TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn

Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1151 lượt xem

Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.

Tác giả trẻ Quốc Tuấn

Bởi vì nét chữ thể hiện cốt cách/ phẩm giá con người, cho nên việc trọng con chữ, kính thầy yêu bạn, chăm lo đèn sách đã trở thành một nếp sống, nếp nghĩ truyền thừa văn minh mà ông cha đã xây dựng thành một giá trị truyền thống cao đẹp. “Cơn sốt giảng đọc kinh điển”, “cơn sốt Nho giáo” vang bóng một thời đã khởi dậy sự thịnh thế của văn hóa chữ nghĩa tồn tại kịch liệt và hưng thịnh từ ngàn năm.

Từ cái ý thức sự học, sự đọc, nắn rèn con chữ  mà những “học gia chân chính” cổ xưa đều là Thánh hiền. Khi bước chân vào nghiệp học là họ đã đau đáu cho một con đường, một lý tưởng, một mục đích vươn tới: “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”.

Cao Bá Quát- hình ảnh điển mẫu của Nho giáo Việt Nam. Danh đồ (đường công danh) của Cao Bá Quát được biểu dương thông qua biệt tài viết chữ mà chúng ta được biết qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của tác giả Nguyễn Tuân. Huấn Cao chính là hình tượng nghệ thuật xây dựng trên nguyên mẫu bậc danh nho họ Cao. Gương sáng muôn đời về tài năng đức độ của ông được thể hiện qua thơ phú, sự học và từng nét chữ được viết ra: “Đạp hướng danh đồ bất điệu đầu/ Ngã vô hành dã, diệc vô lưu” (Ngẩng cao đầu bước trên đường danh/ Ta không làm việc gì và cũng không có gì phải lưu luyến). Con người ông trọng khí tiết, ưa điều đạo đức và coi khinh tài phú, danh vọng. Vừa mở cửa quan đã lao vào cửa ngục, đó là số phận của Cao Bá Quát. Bởi vì ông là đồ nho khí khái, luôn ưu thời mẫn thế và không chịu được sự nhiễu nhương của đám “hôn quân dung chúa” lãnh đạo triều sự đã làm vận nước lao đao, dân tình khốn khổ. Cảnh cho chữ đắt giá mà Nguyễn Tuân đã khắc họa trong tác phẩm đã thể hiện khí chất của một danh nhân khi đối diện với cái đẹp, lương tri và hiện thực nghiệt ngã.

Chuyện xưa tích cũ để lại trong chúng ta những bài học lớn, bài học về cốt cách làm người, về đạo đức luân lý ở đời. Bàn về nét chữ, nết người, suy rộng ra là bàn về phẩm chất của con người. Những bậc đại trí xưa đáng được trọng xưng muôn đời, bởi lẽ họ đã sống một cuộc đời chuẩn mực, xem danh lợi là thư phù hư ảo để rồi chỉ hào hứng với việc nêu cao nhân cách ngời sáng của mình trước cám dỗ của lợi lộc.

Bậc chính danh xưa có nên nhân cách đó là từ cái nghiêm cẩn của sự nắn chỉnh “nết chữ” ngay từ nhỏ. Khuôn thước điển phạm đã đúc tạc nên những anh tài dùng lương tâm để đối đãi với đời. Tất cả xuất phát từ việc trọng chữ nghĩa, yêu kinh sách, tôn vinh giá trị của cha ông truyền thừa. Từng con chữ được viết ra từ tim óc, từ tấm chân tình uyên nguyên, sâu xa của bản thể. Sự ý thức triệt để nghiệp học là để lo cho muôn dân hạnh phúc và cái đẹp gắn thiết với điều lương thiện mới tạo nên sự vinh diệu đỉnh cao. Từ đó nét chữ đã thể hiện đươc tấm lòng ân nghĩa, sự nhân đức tài trí của con người.

Vậy còn người nay thì sao? Đã bao giờ chúng ta ý thức được rằng “nét chữ- nết người” hay chưa?

Cuộc sống số hóa, tất cả đều nhanh chóng “gõ móng” như linh dương thoăn thoắt trên bàn phím mà nhiều lúc “tay nhanh hơn não”. Tốc độ sống theo sự lập trình của máy móc đã khiến chúng ta thiếu đi sự “cẩn trọng”, quên đi những nét chữ mềm mại, trau truốt trên giấy thanh tân. Thế hệ trẻ ngày càng sống “ăn xổi ở thì”, ưa thích sự nhanh chóng, vội vã và không còn giữ đạo trung dung như người xưa. Việc viết, trình bày, nắn chỉnh từng con chữ trên trang giấy hầu như không còn được ý thức. Thật nuối tiếc cho những “cái đẹp cổ điển” trước dòng tiến hóa…

                                                                          Q.T

                                          

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm