TIN TỨC

Những lá thư từ Moscow – Truyện ngắn của Sherzod Artikov (Uzbekistan)

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
817 lượt xem

Khi người đưa thư rời đi, Zarina bỏ phong bì thư vào túi bên áo khoác. Cô bước vào nhà có chút lo lắng và khó chịu. Nhất là khi đi bước qua phòng em trai, phải đi kiễng chân. Khi cô vào phòng khách, mẹ đã ở đó. Một người phụ nữ yếu ớt với mái tóc trắng nhiều hơn đen đang đọc báo.

Khi người đưa thư rời đi, Zarina bỏ phong bì thư vào túi bên áo khoác. Cô bước vào nhà có chút lo lắng và khó chịu. Nhất là khi đi bước qua phòng em trai, phải đi kiễng chân. Khi cô vào phòng khách, mẹ đã ở đó. Một người phụ nữ yếu ớt với mái tóc trắng nhiều hơn đen đang đọc báo.

– Có thư từ bố, như mọi khi mẹ ạ.

Zarina nói và đưa phong bì cho mẹ.

Mẹ cô mở phong bì một cách chậm rãi và miễn cưỡng. Bà lấy thư ra và đọc không thành tiếng. Sau đó bà đưa thư lại cho Zarina.

– Lần này ông ấy yêu cầu chúng ta gửi thêm thuốc lá và quần áo ấm.

Khi Zarina đọc thư, không giống như mẹ, cô đọc trong một thời gian dài hơn. Mẹ cô ngồi im lặng, không rời mắt khỏi bức thư và con gái.

– Ngày mai con được tạm ứng tiền lương.

Zarina nói, sau khi đọc thư, gấp làm đôi và bỏ vào phong bì.

– Chúng ta sẽ gửi những thứ mà bố yêu cầu.

Mẹ không nói một lời nào. Bà chỉ gật đầu như muốn nói “biết làm sao khác”. Zarina cất phong bì và vội vã về phòng. Khi ngang qua phòng em trai, cô nghe thấy tiếng động ở cửa. Em ấy dường như đang chuẩn bị cho lớp học như thường lệ.

Khi bước vào phòng, Zarina ném chiếc phong bì trên tay xuống bàn và nhìn nó với vẻ đau khổ và buồn bã. Khoảnh khắc này kéo dài một lúc lâu. Tất cả sự chú ý của cô đều đổ dồn vào chiếc phong bì, như thể không thể làm nổi gì khác.

Cuối cùng, cô đến gần bàn và bất lực ngồi xuống ghế. Thất vọng, cô nắm lấy một trong những tờ giấy trắng trên bàn, ôm chặt đầu đau đớn. Cân nhắc một lúc, cô bắt đầu viết gì đó một cách chậm rãi và thở dài. Sau đó, Zarina lấy một chiếc phong bì mới từ ngăn bàn và bỏ tờ giấy vào đó. Niêm phong bằng keo lỏng, cô lật lại phong bì mà người đưa thư đã đưa và nhìn vào nó, sao chép các chi tiết vào phong bì trống. Ngay lập tức, hai chiếc phong bì trở nên gần giống hệt nhau. Sự khác biệt duy nhất mà cô viết là “Moscow” thay vì “Karshi” trong phần ghi địa chỉ trên phong bì.

Khi xong việc, cô ngả người ra ghế một lúc, nhắm mắt lại và thư giãn. Cô hít thở sâu vài hơi, môi khô nứt. Cơn mưa mùa thu đập vào ô cửa sổ, cô xé lá thư và cả phong bì, rồi gom những mảnh giấy trong tay, giấu chúng vào đáy thùng rác ở rìa hành lang.

Cầm chiếc phong bì mới lên, có điều gì đó khiến cô phải suy nghĩ. Đúng rồi, còn phải đóng một con tem bưu chính và cả con dấu nữa. Nếu không có tem, em trai sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, cô đã bình tĩnh trở lại. “Trước đây em ấy đã không nghi ngờ và hôm nay chắc cũng không cảm thấy thế”, cô tự an ủi.

***

Khi cô bước vào phòng em trai thì thấy em đang bận rộn chuẩn bị cho lớp học. Em ấy tập trung vào giải toán, chăm chú nhìn vào cuốn sách qua cặp kính với niềm đam mê. Nhìn thấy Zarina, em ngẩng đầu lên khỏi cuốn sách.

– Ai đó, có phải chị đó không?.

Zarina đi đến và dựa vào bệ cửa sổ.

– Người đưa thư…

Khi em trai nghe thấy từ “người đưa thư” thì đứng bật dậy.

– Ồ, thế à. Thế có thư của bố không?

Em hỏi, mắt sáng rực.

Zarina gật đầu và đưa cho em chiếc phong bì trên tay.

– Ước gì em ấy không nhận ra rằng thư không có tem.

Cô nói với chính mình.

Người em tò mò xem rất lâu trước khi mở phong bì. Em kiểm tra các chi tiết trên đó. Khi mở ra, sự hồi hộp tăng lên và em hét lên vì sung sướng.

– Thư của bố, em nói với Zarina và hết nhìn chị gái rồi lại nhìn vào bức thư giả mạo kia.

Bức thư được viết bằng tiếng Cyrillic, không phải tiếng Latin nên em vẫn lúng túng đọc như thường lệ. Em đọc đi đọc lại hai, ba lần. Lúc ấy, khuôn mặt em giống như một chiếc bánh nướng, dần đỏ lên và đôi mắt lấp lánh vì phấn khích. Em mím môi, nhíu mày để tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ trong bức thư.

– Bố được giao một chiếc xe bus mới.

Em vui vẻ nói và quay sang Zarina:

– Chiếc xe lớn hơn trước. Nó mầu đỏ.

Zarina không thể chịu đựng thêm được nữa. Cô đến gần em, nghiêng người và nắm lấy vai em. Đôi mắt ướt đẫm, cô hôn lên thái dương, trán và má em. Cô vuốt ve mái tóc xoăn của em.

– Đó là lý do tại sao bố sẽ ở lại đó lâu hơn.

Cô nói và ôm lấy em trai:

– Không có tài xế để lái chiếc xe bus mới.

Em trai khẽ nuốt nước bọt, có thể là do hụt hơi hoặc do thứ gì đó trong miệng.

– Bố đã nói như vậy trong thư. Em đã đọc rồi.

Zarina ôm em trai một lúc lâu. Cậu em cứ để chị gái mình ôm như vậy và ngồi im lặng cầm lá thư trên tay. Một lúc sau, em rời vòng tay của Zarina và đi đến chiếc giá sách nhỏ trong phòng. Em mang ra một cuốn sách mầu xanh đậm có rất nhiều phong bì ở giữa cuốn sách.

– Đó là những bức thư trước đây của bố sao?

Zarina hỏi, nín thở như thể ai đó đang bóp cổ cô vậy.

Những bức thư ấy cũng là do cô viết.

– Đúng vậy, em đã cất chúng đi.

Em nói và đặt bức thư mới vào phong bì rồi bỏ vào chồng thư cũ.

– Em đọc chúng mỗi ngày. Hai lần một ngày. Khi thức dậy và đi ngủ.

Zarina đứng trước mặt em trai một lúc lâu. Cô giúp em giải bài tập. Thành thật mà nói, cô đã dạy em học. Thật ra, không có gì dễ dàng hơn đối với người lớn là việc giải các bài toán của lớp bốn.

Khi rời khỏi phòng em trai, cô nhanh chóng đi thẳng vào bếp. Cô đổ nước lạnh vào một chiếc ly rỗng và cố gắng xoa dịu trái tim đang nóng như lửa bằng dòng nước lạnh ấy. Nhưng tim cô vẫn không ngừng đập mạnh và bất an. Thần kinh căng thẳng. Một cách miễn cưỡng, ký ức len lỏi vào tâm trí, khiến cô mơ hồ nhớ về quá khứ gần đây.

***

Mọi chuyện bắt đầu khi bố cô giết một người đàn ông do mâu thuẫn khi say rượu và ông bị bỏ tù mười hai năm. Lúc đầu, cả Zarina và mẹ cô đều không biết giải thích thế nào với em trai rằng, bố không có ở nhà, rằng bố sẽ không về nhà. Thậm chí sau đó, họ không thể tìm ra lý do thích hợp để nói. Em trai ngày nào cũng hỏi thăm bố. Nó ngồi ngoài đường cho đến tối mịt, chờ bố về và đôi khi em đã khóc. Dần dần, nó chán học, chán ăn và gầy đi rất nhiều.

Khi bức thư đầu tiên được gửi từ bố cô, suy nghĩ này nảy ra trong đầu Zarina. Không có cách nào khác. Cả cô và mẹ cô đều không thể nói với em trai rằng, bố đang ở tù. Thay vì những bức thư mà bố đã gửi khi ở tù trong hai năm qua, chính cô đã viết thư cho em trai mình, qua đó xoa dịu trái tim và có lẽ là cả niềm khao khát của em. Chỉ có cô và mẹ đã đọc lá thư của bố, sau đó xé đi và giấu nó trong thùng rác.

Cô không biết cái tên “Moscow” xuất hiện trong tâm trí mình từ đâu. Nó chỉ là một thành phố xa xôi mà cô nghĩ đến để viết thay vì thành phố Karshi (nơi bố cô đang ở trong nhà tù) được hiển thị trên phong bì. Bằng cách này, Zarina bịa ra rằng bố đang ở Moscow, thuyết phục em trai rằng, ông đang lái xe bus trong một công ty giao thông ở đấy. Kể từ đó, những lá thư giả từ Moscow liên tục được gửi về nhà hằng tháng.

– Mình sẽ làm gì nếu một ngày em trai nhận ra rằng, không có tem thư trên phong bì?.

Zarina không nhận thấy mẹ bước vào khi cô rót đầy ly lần thứ hai. Khi ly đầy nước, không hiểu sao cô lại cầm chặt lấy bằng cả hai tay và tự tin nhìn mẹ.

– Điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra.

Sau đó cô nói một cách chắc chắn:

– Lần sau sẽ có tem trên phong bì. Ta sẽ tìm con tem của bưu điện Moscow bằng mọi giá.

Cô uống cạn cốc nước với quyết tâm cao.

– Em ấy không nên biết bố là một kẻ giết người.

Cô dừng lại ở cửa và khi rời đi, đột nhiên cô quay sang nói với mẹ:

– Ít nhất là cho đến khi em ấy khôn lớn.

 Khánh Phương/Thời nay

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ Rodica Marian (Rumani)
Là một tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành viên của Hiệp hội Nhà văn Romania, bà là cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Ngôn ngữ học và Lịch sử Văn học Sextil Pușcariu ở Cluj Napoca.
Xem thêm
Chùm thơ của Yang Geum-Hee’s – Hàn Quốc
Nữ sĩ Yang Geum-Hee sinh năm 1967 tại Jeju, Hàn Quốc
Xem thêm
Chùm thơ Aminur Rahman (Bangladesh)
AMINUR RAHMAN được coi là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất ở nước ngoài đến từ Bangladesh.
Xem thêm
Chùm thơ của các tác giả Hàn Quốc
Mùa xuân đã đến bên anh, Bởi có em mang an lành ấm áp
Xem thêm
Chùm thơ Chad Norman (Canada)
Nhà thơ Chad Norman là một thành viên của Liên đoàn các nhà thơ Canada.
Xem thêm
Dụ ngôn về địa cầu | Truyện ngắn của Kabishev Alexander Konstantinovich
Ngày xửa ngày xưa, có toàn thế giới có chung một bà mẹ vô cùng vĩ đại. Bà có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ địa cầu - một hiện vật cổ đại tượng trưng cho sức mạnh, sự ổn định, trường tồn và luôn cân bằng.
Xem thêm
Chùm thơ Jang Geon-Seob (Hàn Quốc)
Nhà thơ Jang Geon-seob sinh năm 1958 tại tỉnh Bắc Jeolla, Hàn Quốc.
Xem thêm
Đảo đá - Truyện ngắn Kabishev Alexander Konstantinovich
Kabishev Alexander Konstantinovich là nhà thơ và nhà văn, nhà báo kiêm tình nguyện viên của tạp chí POET.
Xem thêm
Chùm thơ Laura Garavaglia (Italia)
Laura Garavaglia là nhà thơ, nhà báo, giáo viên, người sáng lập và chủ tịch của Ngôi nhà thơ Como - “La Casa della Poesia di Como” (www.lacasadellapoesiadicomo.com).
Xem thêm
Chùm thơ mới của Eva Lianou Petropoulou (Hy Lạp)
Chùm thơ: Yêu, Thiên thần gẫy cánh, Có một ngày như thế...
Xem thêm
Những mất mát lớn của văn chương thế giới
Chỉ trong hai tuần vừa qua, văn chương thế giới chứng kiến những sự mất mát vô cùng to lớn khi Hilary Mantel và Javier Marías qua đời ở tuổi 70. Sự mất mát này đã khiến nước Anh mất đi một người thổi hồn vào trong lịch sử, còn người Tây Ban Nha không còn tác giả lớn nhất kể từ thời đại văn hào Cervantes.
Xem thêm
Bánh mì ấm | Konstantin Paustovsky
Quà trung thu dành cho các cháu
Xem thêm
Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh
Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu văn học mới phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả. Tuy vậy trong làng văn học Anh vẫn có những bí ẩn về cuộc đời của các nhà văn nổi tiếng mà đến nay vẫn chưa ai tìm ra được chân tướng sự việc.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Irina Aramyan Mkrtchyan (Cộng hòa Armenia)
Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng NgaIrina Aramyan Mkrtchyan là nữ thi sĩ đương đại người Armenia. Bà sinh ngày 16 tháng 11 năm 1962, tại thành phố Leninakan thuộc nước Cộng hòa Armenia, tác giả của ba cuốn sách: “Với ngày đã qua”, “Sau khi tĩnh lặng”, “Từ khôn ngoan đến mất lý trí”. Bà là đồng tác giả của 22 cuốn sách, thành viên của “Liên đoàn Nhà văn California”, “Hội liên hiệp các nghệ sĩ”, nhà thơ xuất sắc nhất các năm 2021-2022 của Armenia.
Xem thêm
Về chủ đề tính dục trong tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa
Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa. Họ là một cặp đôi nhà văn làm hao tốn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu bởi vì mối quan hệ thuộc về văn học và ngoài văn học của hai ông. Marquez và Llosa từng là đôi bạn than đồng điệu và gắn bó với nhau sâu sắc, thế rồi họ lai rời xa nhau trong 30 năm thù hằn. Những nét tương đồng và những sự mâu thuẫn đến đối nghịch ở con người và văn chương họ cho thấy rõ tính thống nhất bền vững của nền văn học một giai đoạn rực rỡ
Xem thêm
90 năm ngày sinh nhà thơ Nga Evgueni Evtushenko: ‘Trong đời tôi chỉ uống rượu là nhiều’
“Không đúng, không có những thời đại mà người ta lại không thể sống trung thực được!”- trong cuộc đời tương đối dài lâu của mình, Evgueni Evtushenko,bằng những bài thơ và cách hành xử ngày thường, đã cố gắng chứng minh cho lời chân ngộ đó. Ông từng thổ lộ rằng, “tôi muốn trở thành nhà thơ của đất nước và của thế giới và hình như tôi đã làm được việc này”.
Xem thêm
John Hughes: ‘Tôi không phải là kẻ đạo văn’, và đây là lí do tại sao
Sau khi The Guardian tiết lộ các phần trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của John Hughes, The Dogs, “ăn cắp” ý tưởng từ Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ của Svetlatna Alexievich (Hughes đã xin lỗi) cũng như những tác phẩm khác (ông không thừa nhận), bao gồm Đại gia Gatsby, Phía Tây không có gì lạ và Anna Karenina, mới đây John Hughes đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.
Xem thêm
‘Pachinko’ khắc họa tình cảnh bi thương của cộng đồng người Bắc Hàn ở Nhật
Là tác phẩm được đánh giá cao bởi giới phê bình cũng như được công chúng háo hức chờ đón, Pachinko vừa đi đến tập cuối và như kì vọng, là một trong những bộ phim hay nhất năm nay.
Xem thêm
Vai trò của M.M. Bakhtin trong sự đổi mới quan niệm về hình thức nghệ thuật ở Việt Nam
Nếu hiểu thi pháp học là bộ môn khoa học lấy hình thức nghệ thuật làm đối tượng trung tâm, thì những quan điểm lý thuyết tiến bộ của Bakhtin đã góp phần quan trọng trong sự tái xuất của thi pháp học ở Việt Nam vào những năm 1980. Không có một quan điểm hợp lý về hình thức nghệ thuật trên phương diện lý thuyết thì cũng không thể có một thái độ ứng xử phù hợp đối với những thực hành cách tân trên góc độ hình thức nghệ thuật. Do vậy, có thể nói, thi pháp học của Bakhtin cũng có vai trò nhất định trong bước chuyển của đời sống sáng tác văn học giai đoạn đổi mới.
Xem thêm
Tạm biệt mùa hè | C. Pautovsky
Suốt mấy ngày cơn mưa mang theo hơi lạnh giá không chịu dứt. Làn gió ẩm ướt thổi trong vườn.
Xem thêm