Bài Viết
Trung tuần tháng 3/2022, nhà văn Isabelle Müller – người mang trong mình hai dòng máu Việt – Pháp đã trở về quê mẹ Việt Nam để tham dự buổi giao lưu cùng độc giả, giới thiệu tác phẩm Con gái của chim Phượng hoàng – Hy vọng là con đường của tôi, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án thiện nguyện giúp đỡ các trẻ em nghèo. Văn nghệ đã có cuộc trò chuyện cùng chị nhân chuyến trở về ý nghĩa này.
Thanh Châu tên thật là Ngô Hoan, là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Ông là tác giả truyện ngắn "Hoa ti gôn" (in trên Tiểu thuyết thứ bảy, tháng 7 năm 1937), là truyện đã làm "khơi dậy men thơ cho T.T.Kh sáng tác bài thơ nổi tiếng: Hai sắc hoa ti-gôn"
Thơ miền Trung có thể dữ dội nồng nàn như thơ Thu Bồn, tỉnh táo mà day dứt như thơ Ý Nhi, hồn nhiên đằm thắm như thơ Mỹ Dạ… Và cũng có thể điềm tĩnh để bùng nổ trong lặng lẽ như thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Gặp ngoài đời, người ta thường thấy Phạm Phương Lan trong dáng vẻ tươi tắn, yêu kiều. Một người dẫn chương trình duyên dáng, sắc sảo. Một nhà thơ xinh đẹp, khả ái. Nhiều cách nói, nhiều người nói về Lan, đều quy về một người đàn bà đẹp, trời cho cả nhan sắc và tài thơ. Thân hơn một chút, hiểu thêm một chút, Phạm Phương Lan là một người thơ, yêu thơ. Trong thơ lời yêu vẫn đầy. Thơ như đồng hành, thơ đem hương hoa tặng Lan dọc đường đời.
“Đi qua ngày nắng” (Nxb Hội Nhà văn, 2018) là tập thơ thứ ba trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Hồ Hồng Lĩnh sau các tập “Quá giang” và “Sang mùa”. Đây là những rung động, những trăn trở, suy tư và hoài niệm của nhà thơ về cuộc sống gắn với những sự kiện xã hội, những sự vật, hiện tượng thiên nhiên, những vùng đất và con người trên những dặm dài năm tháng mà anh đã đi qua. Gần như nhà thơ rất ít khi miêu tả cảnh quan, thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá hay kể chuyện, thuật việc mà tập trung phát hiện, cảm xúc, chiêm nghiệm về cuộc đời từ các sự kiện, hiện tượng ấy.
“Nga đến, trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ dưới vòm sáng vắt ngang mái tóc. Thanh từ trên tràng kỷ lẳng lặng ngồi dậy, cố giấu đi phút xáo động của niềm hân hoan. Là nàng, người con gái vẫn nhặt hoa hoàng lan với chàng thuở nhỏ….”. Những dòng văn nhẹ như áng thơ ấy dẫn Thanh bước vào tình yêu tuổi trẻ, dẫn ta bước vào thế giới trong như một mảnh trời xanh của Thạch Lam.
Elizabeth Gilbert là một nhà văn sáng giá người Mỹ mà có lẽ tên tuổi không còn xa lạ với những người am hiểu văn học hiện đại. Những cuốn sách của bà mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhưng vẫn luôn dung dị và dễ hiểu đối với những độc giả bình dân. Có lẽ vì vậy mà những tác phẩm của Elizabeth ngày nay luôn trở thành sách bestseller thực sự. Nhưng ít người biết được rằng nhiều chi tiết trong các tác phẩm nổi tiếng của bà từng diễn ra trong đời thực của nữ văn sĩ Mỹ xuất chúng này.
Như một duyên may tình cờ, tôi được đọc Bế Kiến Quốc khá tập trung: ấn phẩm từ dự án “Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước” của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Cũng đã 20 năm rồi, Bế Kiến Quốc đi xa. Nhưng thơ ông vẫn vẹn nguyên sức sống, tinh khôi niềm tin yêu sự sống.
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang cuốn hút sự chú ý của cả thế giới, khát vọng hòa bình lại bùng lên trong tâm thức những con người yêu hòa bình. Trong tình hình đó, tình cờ tôi đọc tiểu thuyết Người khổng lồ đội mồ kể chuyện (NXB Hội Nhà văn 2019) của Lại Văn Long, lại bắt gặp những cuộc chiến trong tác phẩm này. Nổi lên trong đó là khát vọng hòa bình cho mỗi dân tộc được chung sống bình yên và yêu thương nhau, là khát vọng hùng cường cho non sông đất nước mà nhà văn Lại Văn Long gửi gắm vào trang viết của mình.
Bối cảnh lịch sử, xã hội và giao lưu văn hóa toàn cầu đã mở ra những sinh lộ mới cho văn học Việt Nam đương đại. Sự kết hợp hài hòa giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế đã góp phần giải phóng cá tính sáng tạo của nhà văn, tạo nên những thay đổi mang tính bước ngoặt trong đời sống văn học Việt Nam sau 1986. Bài viết tập trung phân tích tác động của bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đến không gian sinh tồn của văn học; sự thay đổi về tư duy nghệ thuật của nhà văn và những đổi mới trên bình diện thi pháp.