TIN TỨC

Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-17 21:42:06
mail facebook google pos stwis
173 lượt xem

LẠI VĂN LONG

Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là xã biên giới rộng đến 1.113,8km2, còn lớn hơn diện tích tỉnh Bắc Ninh (822,7km2), Hà Nam (860km2), Hưng Yên (926km2)... Nhưng dân số chỉ hơn 6.000 người, với 78,21% là đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo hơn 51%. Địa bàn quá rộng nên từ thôn đầu sang thôn cuối xã xa hơn 30km, chạy xe máy gần 2 tiếng đồng hồ mới đến.

Địa bàn xã phần lớn là rừng núi mênh mông, dân cư thưa thớt (95.000ha/113.000ha đất tự nhiên của xã thuộc vườn quốc gia Yok Đôn) và có đến 46,7km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Molđonkiri của Campuchia. Vì những điều kiện khó khăn như vậy nên mỗi lúc ốm đau, người dân rất khó đến với những cơ sở y tế lớn ở huyện, tỉnh; đến trạm y tế xã cũng mất hơn 1 tiếng với 20km đường rừng. Từ khi có trạm quân dân y ở buôn Đrăng Phôk thuộc Đồn biên phòng Sê-Rê-Pốk thì việc khám chữa bệnh của bà con nghèo đỡ vất vả hơn nhiều. Đây cũng là tình hình chung của 31 xã/12 huyện biên giới của 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum...


Bác sĩ quân y khám bệnh cho già làng Ymok ở xã biên giới Krông Na, Đắk Lắk

Y TẾ VỀ LÀNG, PHÁ TAN MƯU XẤU!

Đoàn văn nghệ sĩ thuộc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TPHCM đến thăm trạm y tế buôn Đrăng Phốk vào ngày 05/6/2023. Già làng Y Mok - 66 tuổi (dân tộc J’rai) cùng người bạn thân nói được 6 thứ tiếng trong ngôn ngữ của 13 dân tộc chung sống trên địa bàn, như: Ê Đê, M’nông, J’rai, Lào, Kinh (Việt), Mường, Thái... là Y Chuôn - 65 tuổi (dân tộc Ê Đê) cho biết: “Buôn Đrăng Phốk có 150 hộ, hơn 520 khẩu, đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ khi có trạm quân dân y của BĐBP đóng trong buôn thì bà con hết sức vui mừng vì trạm có y, bác sĩ phục vụ 24/24 giờ mỗi ngày, ai ốm đau đều được khám, cấp thuốc điều trị miễn phí. Nhờ đó bà con nhanh chóng hết bệnh nên càng tin yêu các thầy thuốc mang quân phục, quân hàm màu xanh của núi rừng...”. Họ truyền tai cho nhau về “điều kỳ diệu” này và xa lánh dần các hủ tục mê tín dị đoan, cúng bái mong hết bệnh như trước đây.

Các thầy thuốc quân y còn khuyên dân ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và giải thích nguyên nhân phát sinh bệnh tật. Từ đó dân không tin những lời đồn xàm bậy, phản khoa học như: “bùa ngãi”, “ma lai”, “Thượng đế trừng phạt”, “thần linh bắt tội”... theo các tập tục lạc hậu. Dân được BĐBP chữa bệnh miễn phí, lại được bộ đội cho gạo, thực phẩm kể cả hỗ trợ nước sinh hoạt ăn uống những lúc hạn hán, khó khăn. Được giúp đỡ chăn nuôi, trồng trọt, sửa nhà, mở rộng đường buôn để nâng cao chất lượng cuộc sống, con cái được học hành ở những ngôi trường khang trang, rộng rãi; đường nhựa, đường bê tông dần thay đường rừng, đường đất lầy lội; điện thắp sáng buôn làng, học chữ làm sáng dạ trẻ em, người lớn... Càng làm người dân vùng biên coi BĐBP và chính quyền địa phương là chỗ dựa. Họ lắng nghe, ghi nhớ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước do bộ đội tuyên truyền. Từ đó nâng cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu, nhất là luận điệu xuyên tạc, lừa đảo của các đối tượng hoạt động Fulro, Tin lành Đề Ga muốn chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, muốn gây bất ổn cho các buôn làng, muốn kích động xúi giục những người cả tin vi phạm pháp luật như: phá rừng, vượt biên trái phép, chống lại chính quyền...


Nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy - Trưởng đoàn văn nghệ sĩ TPHCM tặng quà cho học sinh mồ côi là con nuôi đồn biên phòng ở Đắk Lắk

Khi đã được nâng cao nhận thức như vậy, hàng ngàn, hàng vạn đồng bào các vùng biên giới sẽ hiểu và chấp hành pháp luật, chung tay góp sức cùng các lực lượng Công an, quân đội, chính quyền, đoàn thể... đấu tranh quyết liệt với các loại tệ nạn, tội phạm để giữ bình yên cho buôn làng, thực hiện quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước bạn bên kia biên giới và đồng lòng bảo vệ biên cương, lãnh thổ quốc gia... (chỉ riêng trong công tác chống tội phạm ma túy xuyên biên giới, trong 6 tháng đầu năm 2023, BĐBP cả nước nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã mở 35 chuyên án, bắt 266 đối tượng trong 168 vụ, thu hơn 55kg ma túy các loại. Ngoài ra, từ tin báo của dân, BĐBP các tỉnh còn phát hiện, xử lý rất nhiều vụ xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, buôn người, xâm phạm an ninh quốc gia qua khu vực biên giới...).

Các trạm quân dân y của BĐBP dọc các tỉnh Tây Nguyên còn khám, chữa bệnh, giúp đỡ vật tư y tế, thực phẩm cho các đơn vị biên phòng và nhân dân nước bạn ở bên kia biên giới bằng tình hữu nghị bền chặt, lâu đời giữa Việt Nam và hai nước bạn Lào, Campuchia như chúng tôi đã nêu trong các phần đầu của loạt bút ký này; nhất là trong 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19.

Trong số những thầy thuốc thuộc các trạm quân dân y của các đồn biên phòng được nhân dân tin yêu ở Tây Nguyên, nổi lên tấm gương sáng của Đại úy, bác sĩ quân y Hoàng Ngọc Linh. Cứ mỗi lần người thầy thuốc này chuyển công tác từ địa bàn này sang địa bàn khác thì các cấp chỉ huy của anh lại nhận được đơn kiến nghị của tập thể bà con buôn làng, yêu cầu phải giữ anh lại với lý do rất đơn giản, ngắn gọn mà xúc động: “Bác sĩ Linh là người con tốt của buôn làng, phải ở lại với buôn làng!...”.


Đại úy - bác sĩ Hoàng Ngọc Linh đang điều trị cho bệnh nhân

CHÂN DUNG “NGƯỜI CON TỐT CỦA BUÔN LÀNG”

Đại úy - bác sĩ quân y Hoàng Ngọc Linh, SN 1982, quê quán thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An là người giản dị, khiêm tốn, ham học hỏi và làm việc rất trách nhiệm, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Dù đêm khuya, dù mưa gió, dù phải vượt qua chặng đường vài chục, thậm chí hơn trăm cây số, nhưng nhận được yêu cầu là anh bất chấp mệt mỏi, nguy hiểm, tự lái xe máy một mình xuyên rừng, xuyên đêm đến cứu chữa cho nạn nhân. Từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2016, anh là nhân viên quân y Tiểu đoàn huấn luyện - cơ động của BĐBP tỉnh Đắk Lắk, bảo đảm sức khỏe cho 98,6% quân số khỏe để học tập, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra anh còn khám, chữa bệnh cho 939 lượt người là bà con các dân tộc M’nông, Ê Đê, Lào... trên địa bàn đơn vị đóng quân là buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2018, anh được điều về Phòng hậu cần, BĐBP tỉnh Đắk Lắk, khám chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân ở TP.Buôn Ma Thuột. Từ tháng 7/2018 đến nay, anh là bác sĩ của trạm quân dân y Đồn biên phòng Ia R’vê, nghiên cứu, áp dụng hiệu quả phương pháp điều trị kết hợp Đông, Tây y trong một số bệnh khó điều trị như: di chứng liệt nửa người sau tai biến, liệt dây thần kinh số 7, chèn ép thần kinh toạ, rối loạn tiền đình...; đó là châm cứu bằng kim dài (trường châm) cộng chiếu đèn, kết hợp tiêm thuốc tây (Vitamin 3B) vào huyệt đạo, giúp thông kinh mạch và phục hồi nhanh hơn phương pháp châm cứu truyền thống của Đông y một nửa thời gian chữa bệnh.

Kết quả: đã điều trị 19 bệnh nhân bị liệt nửa người phục hồi đi lại được; 16 người dân liệt dây thần kinh số 7 hồi phục hơn 90% trong thời gian 15 ngày; 27 trường hợp yếu liệt chân và tay đều hồi phục sau 2 tuần. Hơn 800 trường hợp bị đau lưng, bệnh lý xương khớp do lao động nặng nhọc được điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu không dùng thuốc. Cụ thể, như trường hợp anh Nguyễn Văn Hồng Anh (thôn 2, xã Ia R’vê, huyện Ea Súp) liệt 1/2 người do tai biến, sau 17 ngày điều trị bằng phương pháp này đã đi lại được; chị Nguyễn Thị Hải (thôn 1, xã Ia R’vê, huyện Ea Súp) làm nghề thợ may, liệt bàn tay phải đã điều trị khỏi sau 15 ngày châm; anh Vi Văn Hợi (thôn Lầu Nàng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) liệt 2 chân, châm sau 12 ngày đã đi lại bình thường; ông Y Bé K Sơ (Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk) bị liệt nửa người, kèm theo méo miệng, cấm khẩu do tai biến, sau hai liệu trình châm cứu trường châm đã đi lại, hết méo miệng và nói được...


Trường mầm non do Báo Công an TPHCM và gia đình Phúc An xây dựng ở biên giới huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Nhiều bà con được điều trị bằng phương pháp này hiệu quả hơn cả mong đợi, vừa an toàn, không tác dụng phụ, không tốn kém chi phí như Tây y. Ngoài ra anh đã sưu tầm, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số áp dụng điều trị hiệu quả mà không tốn kém, vận dụng cây thuốc Nam tại chỗ; áp dụng chữa khỏi nhiều bệnh như: rắn cắn, viêm đại tràng mãn tính, ho suyễn, gãy xương kín, bệnh thiên đầu thống... và khống chế hiệu quả các bệnh tiểu đường, gút bằng thuốc nam cho hàng trăm bà con trên khu vực biên giới.

Kết quả trong năm 2022, bác sĩ Linh đã khám và điều trị miễn phí cho 5.879 lượt người dân. Tham gia cùng y tế xã và Trung tâm y tế huyện thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch (như dịch sốt xuất huyết, sốt rét, Covid-19...) và thực hiện tốt công tác tiêm vắc-xin Covid-19, bảo đảm hiệu quả, an toàn, 100% bà con đều được tiêm đủ 4 mũi vắc-xin Covid-19. Tham mưu cùng với ban chống dịch của xã đưa ra giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả tốt, bảo đảm an toàn, không để trường hợp nào tử vong do dịch bệnh.

Bên cạnh đó anh đã điều trị cho 15 CBCS bị nhiễm Covid-19 có triệu chứng, của các đồn chuyển về trạm quân dân y, qua điều trị đều khỏi sau 7 - 10 ngày và trở về đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tham mưu đề xuất kịp thời cho chỉ huy đơn vị về công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bảo đảm quân số khoẻ hàng năm trên 98,6%. Tổ chức khám điều trị và chuyển những bệnh nhân vượt quá khả năng lên tuyến trên đúng quy định, kịp thời.

Tấm gương vì nhân dân quên mình của những thầy thuốc quân hàm xanh như Đại úy - bác sĩ Hoàng Ngọc Linh càng làm đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi vùng biên giới xa xôi, hiểm trở. Làm thắm thiết thêm tình nghĩa quân dân và giúp nhân dân có thêm sức khỏe để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống; giúp bộ đội học tập, rèn luyện với sức khỏe tốt để tuần tra, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên...

(Còn tiếp...)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm