Bài Viết
Nên thôi… thì cứ như ý tôi, “Khúc vĩ thanh 109” hiện tại cũng nên tạm đứng riêng ra với một cái tên mới...
Gọi là KHÓC MẸ… được chăng?...
Nhà văn An Bình Minh - dù tôi thường quen gọi anh theo tên cha sinh mẹ đẻ là Bùi Bình Thiết - sinh ra trong một gia đình có truyền thống về văn học nghệ thuật.
Đôi đồng tử của “chàng” nhấp nhánh như ánh sao, đen và sâu không đáy, ẩn mờ sau bờ mi màu sẫm tuyệt vời, ánh lên những đốm lửa vui tràn đầy sinh lực. Viền tóc mềm mại chảy lửng lơ trước vầng trán toát lên vẻ hồn nhiên, tinh nghịch. Tính tinh tế của tâm hồn thể hiện qua nét môi đỏ mọng như hoa anh đào. Những nếp gấp nơi khóe miệng, nơi hàng lông mày biểu đạt sự phong phú của nhiệt tâm. Chàng là Xuân Diệu, người "nồng" và "trẻ" nhất trên chiếu thơ đương thời. “Chàng” đã đưa cái nồng, thắm, dào dạt vào thế giới thi ca vốn tẻ lặng, bình yên này. Sức xuân đang ca hát, nhảy múa trong tâm linh “chàng” một thoáng mê đắm như muốn níu kéo lòng người. Vội Vàng là phút giây bừng sáng nhất của tình yêu trong tâm hồn thi nhân, sự cao đẹp từng khoảng khắc đó, vĩnh cửu qua một đời người.
Nhiều thi ảnh độc đáo hiện lên trong thơ Minh Đan rất thật và đậm chất ái tình khi đối diện với tình yêu và cuộc sống.
Im lặng giờ đây không còn là sự sợ hãi mà là để lắng nghe hơi thở cuộc sống, đón nhận những điều tốt đẹp của ngày mới, để những người đã mất được siêu thoát, an yên.
Khi “tiếng khóc” Tình già – Phan Khôi chào đời Thơ Mới, cho đến lúc trái bom cách mạng thực sự bùng vỡ dữ dội và làm sụp đổ thành trì nền chữ nghĩa bút tre mực tàu, thì chúng ta đã được chứng kiến một làn gió tân thời, thổi vào không khí thơ, một nhánh kênh xanh hòa vào dòng sông văn học.
Trường ca “Hốc Chọ” hấp dẫn tôi ngay từ những câu đầu tiên. Tôi như bị lạc vào không khí vừa có phần thiêng liêng, vừa có phần mê dụ, lại có phần ám ảnh của mạch thơ mang vai trò và giá trị khai mở. Những gì bình thường chợt trở nên khác thường.
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế từ trước đến nay, mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình” trong thơ hoặc âm nhạc.
Nói một cách cụ thể, Nguyễn Thái Hải không miêu tả bối cảnh lịch sử xã hội làm nền cho nhân vật, không miều tả tính giai cấp và những quan hệ xã hội phức tạp chi phối hành động của nhân vật; mâu thuẫn truyện không phải là những xung đột ý thức hệ giữa các tầng lớp xã hội. Thí dụ: Truyện Những trái sao xoay chỉ kể lại việc học và vài sinh hoạt gia đình của nhân vật Triều suốt 4 năm Trung học đệ nhất cấp (cấp 2) đến sinh nhật lần thứ 15 của Triều. Trong truyện không có bóng dáng hiện thực miền Nam những năm ấy (từ 1955 đến1965).
Tôi nhớ có lần đàm đạo cùng nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn trong một quán trà ở Hải Phòng. Ông hỏi, liệu có thể chọn một từ để gọi ra bản chất của thơ cách tân hiện nay không? Tôi đáp nhanh: Khách quan.