TIN TỨC
  • Truyện
  • Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy

Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1216 lượt xem

Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát. 

1.

Ba lần bốn lượt nhắc nhở nó. Cái chuyện viết lách đâu phải sơ xài, tạm tạm là được. Vậy mà có chịu nghe đâu. Hễ thấy tên mình bóng mẩy trên mặt báo là nó khoái. Sao mà không khoái cho được. Rồi chẳng bao lâu nữa nó sẽ nổi tiếng. Rồi người ta lại đặt nó với những mẩu truyện ăn tiền triệu chứ có ít ỏi gì. Và nó sẽ được ưu ái, chễm trệ ở một vị thế ngẩng cao đầu. Lần lượt mấy tờ báo lớn xôm tụ tranh giành tác phẩm nó như giành tôm tươi cho coi. Ắt hẳn, thiên hạ sẽ trầm trồ ca tụng nó với những mỹ từ láng cuộn. Nó gạt phắt đi những đề tài mà trước đây nó cho là nhức nhói và đau đáu.

Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát. Nó đi tìm ý tưởng cho mình. Làm sao để ngày mai báo này sử dụng rồi ngày mốt tờ nọ xài. Rủng rỉnh nhuận bút nó sẽ khoe mẽ với những tay dở hơi cùng hội cùng thuyền với mình. Thấy chưa? Mấy người viết chân chính đi. Để coi bao giờ được như tôi. Lớp lang, chấm phết đến độ nào mà lên mặt dạy đời tôi chứ. Hãy nhìn lại mình đi kìa. Ngần ấy năm trời theo đuổi chữ nghĩa có lúc nào mấy người kiếm được bộn tiền cho một cái truyện như thứ lẻ tẻ của tôi không? Khó lắm.

Cuộc sống không chấp nhận việc tẩn mẩn từng câu từng chữ cho đẹp đẽ để quảng bá tên tuổi. Chính xác là vậy. Thời thế lật lọng như con lật đật, lúc ngả bên này lúc lại nghiêng về bên kia. Chưa bao giờ thứ đồ chơi ấy giữ được thăng bằng trên mặt phẳng cả. Riêng nó, nó chọn tiêu chí tiền lên trên hết.

 

Sống trong xã hội mà vật chất được đẩy lên đỉnh điểm thì người ta cũng trở nên lười đi mọi thứ. Lười suy nghĩ, lười học hỏi, lười chọn lọc. Còn nó, không quan trọng những tiểu tiết vặt vảnh ấy. Nó không hề lười viết. Nó xem việc viết như bổn phận thiêng liêng mà nội trong một ngày phải hoàn thành để kịp gửi đi. Việc lân la với nhiều tay viết thật số má trên mạng xã hội có lợi cho nó. Hẳn là một danh sách email dài ngoằng được nó lưu giữ lại một cách kỹ càng và trang trọng nhất trong một góc nào trên hộp thư điện tử. Chỉ có những tay ấy mới xứng tầm làm bạn với nó.

Trong phòng trọ chật hẹp bốn năm trời nay nó gắn bó để lê cái thân mệt lừ đừ lên giảng đường xem ra cũng là góc văn hoành tráng lắm. Ở đó, nó đã sáng tạo ra những tuyệt tác văn chương mì ăn liền thuộc loại đỏm dáng nhất. Những câu chuyện cứ liên tiếp hình thành một cách chỉn chu nhất theo bước nhảy rất solo của thời gian. Nó viết, như một nhà văn chuyên nghiệp bị dồn ép vào một chân tường bế tắc. Góc tường ấy có chất xúc tác cực kỳ siêu hạng. Như thứ gà công nghiệp rũ mình ra khỏi lớp vỏ qua mỗi đêm. Hàng loạt. Bao nhiêu ý tưởng cứ vậy mà lóe ra và được nhào nặn đến tất tươm câu chuyện.

Căn phòng có một ma lực quyến rũ, nó viết đến đáng nể. Nó thấy trước mắt mình là thứ ánh sáng kỳ diệu lắm. Ánh sáng chói lòa danh vọng. Tên tuổi nở đầy trên các trang báo và thế là chúng đem về cho nó số tiền thù lao thật hậu hĩnh. Và bản thân nó có lẽ cũng chỉ cần mỗi thứ ấy.

Nó quên bẵng cái tính ganh ghét đố kỵ. Vì bây giờ thiên hạ chỉ biết ăn giựt lại của nó cái tính đó. Những lần người ta tung hô và ca ngợi nhau trên trạng xã hội đều tạo những trạng thái xúc cảm. Tất cả động lực để nó cho ra đời những thiên tuyệt bút mới. Trước kia, nó đọc kỹ. Nó cố tìm kiếm cái hay cái đẹp trong một tác phẩm trình làng nóng hổi trên tờ báo nó thích. Tức tối, bực dọc. Nó chẳng hiểu lý do nào để thứ tạp nham ấy có thể nhảy phóc mình lên ấy được. Viết như thế mà gọi là viết à? Không thể chấp nhận kiểu dị hình dị dợm diễn đạt đó. Nếu có thứ gì suông đuột đến trơ trẽn thì nên quăng phứt đi chứ. Tại sao cứ nhan nhản ra đấy những hầm bà lằng vớ vẩn. Chẳng có ai trả lời cho nó điều thắc mắc ấy. Dần dà, nó lơ đễnh đi cái cảm giác bức bối.

 

2.

Hình như lúc nào đó người ta xao nhãng đi cái đố kỵ ganh ghét thì bản thân họ cũng không còn ấp ủ cho minh một động lực vươn lên nữa. Mọi thứ chai lì đến nhẵn bóng. Nó cóc cần quan tâm. Nội dung là gì, hình thức thể hiện ra sao. Những kiểu ỡm ờ dăm nạc dăm mỡ chất đầy ở góc báo nó yêu thích. Nó chọi đi cái xăm soi hay dở của thiên hạ vào một xó xỉnh lặng im cũ kĩ. Bắt đầu một hành trình mới, hành trình tìm lấy cho mình một tên tuổi quen thuộc trong mắt độc giả.

Chỉ ít lâu sau, nó kết nối với mọi thứ trên đời và sở hữu riêng cho mình một loạt địa chỉ cực kỳ kín đáo. Nó phang bỏ đi những ý tưởng nhân văn ở một truyện ngắn nào đấy nó tâm đắc. Bởi đối với nó, thứ đó chẳng đem lại cho nó cái nó cần. Tiền bạc và tên tuổi là thứ nó đặt ra mục tiêu để gầy dựng. Kiểu dở hơi đó, ai mà chả viết được. Rồi đây mấy người sẽ chống mắt lên mà xem. Giam mình trong phòng để cố vẽ những ý tưởng và cặm cụi.

 

Văn chương chưa hề là nơi chứa chấp cho những tâm hồn khép kín trong cõi đời này. Bao nhiêu cảnh tượng, tình huống, nhân vật được nhân bản vô tính đến lao đao khổ sở. Cứ ngồi vào bàn và viết bất chấp ngoài kia điều gì đang xảy ra. Nhân vật được thổi hồn một cách nhạt nhợt, không gian trở chằng chịt không xoay sở được. Nó đem cả cái kinh nghiệm khép kín của mình để tác tạo những câu chuyện lâm ly ăn khách. Đặc biệt, rất phù hợp cho những trang báo nhẹ nhàng êm ái. Những tờ báo mà chất văn không còn được xem là thứ yếu nữa. Miễn sao trọn vẹn nội dung và đủ khuôn khổ là dùng. Văn chương ở các mặt báo ngày nay hầu như cũng thờ ơ đến lạnh ngắt.

Mon men lên góc văn yêu thích, nó khoái chí khi truyện ngắn của mình được đăng đàn. Dòng thứ này thì dễ ợt chớ có khó khăn gì. Vậy mà, mấy người bảo đăng báo khó là sao. Bày đặt nhân văn với trí tuệ. Thời này là thời nào mà nhai đi nhai lại những lý thuyết giẻ rách ấy nữa chứ. Những thứ đó có được tin dùng và đáp trả bằng những con số tròn chỉnh không. Không là cái chắc. Chúng chẳng còn phù hợp với bộ mặt tỉnh ruồi đầy vết nhăn nhúm già nua của xã hội vốn chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài. Nhân văn và trí tuệ chẳng ăn nhập gì với đồng tiền bát gạo cả. Hai thứ đó có lẽ chỉ nuôi được tâm hồn chứ còn cái miệng thì chắc chẳng bao giờ nuôi nổi. Thôi vậy, mấy người cứ giữ cái chân chính, cái nhân văn trí tuệ gì đó của mình đi. Tôi phải kiếm cơm chứ không ngồi mơ mộng viển vông để dưỡng nuôi lý tưởng hay ho kia đâu.

 

3.

Cái chấm xanh lè là tín hiệu những bạn đang trực tuyến. Nó gõ gõ lộc cộc. Phì cười. Một nụ cười sảng khoái. Một tác phẩm của nó lại trình làng. Vẫn là một sự nhàn nhạt bao phủ lấy từng con chữ, vẫn là khung báo quen thuộc. Những âm thanh báo tin từ bạn bè của nó dậy rền lên. Truyện ngắn Mì tôm được lên sóng. Chúc mừng bạn. Quả là cây bút sung sức. Đề tài Mì tôm. Nghe lạ và tò mò quá. Nó cảm thấy mình tuyệt vời, mì tôm được vận chuyển ra miền trung để cứu đói cho đồng bào đang bị thiên tai lũ lụt. Nhà cửa ruộng vườn tang tóc, những thông điệp nhẹ nhàng về trận bão vừa quét qua mà đau điếng. Chỉ cần mở cái máy tính và gõ vào mạng thì mọi thứ ê chề ra đó, tha hồ cho nó lấy làm tư liệu để viết. Có phải khỏe hơn mấy người không. Tốn kém tiền bạc đi đây đó, tiếp cận cuộc sống. Để được quái gì chứ. Đây chẳng phải là bằng chứng hùng hồn hay sao?

Mì tôm chả phải đã hoàn thành trong bốn bức tường kín bưng. Đôi khi nó nghĩ miền trung cứ như vậy bị lũ lụt, thiên tai hoài cũng được. Biết đâu thế lại hay. Ý tưởng viết của nó sẽ nhiều hơn. Hết mì tôm rồi gạo tẻ, chăn, gối, quần áo...sẽ trở thành những truyện ngắn ăn khách dành cho các trang báo. Bạn bè cứ tán thưởng và khen lấy khen để. Khuôn khổ trang báo dành cho tác phẩm của nó khiêm tốn.

Mọi thứ đều bị lấn áp bởi chữ mì tôm to tướng. Đồng bào vất vưởng đang chịu vất vả, gieo neo trước sóng gió hiển nhiên rất cần những gói mì tôm của nó. Thứ thực phẩm ăn liền này sẽ cực kỳ hữu ích. Sẽ chẳng có ai từ chối những thứ tiện dụng và gọn ghẽ đâu. Dễ ăn nhưng mì tôm sẽ không bao giờ thay thế được cho cơm trong ý thức của con người. Tiếc là những trang báo bây giờ lại thích kiểu mì ấy. Hình như họ không có trong đầu khái niệm khác. Cứ ăn liền là được tuốt. Vì thế mà mì tôm của nó nằm một kiểu rất hả hê và kiêu hãnh trên đó.

 

4.

Lại có một người bạn văn trực tuyến nào đấy vừa nhắn cho nó biết thêm một số địa chỉ thư điện tử lạ lùng. Chúng khác xa với những gì mà các tờ báo công khai trên truyền thông. Công cuộc văn chương ngày nay dường được bố trí theo một đường dây rất kín kẽ. Chỉ ngổn ngang ra đấy là những mỹ từ ca tụng, vỗ về nhau trên chót đỉnh. Nó quên hẳn chuyện Mì tôm của nó là một loại mì chưa nếm đầy đủ gia vị nên khi ăn người ta không cảm nhận được gì cả. Rồi nó sẽ sáng tạo thêm những kiểu mì như vậy. Chỉ có như vậy mới phù hợp với khuôn khổ với tiêu chí trên báo điện tử. Nó gửi lại trong tô mì ấy những lời của một tượng đài mà trước giờ nó yêu thích. Đó là những lời nó thuộc nằm lòng như kim chỉ nam, đứng trong đời mà viết hoặc về sự cẩu thả trong văn chương.

Qua mất cái thời cắn rứt từng con chữ lâu rồi. Giờ chỉ cần làm sao được đăng đàn với thiên hạ là ngon thảy. Giống như trong một đống hỗn độn tạp nham, người ta chẳng thèm quan tâm chúng là cái quái gì nữa.

Cánh cửa vẫn im ỉm. Nó đối diện với màn hình. Những khung cảnh được vẽ lên trong trí tưởng tượng của nó về một cuộc đời thực. Mơ hồ. Nhiều khi là phi lý. Chẳng ai làm sinh động được cuộc đời khi chỉ biết khư khư trốn vào một góc nhỏ nơi phòng kín. Và hiển nhiên, việc đặt để mình ra ngoài tâm trạng viết lách thì lại là một điều sỉ nhục với văn chương.

Mọi người cứ tung hô đưa đẩy nhau lên chót vót. Có thể chót vót sẽ là chìa khóa mở lối dẫn đường cho những thiết tha lọt tõm vào địa ngục. Ở đó, hằng hà sa số những nét văn buồn lạnh, tẻ nhạt. Linh hồn của chữ bị đóng khung chai cứng thậm chí là bị bỏ rơi một cách ghẻ lạnh vô cùng. Nó chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Mấy người cứ thong thả đi tìm cái lý lẽ chân chính và trí tuệ của mấy người. Tôi chỉ cần bài mình được đăng tải và rủng rỉnh nhuận bút là được rồi. Tất cả đang quay cuồng trong một xã hội thực dụng, phụ thuộc đến mất lý tưởng chỉ vì đồng tiền. Giữa xáo trộn trong nghĩ suy, nó chưa tìm được câu trả lời hay là đứng về phía lặng im.

Nó vừa nhận được tin nhắn của bạn bè. Nhạt nhẽo lên ngôi.

Trước thế giới có phần dễ dãi này.

Mọi thứ nhạt nhẽo đều có thể lên ngôi./.

 

07/2018

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm