TIN TỨC

Nói lên tiếng nói của người đã khuất

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-08 20:24:40
mail facebook google pos stwis
1069 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

NGUYỄN HOÀI ÂN

Phải đến dịp kỷ nệm ngày Thầy thuốc Viêt Nam, 27-2, tôi mới có dịp gặp lại thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Vũ Phương, quyền Giám đốc Trung tâm Pháp y Tiền Giang, vì công việc chuyên môn của anh rất bận.


Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Phương

​Phương kể tôi nghe trong đại dịch Covid-19, công việc pháp y vốn phức tạp nay càng phức tạp hơn. Lo nhất là người chết do tai nạn hoặc án mạng lại đang mắc Covid-19. Mà mắc Covid thì phải xử lý ngay sau mất với quy trình xử lý đặc biệt của bệnh dịch nguy hiểm, như khử khuẩn xác chết, khử khuẩn môi trường, tiến hành khâm liệm càng sớm càng tốt, rồi đưa đi hỏa táng, không tổ chức đám tang tại nhà. Còn chết nghi án mạng có mắc Covid phải chờ giải phẫu tử thi. Người bác sĩ pháp y phải trực tiếp khám nghiệm tử thi bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế, không những có nguy cơ mắc bệnh, mà còn đem nguy cơ đó cho cả gia đình mình. Nhưng hễ có yêu cầu của các cơ quan chức năng thì bất kể ngày hay đêm, mưa gió bão bùng, đường sá xa xôi, cách trở thì người bác sĩ pháp y phải có mặt ngay.

Bí ẩn tử thi chết ngồi


Bác sĩ Phương và đồng sự giám định pháp y tại huyện Tân Phú Đông

​Tôi hỏi Phương ca nào làm em ấn tượng nhất. Phương nói có nhiều ca lắm, rồi Phương kể:

​Tối hôm đó vừa khám nghiệm xong hai trường hợp tai nạn giao thông chết người thì đã gần sáng. Phương bỗng nhận được sự trưng cầu giám định pháp y của Công an tỉnh Tiền Giang tại huyện Tân Phú Đông, một huyện cù lao vùng sâu của tỉnh Tiền Giang.

​Biết được ca khám nghiệm sắp tới là người mắc Covid-19, kíp trực pháp y nhìn nhau ái ngại. Ngại nhất là đối mặt rất nhiều nguy cơ lây nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nếu người sống họ phát tán virus ra ngoài chỉ bằng những giọt bắn khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Còn người chết thì họ phát tán virus ra ngoài bởi nhiều đường khác nhau như máu, nước tiểu, dịch dạ dày, ruột, dịch trong phổi…mà bác sĩ phải trực tiếp mổ xác, chạm vào các loại dịch truyền nhiễm đó, nguy cơ nhân lên gấp bội. Từ khi có đại dịch Covid-19, bao giờ bác sĩ pháp y cũng chuẩn bị bộ test nhanh kháng nguyên để thử cho tử thi xem có mắc Covid không trước khi khám nghiệm. Bác sĩ vừa mổ, vừa quan sát chi tiết từng phần của cơ thể, phần nào tổn thương cần lấy mẫu thì bác sĩ cũng cắt ra để làm xét nghiệm luôn. Đó là chưa kể đến môi trường độc hại từ xác chết, mùi tử khí nồng nặc khi thịt xương bắt đầu phân hủy bao trùm lấy không gian khám nghiệm hiện trường. Bác sĩ Phương trấn an và nhắc mọi người phòng hộ cá nhân cho kỹ trước khi bắt tay vào khám nghiệm tử thi.

​Bác sĩ Phương và kíp trực đi qua chuyến phà dành riêng do công an điều động, mọi người lên phà là vội vã xuống ngay hiện trường. Trời tối đen như mực. Ai cũng im lặng bước nhanh. Mọi người đi băng qua đám ruộng đầy cỏ dại, qua một bờ ruộng nhỏ thì tới nơi. Dưới ánh đèn pha công suất lớn, các anh công an đang gác bảo vệ hiện trường, bác sĩ Phương chợt nhìn thấy một người đàn ông mặc áo trắng đã chết với tư thế ngồi bất động dưới bờ ruộng. Phương ra hiệu cho mọi người lấy đồ bảo hộ ra thay vào. Anh cẩn thận kiểm tra từng người xem đồ mặc có an toàn chưa, kín đáo chưa, một sơ suất nhỏ có thể nhiễm Covid như chơi.

​Vừa tiếp cận với tử thi, bác Phương vừa suy nghĩ về người chết này. Bao nhiêu câu hỏi xuất hiện trong đầu của Phương. Tại sao chết? Có bị sát hại hay không? Vì sao lại chết ngồi? Phương biết nếu người chết không cất tiếng nói, thì chỉ còn bác sĩ pháp y mới tìm ra được sự thật khách quan khi khám nghiệm từ bên ngoài lẫn bên trong thi thể người chết, trách nhiệm bây giờ thuộc về bác sĩ Phương.

​Bác sĩ Phương cởi bộ đồ bảo hộ trên người ra, mồ hôi thấm ướt lưng áo, tràn xuống mặt, bàn tay phồng rộp nhăn nheo. Phương báo cáo tóm tắt nhận định của mình cho hội đồng pháp y tỉnh đang có mặt: “Tôi thấy phổi của nạn nhân bị xung huyết rất nhiều, kèm theo cơ tim nhão, nhu mô phổi có nhiều máu lẫn bọt khí, các dấu hiệu này tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý phù phổi cấp. Về chuyên môn y khoa, tất cả bệnh nhân bị phù phổi cấp đều phải ngồi mới thở nổi, do đó đã giải thích hiện tượng nạn nhân chết trong tư thế ngồi. Có lẽ trên đường di chuyển từ khu vực cách ly đến đây gần nửa cây số, nạn nhân đang bị bệnh, nên quá mệt và lên cơn khó thở nặng, phải ngồi lại thở và từ từ kiệt sức gục chết tại chỗ mà không ai phát hiện. Các vết thương chảy máu là do côn trùng đốt ở tay chân, bụng là phần thấp của cơ thể. Nguyên nhân do sau khi chết, máu sẽ dồn xuống tạo thành các hồ ở phần thấp của xác chết theo trọng lực, gọi là vết hoen tử thi, lúc này côn trùng đánh hơi và đến cắn xé thi thể, nên máu chảy nhiều và không cầm, tưởng như bị đâm chém. Để chẩn đoán chính xác, tôi đề nghị Hội đồng khám nghiệm gửi mẫu xét nghiệm lên Phân viện Pháp y Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm độc chất và mô phổi của nạn nhân nhằm có một câu trả lời chính xác nhất”.

​Đúng 15 ngày sau thì có kết quả giám định, Phân viện kết luận nguyên nhân chết của nạn nhân là do suy hô hấp/ Phù phổi cấp/ Covid -19. Khi nhận được các bằng chứng khoa học trên, bác sĩ Phương đã gặp người nhà nạn nhân thông báo kết quả giám định, đồng thời giải thích đầy đủ cho gia đình hiểu, góp phần giải tỏa được các nghi vấn không hay về cái chết của người thân của mình.

Chết hai ngày, phải mở nắp quan tài để khám nghiệm

​Bác sĩ Phương kể cho tôi nghe một trường hợp khác, anh thay người đã khuất giải oan cho người sống. Lúc 12 giờ khuya, công an huyện Tân Phước điện thoại cho Phương đề nghị khám nghiệm tử thi khẩn cấp. Đây là trường hợp một ông cụ 83 tuổi sống một mình giữa cánh đồng khóm mênh mông. Vì sống cô đơn giữa đồng, ông đã nhận một người ở trong xóm gần nhà làm con nuôi để sớm hôm có người lui tới cho ấm cửa ấm nhà. Lâu lâu thì người con ruột về thăm. Trong mùa dịch bệnh, xã hội phải giãn cách, người con trai cả năm không về được. Cách đó ba hôm, người con trai ruột hay tin cha mất, anh vội vã về chịu tang. Trong lòng buồn rầu, nghe đứa em nuôi nói: “Ba khỏe lắm, không có bệnh lặt vặt gì, tự nhiên bị sốt cảm có mấy hôm, em qua thăm, nấu cháo và mua thuốc cảm cho ba uống, lúc đó ba ho nhiều, không chịu ăn. Em định sáng hôm sau sẽ đưa ba ra bệnh viện huyện khám, nhưng chưa kịp làm thì tối hôm đó ba đột ngột ra đi”. Tự nhiên ông anh không thấy tin thằng em, tại sao đang khỏe mạnh mà cảm có vài ngày thì chết? Hay là ông bị giết hại, có phải vì ông có mấy mẫu đất trồng khóm, mà đất đang sốt giá ngất ngưởng, tài sản không phải nhỏ, phải chăng có người muốn chiếm đoạt? Sự nghi ngờ càng tăng khi người em nói sáng mai an táng sớm, thầy cúng coi 4 giờ sáng phải động quan. Ông anh vội báo công an ngay trong đêm. Công an không thể không vào cuộc với tin báo này. Vì vậy giữa khuya đã trưng cầu giám định pháp y.

​Bác sĩ Phương và đội pháp y nhanh chóng đến khám nghiệm. Nắp quan tài được mở ra, mùi tử khí xông lên bao trùm căn nhà. Bác sĩ Phương test nhanh kháng nguyên trước khi mổ xác, đây là một phản xạ trong đại dịch COVID-19 mà cả đội không bao giờ bỏ sót. Dù người đã chết, nhưng các tế bào người chết chưa phân hủy hoàn toàn, có khả năng virus vẫn tồn tại, do đó thử test vẫn cho kết quả chính xác. Chờ mười lăm phút, hai vạch đỏ hiện ra rất đậm. Bác sĩ Phương cẩn thận đeo thêm một đôi găng tay để mổ khám xét tử thi. Phổi tử thi sưng to và hoại tử từng mảng. Bao tử bình thường, anh hút dịch bao tử để gửi thử độc chất.

​Ba giờ rưỡi sáng, công việc kết thúc. Phương tóm tắt nhận định sơ bộ của mình về trường hợp này cho hội đồng và các thành viên gia đình người chết đang có mặt. Bác sĩ Phương cho rằng nạn nhân chết do viêm phổi rất nặng, hoại tử hai phổi vì nhiễm SARS-CoV-2, hoàn toàn không có dấu hiệu sát hại.

​Gương mặt người anh giãn ra, không còn căng thẳng nữa. Người anh đến ôm em thật chặt, nói như nghẹn: “Anh xin lỗi…”. Đôi mắt người em hoen đỏ, nước mắt tràn xuống hai gò má gầy gò, ướt cả đôi môi đang nhoẻn miệng cười.

​Khi tôi hỏi sao lại chọn nghề này, bác sĩ Phương nói: “Ai học y khoa cũng muốn sau này ra trường trở thành bác sĩ khám chữa bệnh, thành thầy thuốc giỏi, tôi cũng không nằm ngoài số đó. Nhưng đến khi ra trường thì bệnh viện thiếu người làm pháp y, nên đã phân công tôi phụ trách. Làm riết rồi cũng quen, càng làm càng thấy hay”.

​Thật vậy, bác sĩ pháp y phải học nhiều hơn bác sĩ khám chữa bệnh thông thường, vì bác sĩ pháp y vừa chẩn đoán chính xác bệnh lý thật sự của người bệnh, vừa tìm ra nguyên nhân của cái chết bí ẩn, giúp cho xã hội công bằng hơn, trừng phạt những kẻ thủ ác, giải oan cho những phận đời tưởng chừng như đã vĩnh viễn bị gièm pha, mãi mãi bị mọi người xa lánh. Và điều này mới thật kỳ diệu “Nói lên tiếng nói chân thật của người đã khuất”, mà không phải ai cũng làm được.

​Nói chuyện với bác sĩ Phương, tôi hiểu và rất ngưỡng mộ người đồng nghiệp của mình, một tấm gương thầm lặng hy sinh vì những người còn sống.

Khi hội đồng khám nghiệm pháp y xuống tới Trung tâm Y tế, dưới sự chứng kiến của hội đồng, bác sĩ Phương và các kỹ thuật viên tiến hành khám nghiệm. Trước tiên, nhóm pháp y thấy nạn nhân có máu chảy ra nhiều ở cánh tay và hai chân, thấm đỏ chiếc áo trắng, trông như đã bị đâm, chém. Vị trí chảy máu tập trung ở phần thấp của cơ thể tử thi như cẳng tay, cẳng chân, bụng, hạ vị. Nơi chảy máu là các lỗ hở ngoài da nhỏ xíu, có nhiều kiến lửa bu quanh. Các cơ đã co cứng, da lạnh, xác chưa trương phình, các dấu hiệu trên chứng tỏ nạn nhân đã chết trước đó trong vòng từ 6 tiếng tới 10 tiếng đồng hồ. ​|
​Sau khi khám bên ngoài, bác sĩ Phương cùng các kỹ thuật viên tiến hành khám nghiệm bên trong thi thể. Phương thấy hai lá phổi của nạn nhân xung huyết và xơ cứng toàn bộ hai bên; cơ tim bị nhão toàn bộ, ổ bụng có nhiều dịch đục, các tạng còn lại trong ổ bụng không tổn thương và vẫn ở vị trí bình thường.
​Xong xuôi công việc, bác sĩ Phương cảm thấy nhẹ nhõm, rồi anh cẩn thận may thi thể của người chết lại lành lặn như cũ, đáp ứng được tâm lý “người chết phải toàn thây” của gia đình nạn nhân, rồi bàn giao lại cho công an và gia đình.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm