TIN TỨC

Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-02-14 08:14:44
mail facebook google pos stwis
903 lượt xem

BÍCH NGÂN

Nghe tin chị bất ngờ đột quỵ. Dõi theo tin khi chị được gia đình đưa vào bệnh viện với tiên liệu xấu… tôi cũng như những người quen biết, yêu thương, quý trọng tài năng chị, tấm lòng chị, cầu mong phép màu đến với chị và phập phồng chờ đợi tia hy vọng được thắp lên…
 


Nhà thơ, Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh
trong một sự kiện của Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh.


Nhưng 9 giờ tối đêm qua, phép màu đã vắng mặt, chị Nguyễn Thị Hồng Vanh, nhà thơ Nguyễn Hồng Oanh, nghệ nhân nhân dân Nguyễn Hồng Oanh đã vĩnh viễn rời xa chúng ta, để lại bao tiếc thương. Còn chị, bỏ lại bao dự định dở dang, những dự định không chỉ góp phần đem giá trị câu thơ, tiếng hát đến với con người, đến với cộng đồng.

Tôi chưa từng biết ai có gương mặt rạng ngời như chị và chưa một lần thấy chị dỗi hờn hay trách móc ai. Trước hôm Tổng kết hoạt động năm 2023 của Hội nhà văn TP (tổ chức vào sáng 12/1/2024), gặp tôi, chị bảo: “Chị đăng ký hát một bài tặng mọi người, mỗi năm chỉ một lần hội ngộ”. Hôm diễn ra buổi tổng kết, nhiều nội dung và thời gian hạn hẹp nên ý muốn được hát cho đồng nghiệp nghe nơi chị, không thực hiện được. Gặp chị, tôi thấy áy náy, chưa kịp nói lời xin lỗi, chị nói ngay: “Hôm nay vui quá, em! Thôi, để làn sau chị hát... đúp”.

Giờ thì mãi mãi không được nghe chị hát, chị Hồng Oanh ơi! Tiếng hát chị, tiếng hát của Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oang, tiếng hát từ trái tim đầy ắp yêu thương con người, yêu thương xứ sở, yêu thương giống nòi. Tiếng hát từ khát vọng nối kết những vòng tay, những tấm lòng. Tiếng hát từ miền sâu thẳm của một tâm hồn khoáng đạt bao dung, muốn nâng cao những giá trị đẹp đẽ của lời ca, của giai điệu; muốn tôn vinh giá trị của văn hóa dân tộc, thứ giá trị được làm nên không chỉ bằng tài năng, trí tuệ mà còn phải bằng cả trái tim.

Đôi mắt, nụ cười chị đã khép, nhưng thơ chị, tiếng hát chị vẫn còn lại với trần gian ấm lạnh này.

 

6 giờ sáng ngày 14/2/2024 (Mùng 5 Tết)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm