TIN TỨC

Rừng dừa nước Cà Ninh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-20 23:25:36
mail facebook google pos stwis
1733 lượt xem

 

Phạm Văn Hoanh

 Một ngày cuối xuân, chúng tôi về thăm khu rừng dừa nước Cà Ninh thuộc xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con đường làng dẫn về rừng dừa nước Cà Ninh đã trải bê tông phẳng lì. Hai bên đường nhà cửa khang trang, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều. Nắng vàng trải dài trên khắp lối đi, gió thổi mênh mang trên khu rừng dừa nước, trên dòng sông Cà Ninh nghe mát rượi. Tôi hít căng lồng ngực để cảm nhận sự bình yên của miền quê Bình Phước đang đổi thay từng ngày.

Nhà văn Phạm Văn Hoanh

Rừng dừa nước Cà Ninh ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km theo hướng đông bắc, cách thị trấn Châu Ổ khoảng 6km theo hướng đông, có diện tích hơn 100ha, từng là thành lũy của quân và dân huyện Bình Sơn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Rừng dừa nước Cà Ninh có từ lâu đời. Theo những người cao tuổi ở đây thì rừng dừa nước này có tuổi đời hàng trăm năm. Trải qua bao đổi thay rừng dừa nước vẫn xanh tươi, đem lại thu nhập kinh tế cho nhiều hộ gia đình ở nơi đây. Ngoài sản phẩm tàu dừa nước, và trái dừa nước, rừng dừa nước Cà Ninh còn tạo thành lá chắn phòng hộ ven sông, hạn chế nước mặn xâm nhập, bảo vệ đồng ruộng, giúp điều hòa không khí, duy trì nguồn lợi thủy sản. Ngày nay rừng dừa nước Cà Ninh không chỉ đem đến cho xã Bình Phước những giá trị kinh tế, mà còn đem đến những giá trị về văn hóa và du lịch. Ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Bình Phước, Bình Sơn cho biết: Rừng dừa nước Cà Ninh, Bình Phước đã mang nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Do đó xã có định hướng sẽ phát triển nơi đây thành khu du lịch. Mục tiêu thứ nhất là để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thứ hai là bảo vệ môi trường và tạo sinh kế cho bà con nhân dân địa phương có cái chuyển dịch cơ cấu lao động sang thương mại dịch vụ.

Hiện nay rừng dừa nước Cà Ninh đã trở thành khu du lịch sinh thái, một điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những du khách đam mê du lịch sinh thái, muốn hòa mình vào thiên nhiên để có những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Rừng dừa nước Cà Ninh đẹp không khác gì rừng dừa Bảy Mẫu ở Hội An, Quảng Nam. Có đến Rừng dừa nước Cà Ninh ta mới thấy hết vẻ đẹp thơ mộng có một không hai. Những rặng dừa nước hiền hòa rung rinh trong gió và làn hơi nước bay lên từ mặt sông Cà Ninh vào buổi sớm mai khiến ta có cảm giác lâng lâng vui sướng. Buổi chiều tà khi mặt trời đang khuất dần trên dãy Trường Sơn, khi cơn gió cuối ngày đưa ngọn khói lam chiều đến, ngồi trên con thuyền lòng ta thư thả nghe khúc nhạc vi vu của rừng dừa nước, ngắm nhìn những cánh cò đang chao liệng chấp chới trong ánh chiều, lòng ta hiện lên bao cảm xúc khó tả.

Muốn trải nghiệm và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp thơ mộng của rừng dừa nước Cà Ninh thì phải thuê thuyền đi sâu vào rừng. Thuyền ở đây làm bằng nhựa rất nhỏ chỉ chở được hai đến ba người, nên cứ ba người xuống một thuyền. Cả đoàn chúng tôi lần lượt nối đuôi nhau xuống thuyền vào sâu trong rừng. Chúng tôi vừa ngắm cảnh rừng dừa nước Cà Ninh vừa được nghe anh chống thuyền kể về giá trị và ý nghĩa lịch sử, về những điều kỳ thú, độc đáo của rừng dừa nước Cà Ninh. Đi giữa rừng dừa nước Cà Ninh mà tôi có cảm giác như đang đi du lịch ở Khu sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu ở Hội An. Càng đi sâu vào rừng qua các luồng lạch càng thấy hấp dẫn. Những đàn cò, kiếm ăn thấy chúng tôi bay loạn xạ rồi hạ xuống những tàu dừa nước trông mới đẹp làm sao. Những đàn cá cũng tranh nhau tìm chỗ nấp, chúng bơi qua bơi lại như những con thoi. Những con tôm, con tép búng tanh tách để tìm đường chạy trốn. Nhìn cảnh này ai mà không thích thú. Ai cũng muốn lưu lại cho mình những cảm xúc khó tả. Người chụp ảnh, người quay phim, người thì check-in, người thì livestream…

Đến rừng Cà Ninh, ta không những chiêm ngưỡng bức tranh sông nước hữu tình tuyệt mỹ do thiên nhiên ban tặng mà còn trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị của người dân địa phương. Thật sướng mắt khi được ngồi thuyền đi dọc các luồng lạch, được xem người dân buông câu, giăng lưới đánh bắt tôm, cá…

Sau những giây phút du thuyền trên sông Cà Ninh, chúng tôi trở vào bờ, ngồi quây quần trong một quán ăn nho nhỏ lợp lá dừa nước trên bờ sông Cà Ninh nhâm nhi các món đặc sản Cà Ninh: nước dừa nước, ốc dừa hấp, dộp dộp nướng, tôm đất nướng, cá ngạnh nấu cháo… cùng với vài ba lon bia ướp lạnh. Lúc này ta mới cảm nhận được hết hương vị đặc trưng riêng mà thiên nhiên đã ban tặng cho xã Bình Phước nói chung, xóm Cà Ninh nói riêng.

Các bạn hãy đến với rừng dừa nước Cà Ninh (Bình Phước, Bình Sơn) vào những dịp cuối tuần hay trong những ngày hè để được tận mắt ngắm nhìn phong cảnh hữu tình thơ mộng nơi đây, để được hít thở bầu không khí trong lành, để được thưởng thức những món ăn ngon của vùng sông nước khu đông Bình Sơn. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với mỗi người.

P.V.H

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm