Bài Viết
Tập thơ "Mắt mắt khuya từng đàn" (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Trong lĩnh vực văn xuôi, được nhắc đến hơn hai mươi năm nay, nhiều nhất vẫn là những tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Bến không chồng” của Dương Hướng.
Nhà văn Trần Kim Trắc là một “ca” hết sức đặc biệt. Ông viết rất hay từ những truyện đầu tiên tới những truyện cuối cùng. Văn của ông, mọi người đều ngay lập tức cảm mến và tìm thấy ở đó sự trong sáng, chân thành, sâu sắc. Ông xuất hiện trở lại với truyện ngắn “Ông Thiềm Thừ“, sau đó in thành tập và đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 1995.
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Quan sát thấy trên Thi đàn Thơ Việt hiện đã khá đông đảo những doanh nhân là nhà thơ, mà tiếc là tôi chưa thấy các chuyên gia Văn học định vị giá trị thi nhân của họ! Là doanh nhân, họ đã và vẫn đang có đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế nước nhà phát triển. Thế còn địa vị thi nhân của họ thì sao?
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Trịnh Duy Sơn là người đa tình, say yêu và say thơ! Nhiều khi chúng ta khá vô lý thành kiến với tính đa tình của ai đó, thực ra, đa tình là ân huệ tạo hóa ban cho con người, nam cũng như nữ.