Bài Viết
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Văn chương TPHCM xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Hoàng Thụy Anh về “Nắng dậy thì” cùng một số hình ảnh do PV trang web ghi được tại buổi ra mắt nhiều cảm xúc này.
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa: gói gọn trong một vùng đất nhỏ, có số lượng tín đồ lúc cao điểm lên đến triệu người, ngang bằng với các tôn giáo khác ở nước ta trong cùng thời điểm; cô đặc trong diện tích nhỏ bé với mật độ dân số cao nhất thế giới, làm nhanh chóng nảy sinh những vấn đề sinh tồn vốn gay gắt…
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Nên thôi… thì cứ như ý tôi, “Khúc vĩ thanh 109” hiện tại cũng nên tạm đứng riêng ra với một cái tên mới...
Gọi là KHÓC MẸ… được chăng?...
Nhà văn An Bình Minh - dù tôi thường quen gọi anh theo tên cha sinh mẹ đẻ là Bùi Bình Thiết - sinh ra trong một gia đình có truyền thống về văn học nghệ thuật.
Đôi đồng tử của “chàng” nhấp nhánh như ánh sao, đen và sâu không đáy, ẩn mờ sau bờ mi màu sẫm tuyệt vời, ánh lên những đốm lửa vui tràn đầy sinh lực. Viền tóc mềm mại chảy lửng lơ trước vầng trán toát lên vẻ hồn nhiên, tinh nghịch. Tính tinh tế của tâm hồn thể hiện qua nét môi đỏ mọng như hoa anh đào. Những nếp gấp nơi khóe miệng, nơi hàng lông mày biểu đạt sự phong phú của nhiệt tâm. Chàng là Xuân Diệu, người "nồng" và "trẻ" nhất trên chiếu thơ đương thời. “Chàng” đã đưa cái nồng, thắm, dào dạt vào thế giới thi ca vốn tẻ lặng, bình yên này. Sức xuân đang ca hát, nhảy múa trong tâm linh “chàng” một thoáng mê đắm như muốn níu kéo lòng người. Vội Vàng là phút giây bừng sáng nhất của tình yêu trong tâm hồn thi nhân, sự cao đẹp từng khoảng khắc đó, vĩnh cửu qua một đời người.
Nhiều thi ảnh độc đáo hiện lên trong thơ Minh Đan rất thật và đậm chất ái tình khi đối diện với tình yêu và cuộc sống.