh mù sương/Mái chèo khua mảnh trăng suông bồng bềnh”(Hồ Ba Bể). Với Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên chị lại hút hồn độc giả bằng cách tạo dựng một câu chyện cổ tích sinh động: “Tiệc của trời đất đã tan/mà du khách vẫn hân hoan vui vầy/… Tiệc triệu năm đã qua rồi/Chỉ còn lưu niệm cho trời biển xanh/Ai đem xếp đĩa thành ghềnh/Chơi vơi mây gió, dập dềnh sóng xô” (Ghềnh Đá Đĩa). Khi đọc VỀ MIỀN BIÊN ẢI, trước mắt tôi hiện lên một cách sinh động những sáng sớm tinh mơ nơi vùng cao này, các nẻo đường tấp nập ngựa, người, lợn, gà dắt nhau xuống núi, rồi những phiên chợ ngạt ngào hương thắng cố, tiếng khèn dìu dặt mê hoặc lòng người: “Cốc Lếu đêm sương tan/Trâu bò, lợn gà, dắt nhau xuống núi/ Thắng cố Bắc Hà ngào ngạt vùng biên/Chén rượu ngô ngả nghiêng du khách/Thổ cẩm bay lên trong dìu dặt tiếng khèn// Cô gái H’ Mông gùi mây xuống chợ/ Hạt dẻ theo chân cây thuốc đắng, táo Mèo/Chàng trai H’ Mông lên Hàm Rồng “cướp vợ”/Cướp cả duyên trời về ủ men say”. Chỉ trong hai khổ thơ mà tác giả đã dựng lại phiên chợ vùng cao rất đặc sắc, sinh động, từ phong tục tập quán đến cách sống, sinh hoạt của một tộc người.

Với các thắng cảnh là di tích lịch sử, nữ thi sĩ lại khéo léo lồng các dấu tích, các tư liệu lịch sử có liên quan vào bài thơ làm cho bài thơ càng thêm sống động, ta như thấy quá khứ đang hiện về. Đọc THÀNH CỔ LOA ta được gặp lại các nhân vật lịch sử thuở sơ khai dựng nước, huyền thoại về nỏ thần, mối tình và cái kết đẫm lệ của nàng Mỹ Châu cũng như bài học để đời về cảnh giác, về lòng tin mù quáng: “…Giếng ngọc ngàn năm trong vắt/Bóng Mỵ Châu như thấp thoáng chiều chiều/… / Chiếc lông ngổng muôn đời sau còn nhắc/bài học đời còn gởi đến muôn mai”… Đọc VỀ ĐIỆN BIÊN trước mắt ta lại hiện cảnh tấp nập của chiến dịch Điện Biên vĩ đại ngày nào. Ta được gặp “bè mảng bập bềnh, đoàn xe thồ dằng dặc” trên đèo Pha Đin “bay lên trong mây trắng/Dốc quanh co đến tận cổng trời”. Ta cũng được gặp tướng Đơ – Cát cùng đông đảo quân linh Pháp run rẫy dơ tay hang trên đồi Him Lam.

“Theo chị” ra nước ngoài ta được đến “chiếc ủng nức Ý”, đến Rôma tráng lệ “Đâu cũng nhà thờ cổ/Và bao la quảng trường/Đâu cũng đường đá cổ/Tượng đài và tháp chuông/… Đi mãi vẫn chưa dứt / Nơi vòng cung đấu trường…/ Đi mãi vẫn chưa dứt/Trường đua và mái vòm”… Ta được trở về với nước Ý thời trung cổ. “Pháo đài xưa vẫn bền bỉ hành trình/Nghe đâu đây có muôn ngàn vó ngựa/Tiếng giáo khiên của đội quân La Mã/ Khúc kải hoàn trước cổng Thành Rôm. Chị dắt ta về nước Ý của một thời đã xa, rất oanh liệt với biết bao kỳ tích, bao công trình tráng lệ với những Đấu trường La Mã, Tháp nghiêng Pisa,… nơi đây cũng là chỗ du hý phục vụ tần lớp thống trị ăn chơi, nơi diễn ra những cuộc vui trên nước mắt và máu của từng lớp bình dân, của những người nô lệ:

Như đâu đây tiếng mãnh thú gào gầm

Tiếng nô lệ tù binh lao vào trận đấu

Tiếng hoan hỉ hoà trong xương máu

Nơi con đường đến địa ngục trân gian.

(Đấu trường La Mã)

Những cảnh bi thương đến rợn người và bất công uất hận nghẹn lòng.

“Theo bước chân nữ thi sĩ” ta được biết Pari hoa lệ của nước Pháp; đến đỉnh An – Pơ tuyết phủ trắng trời của Thuỷ Sĩ; đến với mùa thu xứ Mặt trời mọc Nhật Bản: “rừng phong rực lửa, đất trời đơm hoa; đến xứ “Chuột túi” với những cánh rừng nguyên thuỷ xa xăm, với “Con Sò” trắng ngắm biển khơi, ôm trong lòng vở Opera và dàn giao hưởng… và biết bao, biết bao xứ sở xa xôi hút hồn ta trên trái đất này. Ở đâu, ở nơi nào cũng đẹp lung linh làm trái tim ta xao xuyến.

Dưới ngòi bút của nữ thi sĩ Trần Kim Dung, ngày đông về trên những thôn làng hẻo lánh vẫn rất thú vị, đáng yêu. Chạm ánh mắt vào đầu đề với hai chữ CHỚM ĐÔNG ta cứ nghĩ sẽ là một cảnh buồn bã, heo hắt, chán chường… nhưng ngược lại toàn bài thơ đều rộn ràng, tươi sáng: Bến sông thì hoa cải nở vàng; trên bãi bồi thì lũ trẻ đá bóng chạy rông reo hò; dọc sông là mía chin tràn bờ, bồng con ngô đứng phất cờ trong sương; vào đến đầu làng thì gặp lung inh hoa súng tím hồ, xôn xao cá đớp như mưa dưới trời; đi tiếp đến giữa làng ta lại gặp vườn ai cam chin đỏ tươi, hoạ my nở trắng đất trời mênh mang… Một cảnh vào đông thật yên bình, thật đẹp trên một làng quê.

NHỮNG DẤU CHÂN THƠ không chỉ hút hồn ta bởi sự lấp lánh của của các danh lam thắng cảnh, mà ta còn tạo được sự hấp dẫn bởi biết bao hình tượng đắt giá và biết bao câu thơ tài hoa khắp các bài thơ trải dài suốt cuốn sách. Tả một ngôi chùa trên đỉnh Yên Tử chị viết: “Đây Một Mái, chùa treo trên vách đá/nửa ẩn hang sâu, nửa lợp mây ngàn”. Chỉ có vẻn vẹn có 14 chữ trong 2 câu thơ mà hiện lên trước ta một ngôi chùa kiến trúc hết sức độc đáo treo cheo leo trên vách đá thấp thoáng trong mây ngàn. Hình tượng “nửa ẩn hang sâu, nửa lợp mây ngàn” thật đắt, thật tuyệt vời. Với đèo Mã Phục thì “Đường xoắn ốc leo lên mây trắng” – Một con đường “leo trên mây trắng”, thì thật là đẹp, thật diệu kỳ và thơ mộng biết bao! Nữ thi sĩ tả ruộng bậc thang quá tuyệt vời, đọc một đoạn thơ của chị về Mù Cang Chải ai mà không khao khát có một ngày được đến đó chiêm ngưỡng: “Mù Cang Chải đằm mình trong sương/lúa bắc thang lên đỉnh trời cao vút/Như vân tay trời ngàn ngăm thuở trước/Những mâm xôi vàng ngát tận trời xanh/với bông bềnh mây trắng dạo quanh”. Ở đây ta không chỉ được chiêm ngưỡng một bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp mà còn làm cho ta cảm phục sức lao động phi thường của cha ông ta, đồng bào ta ở miền núi đã sản xuất lúa “cả trên đỉnh trời cao vút”, đưa “dưa mâm xôi thơm ngát lên tận trời xanh’. Đọc tiếp, đi theo chị vào các hồ trên núi ta được gặp cảnh “Thuyền ai lướt nhẹ suối êm/mái chèo chạm đỉnh núi chìm dưới sông”; ra bãi biển thì sẽ được phơi phới theo niềm vui của đất trời “Sóng xanh rủ biển bay cao/Thuyền đu ngọn sóng bạc đầu cười vang”.

Trần Kim Dung cũng rất giỏi trong việc “động hoá” các câu thơ làm cho cảnh vật như đang sống trong một không gian, một giai đoạn của lịch sử của đất nước và do đó bài thơ trở nên duyên dáng, sống động. Đến phiên chợ vùng cao thì “Cô gái H’ Mông gùi mây xuống núi/hạt dẻ theo chân cây thuốc đắng, táo mèo” (Về miền biên ải). Để nói lên sự đổi mới, được đô thị hoá ở một vùng đất chị viết: “Mây nghiêng để ngắm nhà cao/Gió nghiêng nghiêng để lọt vào phố đông/Lao xao má thắm môi hồng/Rộn ràng đô thị quầy trong quầy ngoài”. “Mây nghiêng để ngắm nhà cao/Gió nghiêng nghiêng để lọt vào phố đông” – Tác giả giỏi thật sáng tạo khi mô tả một khu phố mới hiện đại mà không bị những khối bê tông thô ráp vô hồn làm mất đi cảnh sắc thơ mộng bằng cách tạo hồn cho mây cho gió. Ta cũng không khỏi nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt khi khi đọc đoạn thơ chị viết về cây đa làng hàng trăm tuổi, niềm tự hào của bao thế hệ, nơi gắn kết bao kỷ niệm thiêng liêng của bao người ở một làng quê bỗng dưng bị bức tử bởi sự xâm lấn bổ vây của nhưng kẻ chỉ vì chút quyền lợi riêng bất chấp tất cả: “Gặp đa đứng ở đầu làng/xung quanh lều lán bán hàng bổ vây/Chẳng còn nhìn thấy dáng cây/bạt chen kín gốc, dù vây kín cành”.

Phải nói rằng trải dài suốt tập thơ, nhiều… nhiều lắm những câu thơ tài hoa, những khổ thơ hay nhưng trong một bài viết ngắn ngủi này tôi không thể nào đưa lên hết được. Thật tiếc.


BCN Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM cùng khách mời tặng hoa chúc mừng nhà thơ Trần Kim Dung.


Các nhà thơ cao tuổi chụp ảnh lưu niệm sau buổi ra mắt "Những dấu chân thơ"


Một số hội viên nán lại chụp ảnh lưu niệm cùng tác giả "Những dấu chân thơ" sau buổi sinh hoạt.

Một lần nữa xin được cảm ơn cô giáo, nữ thi sĩ tài hoa Trần Kim Dung đã tặng tôi tập sách, những áng thơ tuyệt vời về danh lam thắng cảnh của nước ta và nhiều nước trên thế giới. Đọc NHỮNG DẤU CHÂN THƠ ta không những được thưởng thức các vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, mà tác giả còn kích thích trái tim ta thêm yêu quê hương đất nước nồng nàn hơn, tha thiết hơn. Đôi lúc ngồi ngẫm cứ thấy tiêng tiếc, ngoài bát thập rồi, sức cạn gối long rồi nên không thể nào đặt chân đến được bao thắng cảnh tuyệt vời mà nữ thi sĩ mô tả trên các trang thơ để có thể thưởng ngoạn, tận mắt chiêm ngưỡng từng ngôi chùa, từng thung núi, từng ngọn thác, con đèo, từng bãi biển bát ngát trời mây…

TP. Hồ Chí Minh, cuối tháng 11/2023
P.G.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm