TIN TỨC

Khi đã vượt giới hạn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-22 20:31:35
mail facebook google pos stwis
1048 lượt xem

KIỀU BÍCH HẬU

“Ăn tùy miệng, trả tùy tâm” với slogan đó mà quán buffet chay Mãn Tự mỗi ngày thu hút lượng khách tới trên 5.000 người.
 

Ngọc Phượng (bên trái) và tác giả bài viết. Ảnh: Nguyên Hùng

Hầu hết thực khách là sinh viên, người về hưu, những người đang kiếm miếng cơm hàng ngày, nhưng cũng có cả những người khách sang trọng, những người tò mò về người phụ nữ sáng lập nên “một góc Utopia” có thực trên thế gian - Đỗ Thị Ngọc Phượng, trưởng nhóm thiện nguyện Mãn Tự.

Thông thường mỗi ngày buffet chay Mãn Tự thua lỗ trên dưới chục triệu đồng nhưng Ngọc Phượng không nản. Chị tiếp tục gom góp nguồn tài chính nuôi Mãn Tự, kể cả phải bán đất đai và của hồi môn của mình. Với Mãn Tự, không thể áp dụng bài toán kinh doanh thông thường, bởi Ngọc Phượng và những người đồng hành với chị đã vượt qua giới hạn.

Hơn 30 người phục vụ trong Mãn Tự (201 Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM), lương từ 10 đến 15 triệu đồng/ tháng. Cho dù vẫn lỗ đều, nhưng lương nhân viên ở đây được trả không thiếu một đồng. Vậy mà trên nét mặt của Ngọc Phượng, vẫn nụ cười nhoẻn tươi tắn không gợn chút lo âu.

Tôi hỏi: “Bù lỗ triền miên như thế, đến lúc cạn kiệt nguồn tài chính, thì em làm thế nào?”. Phượng đáp: “Em có niềm tin rằng mình đang đi đúng đường, làm đúng sứ mệnh của mình. Em rất hạnh phúc. Chị thấy đấy, ngày càng có nhiều người đến đây dùng bữa, con đường đang mở rộng đấy chứ, và sẽ có phép màu xảy ra. Khi đã dám vượt qua giới hạn thì phép màu xảy ra”.

Quả vậy, tôi quay ra nhìn dòng người đông đúc, nhưng trật tự xếp hàng để đến lượt mình lấy thức ăn ở Mãn Tự chay, trong khi lúc đó đã quá 12 giờ trưa, và vững tâm rằng điều kỳ diệu đang xảy ra, thiên đường Utopia mà nhân loại chưa dám tin là có thật, lại đang hiện hữu tại một góc nhỏ nơi TPHCM này. Và cũng lúc này, tôi nhớ ra thông điệp mà Phượng “treo” trên “tường” Zalo của chị rằng, “Tâm của chúng ta rộng bao nhiêu thì con đường của chúng ta đi, sẽ rộng bấy nhiêu”.

Buffet chay có nhiều món cho bữa ăn thông thường (50 món) nhưng có cả món ăn chơi như bánh khọt, bánh xèo, nem rán... đủ để làm hài lòng thực khách. Khách đến đây có thể được đổi món hàng ngày, ăn đủ chất, no bụng và khi ra về tùy tâm, tự nguyện mà bỏ một khoản tiền vào hộp đựng tiền ngoài cửa quán.

Có người hảo tâm đóng góp thêm chút ít, có người nghèo chỉ để lại vài ngàn đồng. Cũng có người khó khăn, ăn xong rồi đi, không góp được đồng nào cũng chẳng sao. Họ đều đến đây ăn uống với nụ cười mãn nguyện, ngẩng cao đầu và không gợn chút suy nghĩ rằng, mình đang phải đi ăn thức ăn được tài trợ. Họ được tự do chọn món ăn mình thích, được tự quyết định trả lại cho quán bao nhiêu tiền, và sau đó rời đi với sự mãn nguyện.


Đồ ăn tại Mãn Tự chay. Ảnh: Nguyên Hùng

Ngọc Phượng kể tiếp: “Có những em gái nhìn rất xinh, thường xuyên đến đây ăn cả bữa sáng và bữa chiều. Em ấy lấy đồ ăn xong, ngồi ăn hết, không bao giờ bỏ thừa thức ăn. Khi đứng lên tự dọn bát đĩa mình dùng, mang để đúng nơi quy định. Em nói, nhà em nghèo, đi học lên thành phố, trước kia em chỉ dám ăn cơm với nước mắm. Từ khi biết đến buffet chay Mãn Tự, em mới được ăn cơm có thức ăn. Em biết món tiền nhỏ em bỏ vào hộp tiền của quán không đủ cho bữa ăn của em, nên em rất biết ơn quán”.

Ngọc Phượng nói với em rằng, em gắng học hành cho giỏi, sau này đi làm, nếu còn nhớ đến Mãn Tự, thì hãy tìm cách giúp đỡ lại những người khó khăn mà em gặp trên đời.

Có một người đàn ông được nhân viên phục vụ trong Mãn Tự gọi là vị Bồ Tát. Ông chỉ làm nghề lượm ve chai, trung bình mỗi ngày thu nhập 50.000 đồng. Cả tháng ông đến Mãn Tự ăn, sau khi ăn, ông để vào hộp đựng tiền tự nguyện ở cửa quán bao nhiêu thì không ai biết. Nhưng nhân ngày Chay, ông đã bỏ ra 150.000 đồng để đóng góp cho quán.

Ông nói, cả tháng tôi đã ăn ở đây rồi và được mọi người giúp đỡ, thì ngày Chay tôi xin được đóng góp lại cho quán, để thể hiện lòng biết ơn của tôi. Biết hoàn cảnh khó khăn của ông, nhân viên quán cũng chỉ xin nhận của ông 50.000 đồng.

Ngọc Phượng lấy chồng người gốc Tây Ban Nha, nhưng có quốc tịch Pháp. Hai người có con trai lên 9 tuổi. 5 năm nay, khi thành lập buffet chay Mãn Tự, Ngọc Phượng đành để chồng con sống ở Pháp, một mình ở lại TPHCM điều hành Mãn Tự. Chị cho rằng, đây là cách sống phù hợp nhất dành cho chị.

40 năm chị được sống trên đời, đã thụ hưởng của thiên nhiên và thành quả của người đi trước quá nhiều. Đã tới lúc chị đền đáp ơn nghĩa ấy. Ngọc Phượng nói thêm: “Mỗi giây phút mình hít ôxy vào, và thở ra khí carbonic, là mình đang được thụ hưởng và thải ra thiên nhiên gánh nặng. Cây xanh lại phải thanh lọc không khí để tiếp tục tạo dưỡng khí cho mình sống và hít thở. Mình cần biết ơn từ cây xanh trở đi. Thế nên việc tôi làm buffet chay Mãn Tự trong những năm qua, vẫn chưa đủ để đáp đền thiên nhiên, con người...”.

Triết lý sống ấy dường như được truyền qua từng món ăn ở buffet chay Mãn Tự. Những người đến đây thụ hưởng món ăn, dần dần ngấm triết lý sống này, để trở nên biết ơn hơn, sống biết cống hiến cho cộng đồng, cho thiên nhiên chứ không chỉ biết hành động để tạo thành công và danh tiếng cho riêng mình.


Nhà thơ Phạm Vân Anh và nhà báo Quách Thùy Nhung tại Mãn Tự chay - Ảnh: Nguyên Hùng.


Các nhà thơ Nguyên HùngPhạm Vân Anh cùng Ngọc Phượng tại Mãn Tự chay, tháng 12/2022.

Đỗ Thị Ngọc Phượng là một phụ nữ miền Tây lập nghiệp ở TPHCM. Chị là trưởng nhóm thiện nguyện Mãn Tự, được công luận nhắc đến nhiều vào thời điểm năm 2021, khi TPHCM là điểm nóng chống dịch COVID-19. Khi đó, đội “công tác” của nhóm thiện nguyện Mãn Tự do Ngọc Phượng “chỉ huy” đã tổ chức chạy xe khắp thành phố, đưa những dụng cụ y tế, bình oxy, máy thở với những bệnh nhân F0 đang nguy cấp.
Không những vậy, mỗi ngày, bếp ăn từ thiện Mãn Tự đã nấu trên 10.000 suất ăn cho các bệnh viện dã chiến và người dân nghèo trong các khu cách ly, chuyển tặng hàng vạn phần thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm sốt, tức thở của các F0 điều trị tại nhà...
Thời đó, không có nhiều thời gian tắm rửa, Ngọc Phượng đã cắt phăng mái tóc của mình, cạo trọc đầu để dành thời gian đi cứu người. Hành trình thiện nguyện của Ngọc Phượng và các thành viên trong đội được dư luận đánh giá cao, biết bao người khâm phục tấm lòng nhân hậu ấm áp và sự can đảm của người phụ nữ nhỏ bé này.

Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/khi-da-vuot-gioi-han-1143842.ldo

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm