TIN TỨC

Điên điển đợi ai | Tản văn của Lệ Hồng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-02 16:47:04
mail facebook google pos stwis
315 lượt xem

LỆ HỒNG

Ước vọng cuối cùng của má tôi là được một lần về quê ngoại. Nghe mà buồn lạ! Vì sao mãi đến bây giờ má mới nói ra niềm mong ước ấy. Có vẻ trong mắt má, các con đã trưởng thành, chẳng còn gì lo lắng. Có vẻ đến lúc má đòi được một lần khi tuổi tác đã leo dần lên dốc.

Chính thức thì đây cũng là lần đầu chúng tôi rồng rắn rước má về quê. Như cô Thắm về làng! Một lần ‘xuất giá tòng phu’ nàng đã không quay trở lại, chốn cũ đò xưa nặng niềm thương nhớ ngọt bùi.

Tôi không phải má để cảm nhận sự rung rẩy bồi hồi của người con xa xứ, cũng chưa cảm được mối quan hệ họ hàng mình không giao tiếp bao năm qua. Vài người thân yêu nhất của má, tôi biết đã xa rồi.

 Thế mà, tất cả như vẫn còn đây! Cây ô môi má trèo lên mắc ba chành trốn khi ông ngoại vác roi rượt đuổi. Má kể ngọn roi chưa từng chạm vào người lần nào.  Ông hù cho má bớt nhoi, má bù lỗ bằng cách hái trái ô môi quăng xuống. Ông chỉ việc lụm về chặt ra ngâm rượu. Nghe đồn rượu ô môi bổ ngửa, chất ngọt chát từ mấy khoanh thịt nhỏ tròn nâu làm tăng vị nồng say dịu. Sẵn ai đau lưng đái buốt ngày làm một chun nhỏ cũng được giấc êm tới sáng.

Quê nhà! Đường tìm về tuổi thơ má lại tràn đầy phấn khích trong chúng tôi. Thì ra mình cũng có quê! một chốn nhớ về, lạ lẫm chợt thân thương. Điều đó thay đổi khá nhiều cảm xúc ướt át với mảnh tình quê tôi vừa có được.

Song! Hình ảnh mừng vui quấn lấy nhau cười toe toét, âm thanh ngỡ ngàng rộn rã góc sân chợt ngưng động. Má bươn bả lướt ra sau vườn, nơi hàng cây điên điển nghiêng nhành ra mép nước. Chầm chậm ngồi xuống, chân gần chạm vào bùn, má cứ để thế. Chúng tôi khẽ bước theo, vây quanh gọi, má ơi.

Một khoảng không nào đó đôi mắt ấy đã lạc vào, xa ngái. Giọt nước khô cằn khẽ khàng lăn, cứ trôi tuột dài không cách gì ngăn được. Chúng tôi ngưng thở.

Tiếng nói từ hoang thẳm dội về, nghe như lời tự thú, cô gái đã phụ tình chàng trai. Mối tình với người bác sĩ ấy! Thầm lặng, sâu đậm, nhưng êm nhẹ như cánh hoa vàng nghiêng xoay. Họ hẹn hò ngay bên mép sông rất xa nơi họ ở. Núp dưới tàn cây điên điển, gió sông Hậu thổi rườn rượt mát cả nỗi nhớ nhung. Lời hẹn vàng vọt theo cánh hoa li ti bềnh bồng trong gió, niềm hy vọng monh manh chòng chành đôi trái tim yêu.

 Khi biết nàng phải sang sông theo chồng, bỏ anh lại dưới nhành điên điển. Anh muốn cùng nàng làm cuộc đào thoát thật xa. Tuổi thơ tắm nước sông Hậu ngọt ngào, ăn canh chua cá bông lau bông điên điển, chạy nhảy theo cánh bướm trong nắng chiều loang loáng, cô ý tá miệt vườn sao có thể bỏ lại tất cả!

Ôm cuộc tình đó cho đến ngày nàng trở lại, tôi không chắc mình có đủ lời thi ca nào. Để biết rằng! yêu thật sự một người là vượt qua cả không gian thời gian, dù hình bóng đó lất lây trong ký ức. Tôi tin nàng vẫn canh cánh bên lòng cả tuổi xuân hoa mộng, khi niềm hạnh phúc từng trôi qua đời thật nhọc nhằn đớn đau.

Má đã cố níu giữ cho riêng mình một mảnh tình thơ không hồi kết.

Một đời yêu! Má dành cho cuộc hôn nhân hai gia đình hẹn ước, di nguyện buộc ràng thắt nghẽn trái tim thơ.

Một đời si! Má dành cho cánh hoa vàng bảng lãng. Dẫu biết chẳng thể gặp lại người xưa, dẫu đã cố chôn vùi kỷ niệm. Đến một ngày, tiềm thức yêu thương chợt quay về lối cũ, má một mình ngồi nhớ cố hương trong rạn vỡ u hoài. Chúng tôi lặng lẽ trong từng giọt nhớ bẽ bàng.  Mã đã từng yêu!

Thế nhưng, tình yêu đẹp có thể mất đi? Hay ta nén nó vào tâm tưởng. Nếu may mắn, hạnh phúc đương thời trổ hoa như một bản tình ca khoe sắc, tình yêu xưa sẽ bạc màu dĩ vãng. Còn không may, hình ảnh đắm chìm thả nổi theo những cơn sóng ngầm trôi dạt, rồi chực chờ quật ngã cuộc đời không như ý.

Má đã vững vàng vượt qua sóng dữ. Một trái tim mỏng manh như vẻ ngoài đôi khi được dệt nên bằng sợi tơ mẫu tử, lóng lánh óng ả như sương mà dạn dày năm tháng. Không lời ca thán, không để nước mắt rơi bởi hoa rơi, chúng tôi đã quá vô tình!

Nỗi nghẹn ngào vay mượn từ cuộc đời không tình yêu cứ dâng nấc bóp nghẽn tim tôi. Tuy chúng tôi đã chưa hề bước qua lối mòn đó dù chỉ một lần.

Cứ như má sợ! Dấu ấn xưa rực đỏ như trời chiều bàng bạc cuối tây, sợ ánh hoàng hôn tím phủ lên cuộc đời các con mình. Má đã dạy chúng tôi sống không hề là tấm gương soi đã ố vàng. Nó là của má, chỉ riêng má thôi.

Tôi đi dọc triền sông, chân không dò dẫm mạch nước quê mình. Hương vị tôi chưa từng được nếm. Tôi vốc nước sông vàng phù sa ấp vào mặt, nghẹn mà ấm nóng.

Gió trưa êm dịu, màu sông quê trải thảm hoa vàng điên điển, hình ảnh này như địa đàng ru nồng giấc ngủ trưa hè. Tôi và chiếc võng, Má cười đong đưa.

Bỗng thấy mình may mắn vì được chọn lựa, bỗng thấy đời vui vì đã góp mặt trong thời khắc này. V,, bỗng thấy mình hạnh phúc vì là con Má.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm