TIN TỨC

Như những thước phim phóng sự

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-26 12:48:45
mail facebook google pos stwis
1315 lượt xem

SĨ BÌNH

Những năm 1960 của thế kỷ trước, khi mà cả nước đang hừng hực khí thế hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Tiếng Hịch non sông: Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam! Sông có thể cạn, đá có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi!... Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!  

Như bao chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi ngày ấy, Trần Ngọc Phượng cũng xếp bút nghiên, tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt quê hương nơi có cây đa, giếng nước, sân đình; tạm biệt gia đình cùng những người thân yêu, hăng hái tình nguyện lên đường tòng quân, giết giặc. Tạm biệt những kỷ niệm thời ấu thơ thân thương, mà sau khi vào chiến trường, mỗi khi có dịp là nó lại ùa về…

Với gần 10 năm sống, chiến đấu với chồng chất khó khăn gian khổ, đói ăn, thiếu ngủ, nằm hầm, chịu hàng trăm vụ oanh kích của máy bay Mỹ với hàng ngàn tấn bom, đạn, chống hàng chục trận càn hung hãn của địch…từ chiến trường miền Đông Nam Bộ… Chứng kiến, trải nghiệm, bao đồng đội, đồng chí đã hy sinh xương máu, không ít người đã ra đi mãi mãi…Trong cuộc kháng chiến trường kỳ hàng chục năm trời, có khi suốt 3 tháng ròng không có một hạt cơm, phải ăn củ rừng, sắn non, rau rừng để duy trì sự sống. Nhiều đồng đội hy sinh. Có trận, cả trung đội phải đương đầu với cả một trung đoàn địch, anh em hy sinh chỉ còn lại vài người. Lễ kết nạp Đảng viên mới ở chiến trường tuy đơn sơ, nhưng trang nghiêm. Anh đã đọc lời tuyên thệ:  “Hy sinh suốt đời cho Đảng, cho Tổ quốc…”, khi mà người bạn chiến đấu  và là người giúp đỡ, dìu dắt anh vào Đảng , mới hy sinh chiều hôm trước. Ngày ấy lý tưởng  cách mạng luôn hừng hực, Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là khát khao cháy bỏng  mà mỗi chiến sĩ Quân giải phóng luôn vươn lên, xốc tới!

Sau 1975, anh chuyển ngành, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước, với nhiều cương vị Tổng giám đốc, Phó trưởng Ban Thường trực Ban đổi mới Quản lý Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh... Ở đâu, nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành xuất sắc với tinh thần một “Người lính Cụ Hồ”.

Với 16 bài viết theo dạng tản văn truyện ký, nó đã phản ánh cuộc sống chiến đấu rất chân thật, phong phú của người lính ở chiến trường miền Đông ác liệt. Bởi đây là ghi chép cuộc sống thật của anh cùng đồng đội, nên khi đọc những bài: Tết rừng 1974, Ngã ba Cây Cầy, Tình rừng, Cảm xúc Tháng Tư, Thư nhà, Giỗ bạn, Lời thề ấy đi cả đời chưa trọn…,  người đọc thấy mỗi “mẩu” ghi chép, ký sự của anh ngồn ngộn tư liệu, rất thật, như đang được tham gia vào các sự kiện ấy: Hồi hộp, xúc động, xót xa, căm phẫn… Những người lính thế hệ như anh ra trận, không chỉ mang khẩu súng vác vai, mà trong ba lô còn có quyển sổ nhật ký, ghi chép. Trong bom đạn ác liệt, sống nay, chết mai vẫn tí toáy làm thơ. Thơ viết trong hầm tiếng bom B52, thơ viết trong đêm hành quân, giữ lúc giải lao “Ngã lưng trên thảm cỏ mềm; Chia nhau chút ánh lưỡi liềm trăng non”. Trong tột cùng của thử thách chiến tranh, càng bộc lộ ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, tình cảm sâu đậm của người lính với đất nước, quê hương, với gia đình, đồng đội. Có thể nói rằng, mỗi ghi chép ấy như những thước phim phóng sự, tài liệu. Nó như một vạt mầu, mảng mầu của người lính hậu cần, của một khu vực chiến trường miền Nam, trong bức tranh hoành tráng toàn cảnh về cuộc kháng chieesnvix đại của dân tộc. Nó là một phần, dù nhỏ bé nhưng quan trọng không thể thiếu và tách rời của cuộc chiến đầy gian khó, khốc liệt, với nhiều hy sinh dung cảm của quân và dân ta. 

Đại tá – Nhà báo – Luật sư  Sĩ Bình

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm
Đọc thơ Trần Mai Hường
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần
Xem thêm