TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Tâm hồn tinh tế bẩm sinh của “Chàng thơ” Xuân Diệu qua thi phẩm Vội Vàng

Tâm hồn tinh tế bẩm sinh của “Chàng thơ” Xuân Diệu qua thi phẩm Vội Vàng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
326 lượt xem

Trần Tuấn

Đôi đồng tử của “chàng” nhấp nhánh như ánh sao, đen và sâu không đáy, ẩn mờ sau bờ mi màu sẫm tuyệt vời, ánh lên những đốm lửa vui tràn đầy sinh lực. Viền tóc mềm mại chảy lửng lơ trước vầng trán toát lên vẻ hồn nhiên, tinh nghịch. Tính tinh tế của tâm hồn thể hiện qua nét môi đỏ mọng như hoa anh đào. Những nếp gấp nơi khóe miệng, nơi hàng lông mày biểu đạt sự phong phú của nhiệt tâm. Chàng là Xuân Diệu, người "nồng" và "trẻ" nhất trên chiếu thơ đương thời. “Chàng” đã đưa cái nồng, thắm, dào dạt vào thế giới thi ca vốn tẻ lặng, bình yên này. Sức xuân đang ca hát, nhảy múa trong tâm linh “chàng” một thoáng mê đắm như muốn níu kéo lòng người. Vội Vàng là phút giây bừng sáng nhất của tình yêu trong tâm hồn thi nhân, sự cao đẹp từng khoảng khắc đó, vĩnh cửu qua một đời người.

Nhà thơ Xuân Diệu

Triết lý nhân sinh độc đáo trong Vội Vàng có được nhờ tiên cảm sâu sắc, cùng dòng năng lượng giàu đam mê của nhà thơ. Đó là khái niệm sống vội vàng, một lối sống rất trần tục và rất con người của một tâm hồn tinh tế bẩm sinh.

Vội vàng  "tuyên ngôn" cho thế gian thấy được sự ngắn ngủi của đời người và nên xây dựng một tốc độ sống gấp gáp để nếm nhận đủ đầy những nồng ấm, êm say của cuộc đời tươi đẹp này. Trong những năm tháng đó, thơ ca hiện đại đang nương náu ẩn mình trong nỗi buồn sâu sắc của cả một thế hệ chìm lút trong cơn đại hồng thủy của Chủ nghĩa Thực dân. Việc “thiếu quê hương” khiến họ lúng túng trong những góc tối của quá khứ, trong tình yêu và trong khung cảnh thiên nhiên đất nước. Có bao nhiêu nhà thơ yêu cuộc sống, yêu một cách nghiêm túc nhưng vẫn trống rỗng, buồn, cô đơn, lạc lõng. Xuân Diệu khác, nhà thơ mang đến một hơi thở rất thực tế, nhưng vẫn giàu cảm xúc, đó là giai điệu của tình yêu. Tâm hồn thi nhân chóng mở cửa đón mùa xuân với sự nguyện hiến thiết tha, cháy bỏng.

Chàng muốn mặt trời ngưng chiếu sáng để màu đừng phai, chàng muốn gió ngừng thổi, làm ơn đừng bay hương. Chàng đang muốn vì cái đẹp mà sẵn sàng chống lại tạo vật : “Tôi muốn tắt nắng đi/Cho màu đừng nhạt mất/Tôi muốn buộc gió lại/Cho hương đừng bay đi”

Luật lệ của tự nhiên đã định sẵn không thể thay đổi, chủ thể cảm xúc nồng nàn, cuồng quyến, tham vọng tuột bậc muốn can thiệp, giành lấy quyền được tự mình dừng lại cái qui luật đã mặc định của thượng đế. Chìa khóa của khát vọng đó là giữ lại vẻ đẹp của cuộc sống để tận hưởng chìm đắm. Quả là một tâm hồn cuồng nhiệt, nồng thắm mới dám táo tợn tranh quyền đoạt vị với hóa công.

Tình yêu cuộc sống của chàng chưa dừng lại ở ham muốn mà còn ở sự khát khao được cháy hết mình, bởi mặt đất là thiên đường, để rồi chàng sợ hãi, run rẩy trước dòng chảy nghiệt ngã, trôi lăn của vạn vật mà cuống quýt, rạo rực. Xuân Diệu đã giải thích độc đáo về thời gian để bày tỏ tình yêu róng riết của mình và trả lời cho các “thi dân”, vì sao anh muốn tắt nắng, ngừng gió.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

...

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Miền cảnh đẹp như ru đó không phải là chốn tiên thiên mà đều gần gặn, quen thuộc xung quanh chúng ta. Xuân Diệu đã thêm những cử động của linh hồn để làm cho những cảnh vật  kéo giãn, tươi mới, tưới tắm sắc màu mùa xuân trên trang giấy, như nha phiến quyến rũ lòng người. Sắc Xuân được chuyển tải bằng phương pháp liệt kê, biến tất cả những vẻ đẹp thực tế thành một bữa tiệc thơ mà Chàng vẫy tay chào mời. Xuân Diệu đã đốt cháy hiện trường cõi mơ, xua mọi người ra thế giới thực, để gắn bó với cuộc sống hiện hữu muôn sắc ngàn hương, tươi trẻ, nồng đượm. Trong cuộc dạo chơi trần gian đó, chàng không quên trao tình yêu cho con người. Những phận người trong thơ Diệu không xuất hiện với những hình thức, chân dung cụ thể mà thông qua những so sánh đặc biệt, nhà thơ đã trưng ra những mỹ cảm nghệ thuật mới, độc đáo, ý vị: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”; “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Nếu như đoạn thơ trên tác giả xây dựng những ảnh tượng lấy từ những sự vật của thiên nhiên thì lúc này bình mình lại nhấp nháy trong đôi mắt cô gái, tháng giêng ngọt như một cặp môi gần. Nay Xuân Diệu táo tợn lấy nhân loại làm thước đo cho vẻ đẹp của đất trời, đó là cách thi sĩ khẳng định, nâng cao, tôn vinh con người và sự sống, con người chính là ưu phẩm của đấng toàn năng.

Nhưng con người không thể chống lại các qui tắc của tạo vật. Xuân Diệu đã sử dụng một bài thơ dài để lập luận, tuyên xưng về sự tàn ác trong luật pháp của hóa công. Anh đếm được từng bước đi lạnh lẽo của thời gian :“xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

Thời gian không phải lưu thông không một gút sợi như ta từng nghĩ, nó lặng lẽ đi và uống lẹm những giấc mơ đẹp. Mỗi phút giây là một mất mát, thời gian rút máu thanh xuân và cuộc đời. Nhà thơ đã trưng ra bằng chứng phạm tội của thời gian bằng một sự khiêm hạ khi nói về thực tại “Lòng ta rộng nhưng lượng trời cứ chật/ không cho dài thời trẻ ở nhân gian”.

Sau tất cả, Xuân Diệu cũng như bao nhà thơ mới khác, yêu say đắm nhưng cũng đốn tận tim, bàng hoàng cơ thể vì luật lệ khắc kỉ của đấng quyền năng, chàng lo lắng, buồn đau cho những “niềm đáng tiếc”. Quan niệm về thời gian của tác giả trong Vội vàng cũng chính là quan điểm triết học sâu sắc về một đời người. Do đó, Vội vàng không phải là một bài thơ buồn, cũng không phải là một bài thơ nặng nề, ảo ảnh về sự suy tư. Ngược lại, nó cực kỳ giàu “sinh quyển” nhờ sự hùng biện sắc sảo của nhà thơ đối với đất trời về lí do tại sao tác giả đưa ra quan niệm sống vội vàng. Thơ của Xuân Diệu luôn đầy nhiệt huyết, nhiệt tình, và hàm chứa tính triết luận uyên nguyên. Nhà thơ nói: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm....Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào người”

Ý nghĩa của bài thơ được thực thành từ sự thôi thúc "buông" để sống, cống hiến và tận hưởng. Xuân Diệu khuấy động mọi người bằng cách đưa ra những điều kiện sống mạnh mẽ nhất, hãy đến ôm, say, siết và thậm chí cắn riết. Anh không lãng phí, bỏ lỡ một phút hân hưởng thuần lành nào trong cuộc sống. Những khoảnh khắc này phải toàn tâm, toàn trí, toàn hồn để say mê nếm trải. Con người trong cuộc sống đôi khi cảm thấy yếu đuối, mềm mại, chán nản... nhưng ở mọi thời điểm, đặc biệt là ở tuổi trẻ rất đáng để trải nghiệm nên đừng hoài phí thanh xuân.

Giá trị lớn nhất của triết học là giúp cho con người nhận ra rằng bản thân mình là một hiện hữu, nhìn nhận cuộc sống như một thực tại sống động. Vội vàng chỉ là một bài thơ, không phải là một báo cáo luận đề triết học nhưng Xuân Diệu thông qua thi cảm tinh tế của mình cũng xứng đáng được liệt kê trong số những nhà triết thuyết vĩ đại. Thơ ca giúp mọi người nhận diện cách sống, giúp chúng ta nhận thức được vai trò, giá trị của con người trong cuộc sống, đó là yếu nghĩa mà một kiệt tác nghệ thuật hướng tới người đọc.

Đã vắt qua hai thế kỉ trôi lăn kể từ ngày Xuân Diệu bước đến thi đàn, cũng đã biết bao biết đổi bể dâu về nhân tình thế thái, quan niệm xã hội, ngay cả bản thân tình yêu cũng có nhiều những biến đổi bạo liệt. Thế nhưng sự nồng, trẻ và quan niệm sâu sắc về tình đời, tình người trong bài thơ Vội vàng vẫn sống mãi trong người đọc bao thế hệ, đánh thức bao hoài vọng, bao khát khao cao quí, muốn được sống hết mình, yêu hết mình và khi cần được hi sinh cho tình yêu.

                                                                                  T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm