Bài Viết
Bàn chân vấp bước chân mình
Sắc không chân lại gập ghềnh bờ ao
Đâu là đất thấp trời cao
Đâu là dấu vết cồn cào đầy vơi
Với người Việt Nam, Việt Bắc còn gọi là Tây Bắc, là ngôn từ có âm thanh sâu lắng và ý nghĩa văn hóa vô cùng trọng đại. Không chỉ là biểu tượng của thủ đô kháng chiến thời chống Pháp mà còn là mạch nguồn cảm xúc của nghệ thuật, thi ca trong mấy mươi năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc đầy gian nan máu lửa mà oanh liệt hào hùng. Chính nỗi đau thương mất mát trong đấu tranh và niềm tự hào về thành tựu chiến thắng vẻ vang đã tạo nên nguồn cảm hứng cho lãnh tụ và văn nghệ sĩ. Những tác phẩm: Cánh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh), Việt Bắc (Tố Hữu), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc (Huy Cận), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)… và họa phẩm của Tô Ngọc Vân, được khơi dòng sáng tạo từ vùng đất lịch sử nơi đỉnh đầu tổ quốc.
Mỗi nghệ sĩ là một thế giới, một tự trị, nói theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, là một lãnh thổ độc lập và tự do, một nền độc lập của riêng mình. Theo đó, nhà thơ triển khai một ý khác, rằng chính vì thế mà tôi (cái tôi thi sĩ) là duy nhất tồn tại bình đẳng với những cái tôi khác…
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Hát câu đồng dao là tập thơ mới nhất và cũng là tập thơ thiếu nhi đầu tiên của nhà thơ Trần Thanh Bình (Hội viên Hội nhà văn TP.HCM). Sau sự dịu dàng, nhẹ nhàng là sự sâu lắng, là những thông điệp cuộc sống nhiều ý nghĩa với không chỉ riêng trẻ em. Và, đây là món quà nhỏ nhiều ý nghĩa nhà thơ dành cho thiếu nhi và độc giả yêu thơ thiếu nhi nhân mùa trăng về.
Thâm trầm và lặng lẽ, Lưu Hồng Vân miệt mài với những con chữ đượm tình, sau một Rượu xưa đầy khắc khoải; Tập tàng vời vợi nhớ thương thì lại đến một Ngõ gió hoang hoải những chiêm nghiệm về tình yêu và cuộc đời.
chỉ mắt ấm tỏ bày lời chân thật
một mầm gieo vừa trở mình trong đất
tháng Chạp qua tay rồi biền biệt xa.
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…