TIN TỨC

Đỗ Nam Cao câu thơ làm mát khoảng trời chiến tranh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-29 06:57:02
mail facebook google pos stwis
919 lượt xem

Nhà thơ NGUYỄN VŨ QUỲNH

Tôi đã đọc tập thơ CÁNH CÒ LỬA của nhà thơ Đỗ Nam Cao anh viết từ thời 1970 – 1980. Đó là những năm tháng anh là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ giải phóng. Được biết anh cùng thời đi B với các nhà thơ Văn Lê, Trần Mạnh Hảo... Đó là thời điểm tạo nên những viên ngọc quý của văn học miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến. Rời ghế trường đại học Tổng hợp Hà Nội, cử nhân văn khoa Đỗ Nam Cao cùng bạn bè vào thẳng Tây Ninh, xuống Trảng Bàng, Củ Chi, Bình Dương. Là người cùng vào trận để ghi chép cuộc chiến đấu của quân và dân ta bằng những trang văn, bài báo, những kí sự chiến tranh giải phóng và nhất là những tác phẩm thơ. Bước chân giải phóng đã làm cho cuộc sống nơi chiến trường dịu bớt đi những căng thẳng nặng nề. Những chiến sĩ văn nghệ giải phóng thời ấy đã tạo nên bức tranh thơ sống động hiện thực, phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh làm tăng thêm động lực chiến đấu cho quân dân ta trong thời khắc nghiệt. Anh đã ví thân phận mình như cánh cò lửa bay trên bầu trời kháng chiến, làm sáng nên những vần thơ xốn xao rung động lòng người. Làm cho tâm trí của tôi hôm nay ở đây càng nhớ về thời tuổi trẻ một thời cùng ra trận đã qua.


Nhà thơ Đỗ Nam Cao

Năm 1973 anh đã viết bài Cánh cò lửa: Vẫn con cò của ca dao/ Con cò lặn lội bờ ao ướt mình. Rồi: Xa trông như đốm lửa bùng/ Cánh con cò cháy rực vùng trời cao. Và như chợt thấy chiều ở đây: Ngẩn ngơ một cánh cò bay đỏ trời/ Ơi con cò của lòng người/ Ngàn năm quen lại khiến đời xôn xao/ Xuồng đi mây ửng ngọn sào/ Tôi mang đôi cánh lửa vào tiền phương… Ở đây cánh cò trong ca dao, dân ca chỉ là: Cánh cò bay lả bay la/ Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng. Hay: Con cò bắt tép bờ sông /Sao mày ăn trộm lúa ông hỡi cò… Cánh cò ngày ấy trong Đỗ Nam Cao là cánh cò thơ chất chứa nhiệt huyết tinh thần làm đỏ rực bầu trời, là ý chí đời người đi vào tiền phương trên trận tuyến chống quân thù. Hình tượng cánh cò lửa của khao khát tự do độc lập cho dân tộc, là biểu trưng phẩm giá con người, là tiếng nói của thơ ca vang vọng bay xa khẳng định vị thế của người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận văn hóa văn nghệ.

Cánh cò lửa bay vào tiền phương ấy, bắt đầu từ bài thơ Mùa thu chia tay, khác hẳn những cuộc chia tay như thường lệ, không ồn ào náo nhiệt mà lặng lẽ lạ thường đưới ngòi bút Đỗ Nam Cao. Như thế đấy em ơi ta xa nhau bây giờ/ Đau khi đất nước đang còn chảy máu/ Mạnh như Tổ quốc đang giờ chiến đấu/ Trăng dội xuống chỗ mình những ánh ban đêm… Sao lại không những ánh trăng đêm, sao đêm mà những ánh ban đêm. Ánh ban đêm ấy chứa đựng nỗi niềm gì đây? Có khi dễ dẫn đến cuộc chia li không bao giờ trở lại bởi cuộc chiến tranh đâu phải trò đùa.

Cũng năm 1973 giữa cái thời buổi tranh tối tranh sáng, giành giật với phía bên kia từng tấc đất. Anh đã nghĩ đến ngày toàn thắng để nhân dân xây dựng đất nước mình hơn mười ngày xưa. Tại thị trấn Lộc Ninh, Đỗ Nam Cao có dịp đã nghe tiếng gõ bay của người thợ xây và cũng từ giây phút ấy, tiếng thơ anh lan tỏa trong suy tư tâm tưởng đến ngày toàn thắng. Chỉ những tiếng gõ ấy thôi mà khát vọng ước ao mau thành hiện thực đến ngày hòa bình sẽ có những tiếng gõ trên những công trình ở phố phường làng quê. Một dự báo lạc quan,niềm tin của của người trong cuộc chiến:

Ôi thích biết bao tôi thành con trẻ/Tiếng trái tim nghe gõ nhịp lanh canh/Tiếng của tương lai thường là rất khỏe/Tiếng bay đập lên mặt gạch nung già/. Tiếng gõ bên này canh canh nhà trẻ/ Tiếng gõ bên kia xưởng máy đầu tiên/ Tiếng gõ vội bên nhà đỡ đẻ/ Tiếng gõ bốn bề thành phố hiện lên. Thế đấy trong chiến tranh nhà thơ đã lắng nghe được tiếng bay người thợ xây sẽ vang vọng trên những công trình, những đô thị tương lai. Đó là những dự đoán sắp trở thành hiện thực của thi ca và điều đó đã trở thành hiện thực.

Từ chiến khu Tây Ninh, Đỗ Nam Cao đã về đến sông Sài Gòn, không phải con sông tắm mát cả một thời trai trẻ của ông mà con sông ấy, ông phải lặn lội những năm tháng tuổi trẻ gian khổ mới đến được. Đi qua bao nhiêu mất mát đau thương mới tận tay vốc lên giọt nước dòng sông chảy về thành phố Sài Gòn mà nhà thơ yêu quý qua sách vở địa lí đã học. Bây giờ mới tới tận nơi nhìn qua mênh mông bát ngát, thấy nơi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước. Phải chiến đấu để trở về bên thành phố dòng sông và nỗi nhớ này. Thành phố tôi yêu ở cuối dòng sông/ Mũi con thuyền xé nước sang ngang/ Hong ráng chiều con cò bay dọc/ Trong ráng chiều đỏ rực/ : Nước trong như vầy/ Nước mát lạnh tay/ Vốc lên xoa vào rát mặt/ Con thuyền giấy tuổi thơ/ Cháy bùng lên khát vọng/ Nước cứ bồn chồn/ Nước chảy ướt tay tôi. Và: Ta đạp lên toàn vòng gai thép giặc/ Vẫn cứ nghe rì rầm mạch nước dười bàn chân…

Đến với bài thơ Đi ngược cơn mưa. Ta đủ thấy con đường vào thành phố chiến tranh chông gai biết bao hiểm nguy: Gió ném mưa bay vào rát mặt/ Hướng con đường không nhìn rõ được/ Cứ nghe gió nghe mưa đập vào rát ngực/ Là nhận ra hướng của đường này. Thế đấy. Cùng đi ngược chiều với cơn mưa ấy, anh lại nghĩ về quê cái thời bên cha, bên mẹ: Mưa ở quê nhà có mái rạ vàng che/ Còn hơi ấm nồng nàn cha mẹ/ Mưa ở chiến trường hào hứng thế/ Đi ngược cơn mưa vào trận đánh hôm nay. Cơn mưa ngược chiều quất vào da vào thịt những đau đớn về thể xác nhưng trong tâm trí sâu xa người chiến sĩ văn nghệ, vẫn nghĩ về quê hương cha mẹ. Anh nghĩ về trận đánh sắp xẩy ra và những mất mát hi sinh khó lường trước hòn tên mũi đạn. Bài thơ Thư gửi bạn người đồng đội hy sinh trong trận đánh: Giọt sương đêm bé cỏn con/ Lật trong búi cỏ cùng hồn của ta/ Thương về một khoảng trời xa/ Một quầng lửa cháy là Khoa với mình…

Bài thơ Những căn hầm bí mật. Nhà thơ Đỗ Nam Cao viết bài thơ này vào năm 1974 ở Trảng Bàng - Củ Chi vùng ven đô Sài Gòn. Bài thơ đặc tả nổi buồn chiến tranh tàn khốc, sự sống trong lòng đất chật hẹp nhưng bao la tình người như cố nhà thơ Dương Hương Ly từng viết: ”Nơi hầm tối là nơi sáng nhất/ Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”. Thì Đỗ Nam Cao đã viết: Đất nước bốn ngàn năm lịch sử/ Trở mũi gươm rạch vào ngực kẻ thù/ Một đường thẳng vút lên/ Từ sôi sục phía trên/ Những người chui xuống hầm bí mật/ Như mũi tên tẩm độc/ Như tia nắng đi vào bóng đêm/ Như hạt mầm ủ ươm… Bài thơ dài nhưng độ nén căng tràn bật ra, tạo nên cảm xúc một thời chiến đấu đau thương mà hào hùng oanh liệt trước mong manh cái chết nhưng vẫn lạc quan tự tại: Quân thù đến dội bom/ Mặt đất rùng rình sợ/ Dưới lòng hầm khi đó/ Ta đang ngồi làm thơ. Bài thơ Ru con ở hầm, hạnh phúc nẩy mầm trong ác liệt là: Con sinh ra ở rừng/ Rừng thêm bóng mát. Và còn rất nhiều bài thơ khác được sinh ra trong thời điểm chiến tranh mà tôi chưa kịp kiểm đếm.

Cái giai đoạn khốc liệt giũa hòn tên mũi đạn, làn ranh của chiến tranh chực chờ dội xuống những vùng đất hiền lành như cỏ cây những thứ chết chóc. Kẻ thù buộc ta ôm cây súng để tìm ra lẽ sống hòa bình. Đã xuất hiện một giọng thơ Đỗ Nam Cao lãng mạn, nhân văn đầy chất anh hùng ca. Thơ viết trong chiến tranh, trước những nỗi bi thương nhưng với Đỗ Nam Cao có bút pháp trữ tình mang tính nghệ thuật, gần gũi mà sâu sắc. Thơ viết trong chiến tranh của Đỗ Nam Cao đầy sức chiến đấu, chứa đựng những tình cảm cao đẹp của người chiến sĩ văn nghệ giải phóng nhân nghĩa ân tình giữa sống chết mong manh nhưng đầy chất nhân văn.

Sau ngày đất nước thống nhất, người chiến sĩ ấy đã viết tập thơ Dính. Nhà thơ nhà lý luận phê bình Nguyễn Thụy Kha đã viết về Đỗ Nam Cao: “Những năm anh cắn răng lặng lẽ vậy mà vài năm sau, Cao cho ra mắt tập thơ đầu tiên có cái tên rất lạ “Dính”. Quả thật tập thơ hay và lạ. Dính chất chứa xô lệch bao số phận, bao quặn thắt dồn nén trần ai. Là những mãnh vỡ nham nhở ghép lại. Một vỉa hè va vấp của dân đen. Dính cứ thế thầm dính vào bạn bè và những người yêu thơ”. Tiếc rằng tôi không có được tác phẩm này. Tập trường ca bằng thơ lục bát Hỡi cô cắt cỏ là nỗi đau trong thơ anh cũng là nỗi đau số phận con người. Cuộc đời anh ít có niềm vui nên thơ ông cũng xù xì góc cạnh nhưng chứa đựng những cao xanh, không hèn hạ bôi bẩn. Anh về lại nơi ngày xưa một thời đèn sách văn chương, gặp gỡ bạn bè kỷ niệm, những gì thân yêu đầu đời cao quý. Hà nội chiều nay lòng nhao nhác nhớ/ Đường sấu mùa thu xanh tận cuối trời/ Heo may nắng hoe vàng rơm rớm khóc/ Đẹp ướt mi ai hè phố mùa thu/ Nâng chén men say nhẹ mảnh lá chiều/ Gió bỗng liêu xiêu kìa ai dừng lại/ Một cô áo vàng trong cõi nhớ thu riêng. Nhiều người đã viết về mùa Thu nhưng cung bậc trong thơ Đỗ Nam Cao cứ vượt qua sóng gió mà bay bổng mà nhẹ tênh sóng sánh. Có nhà thơ nói rằng, Đỗ Nam Cao ví thơ ông: “Thơ mình như khổ qua mướp đắng, xù xì gai góc như sầu riêng, như mái tóc rậm bết bồng bềnh chưa gội”. Nhưng nếu như thơ ông đắng như khổ qua, xù xì như sầu riêng thì quả là hồng phúc cho thơ. Bởi trong khổ qua mướp đắng là những vị thuốc mát lành dịu vợi nâng đỡ cơ thể làm thắm da đỏ thịt con người cũng như thơ sẽ làm dịu mát tâm hồn bất cứ ai trong bất cứ lúc nào. Nếu thơ anh nhìn xù xì bề ngoài như sẩu riêng ấy nhưng bên trong hương vị hấp dẫn ngon lành vì đó là chất của thơ. Vì đó là thơ anh không khoe mẽ chữ nghĩa, không đánh bóng từ ngữ sáo rỗng vô nghĩa mà chân chất mộc mạc vượt qua chông gai, tạo nên thứ men làm nên thứ rượu thơ là hồn cốt trong chữ nghĩa Đỗ Nam Cao. Thơ anh đầy ắp hương vị mà rất nhiều người vừa thấy đã yêu thích. Nếu như thơ anh bổng bềnh như mái tóc chưa gội thì đẹp chứ sao. Có nhà thơ đã viết: “Nhà thơ Đỗ Nam Cao đã lặng thầm cày bừa trên cánh đồng chữ nghĩa. Ông gieo mầm để có mùa gặt thơ trong cuộc sống đầy gai góc, gian truân, tạo nên những tác phẩm rạo rực tiếng thơ. Ông làm nên trường ca và ẩn mình lặng lẽ ngân nga trong lòng bè bạn nhưng Hội Nhà văn Việt nam bỏ quên ông để sau ba mươi năm sau Đỗ Nam Cao mới được ngồi trên cái ghế nhà văn”. Khi đã ngồi lên rồi chưa được bao lâu ông lại lặng lẽ về miền cát bụi!

 Kỷ niệm mười năm nhà thơ Đỗ Nam Cao về với tổ tiên miền di sản, ông để lại những áng văn chương bằng thơ chất chứa vị đời mà lắng đọng chất Đỗ Nam Cao vang lên những khát vọng. Đỗ Nam Cao đã lọc thơ ra từ xù xì đắng đót, tạo ra nguyên chất của thơ, làm dịu mát khoảng trời chiến tranh và khi đất nước đói nghèo. Ông đã rót vào dòng chảy văn học kháng chiến miền Nam, văn học Việt nam đương thời những dòng thơ lãng mạn cách mạng mà thế hệ trẻ ngày nay khó có điều kiện tạo dựng.

Xin gửi đến ông và gia đình nhà thơ Đỗ Nam Cao, làng Văn Việt Nam lòng biết ơn của tôi với ông. Đó là vào năm 2007 tác phẩm Hai mươi năm sau là tập truyện ngắn và ghi chép đầu tay của tôi được Nhà xuất bản Văn hóa thông tin mời nhà thơ Đỗ Nam Cao biên tập. Đó là điều bất ngờ hân hạnh cho tôi. Sau đó sách in ra tôi tìm gặp ông tại quán văn nghệ 171 Trần Quốc Thảo khi ông đang ngồi với bạn tâm giao nhà thơ Hoàng Trần Cương từ Hà Nội vào. Biết tôi, ông chỉ nói môt câu không thừa không thiếu: “Hai mươi năm sau có mấy truyện đọc được Quỳnh ạ”. Xin chân thành cảm ơn ông lần nữa, chắc rằng nơi cửu tuyền ông sẽ vui khi trên trần gian này còn nhiều người chúng ta, trong đó có tôi đang đọc và nhớ tới nhà văn Đỗ Nam Cao. Bởi thơ ông làm dịu mát khoảng trời chiến tranh và tạo nên chất thơ Dính giữa con người với thơ và làm cho bạn đọc nhớ về trường ca Hỡi cô cắt cỏ của ông mộc mạc chân quê, chân thực phận người nên thơ. Xin chân thành cảm ơn.

 Sài gòn tháng 10/2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm