TIN TỨC

Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-08-27 16:08:54
mail facebook google pos stwis
1367 lượt xem

Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại " đắt" như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.

Sông Vàm Cỏ Đông

MỘT 

CỘT MỐC LÒNG DÂN 

Những ngày Tháng Tám lịch sử này, chúng tôi trở lại chiến trường xưa. Đứng bên chân cầu Tân An ( Long An) nhìn lục bình trôi trên dòng sông Vàm Cỏ thơ mộng và nổi tiếng, lòng tôi như có ngàn đợt sóng trào dâng. Hôm nay, chúng tôi trở về chiến trường xưa để làm một việc, như là món nợ với đồng đội- những người đã ngã xuống nơi đây trước ngày toàn thắng: Xây dựng bia ghi nhớ chiến công của quân và dân ta, trong đó những người lính Trung đoàn 174( Đoàn Cao Bắc Lạng) làm lực lượng nòng cốt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4 năm 1975.

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Long An Phạm Thanh Phong, chúng tôi quen gọi là anh Ba năm nay đã quá tuổi 80 nhưng vẫn còn minh mẫn, thông tuệ: " Phải làm chớ. Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của các đồng chí. Đáng lẽ, chúng ta phải xây dựng Bia ghi nhớ chiến công này lâu rồi. Không chỉ tri ân người hy sinh mà nhắc nhớ muôn đời con cháu về giá trị độc lập tự do ".  Cùng suy nghĩ và cảm xúc ấy, nguyên Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Nam Việt và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Thị Nhanh bày tỏ " Chúng tôi cảm kích trước tấm lòng và trách nhiệm với đồng đội của các đồng chí. Chúng tôi sẽ góp tiếng nói để các đồng chí lãnh đạo đương thời"  trả món nợ " với những người đã khuất".

 Tan buổi họp, tôi và Trình Tự Kha lang thang dọc con đường mà cách đây gần nửa thế kỷ chúng tôi đã cùng đồng đội vượt qua " cánh đồng chó ngáp" về giải phóng thị xã Tân An. Để có ngày về chốt chặn trên lộ 4 ( cũ) giải phóng đô thị có tính chất yết hầu dẫn về miền Tây Nam bộ này, đã có gần 1000 cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn  và các đơn vị bạn nằm lại nơi biên giới Vĩnh Hưng, Long Khốt và trên những cánh đồng Tháp Mười bát ngát hương sen.

Vì thế, khát vọng của chúng tôi là còn chút sức lực và thời gian hãy vận động xây dựng đền thờ đồng đội ở Long Khốt và Bia ghi nhớ chiến công của Trung đoàn ở thị xã Tân An, nơi giữa trưa 30 tháng 4 năm 1975 các chiến sĩ của Tiểu đoàn 5 do Chính trị viên Bùi Đức Trần và Tiểu đoàn trưởng Đinh Bá Đài chỉ huy đã cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của QĐNDVN trên nóc dinh tỉnh trưởng Long An. 

Đó là việc nên làm. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã lùi xa gần 50 năm. Nhưng thực sự đối với những người lính Cụ Hồ chiến tranh chưa chấm dứt. Chỉ ít lâu sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử ấy, súng đã rền vang trên biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và máu đồng đội, nhân dân vẫn đổ ở Trường Sa, Hoàng Sa...vì độc lập, tự do, vì nguyên vẹn lãnh thổ thiêng liêng và bình yên đất nước.

Việc xây dựng những " cột mốc " như thế có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Đó không chỉ tri ân người đã khuất mà còn nhắc nhớ muôn đời con cháu mai sau. Trong hơi gió ngạt ngào hương sen từ Đồng Tháp Mười, tôi nghe văng vẳng bên tai lời dặn dò của anh Ba Phong, nguyên Bí thư tỉnh ủy Long An.

 

HAI

GIỌT MẮT CỦA VỊ TƯỚNG 

 

Không phải lần đầu tôi mới gặp vị tướng ấy khóc. Ông là một trong những vị tướng trưởng thành qua chiến tranh và vì thế mới hiểu hết giá trị của độc lập tự do, hòa bình. 

Lần đầu tiên, tôi chứng kiến ông khóc, ấy là khi chúng tôi đưa ông về thăm lại chiến trường xưa Long Khốt. Vào đền thờ liệt sĩ, nơi chúng tôi vừa dựng tạm, mắt ông nhòe đi trước danh sách gần 1000 liệt sĩ đã nằm lại nơi đây. Trên đường trở lại thành phố, ông khóc và chia sẻ với chúng tôi rằng, phải tìm nguồn xây dựng lại ngôi đền thờ liệt sĩ này để tạ ơn máu xương của hàng ngàn liệt sĩ và xứng tầm với khu Di tích lịch sử cấp quốc gia. Như có hương hồn liệt sĩ dẫn đường, ít lâu sau, ông kết nối được với nhà tài trợ. Và công trình Đền thờ liệt sĩ Long Khốt đã hoàn thành đúng kế hoạch, mặc cho cuộc chiến " chống dịch Covid 19 như chống giặc " đang diễn ra quyết liệt. Lần thứ 2, tôi chứng kiến ông khóc. Ấy là khi gặp gỡ các thương binh nặng, có hoàn cảnh đặc biệt. Ông bảo rằng, thương binh nặng theo chính sách, người ta tính trên tỷ lệ phần trăm mất sức. Nhưng tôi nghĩ thương binh nặng là những người đã để lại chiến trường đôi chân, hai tay và đôi mắt của mình. Và ông khóc, khi nói về họ. Nghỉ hưu, thay vì vui thú với gia đình sau tháng ngày cống hiến, ông lại dấn thân một lần nữa : trực tiếp làm Trưởng Ban Liên lạc Truyền thống Sư đoàn 5. 

Vào cuộc, ông bàn với các tướng lĩnh, đồng đội tham gia thường trực Ban Liên lạc phải quan tâm đến những người lính có hoàn cảnh đặc biệt này. Tự thân ông dọc ngang khắp nẻo vận động để có nguồn tài chính và vật chất để tổ chức gặp mặt tri ân những người con trung hiếu. Ông nói, vấn đề không phải mình tặng quà các thương binh nặng mà cái chính là gặp gỡ, chia sẻ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của anh em và làm lan tỏa những tấm gương hy sinh thầm lặng, cao cả 

 ấy. Và, ông đã khóc khi nói chuyện với họ. Có thể tuổi tác chúng ta có khác nhau, có thể 

quân hàm, chức vụ có khác nhau. Nhưng điều chắc chắn, gặp các bạn sẽ thấy ngay rằng các bạn đã cống hiến, hy sinh vì đất nước. Và, sự khắc nghiệt không chỉ dừng ở đó, khi trở lại đời thường, các bạn đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn cực nhọc khi đôi chân, hai  tay, hai con mắt không còn để giữ vững phẩm chất người lính Cụ Hồ. Nghe vị tướng ấy chia sẻ như thế, cả hội trường hàng trăm con người không ai không xúc động. Nhiều người đã lấy khăn lau nước mắt. 

Việc tri ân những người có công với đất nước, hy sinh cả cuộc đời hoặc hiến dâng một phần thân thể cho độc lập, tự do của tổ quốc bấy lâu Đảng, nhà nước và toàn xã hội vẫn làm. Nhưng sao cho thiết thực, hiệu quả, chạm vào lòng trắc ẩn, trái tim của mỗi con người là điều đáng suy ngẫm. Việc làm của Ban Liên lạc Truyền thống Sư đoàn 5 do vị tướng ấy- Trung tướng Lưu Phước Lượng làm Trưởng ban là việc làm đáng suy ngẫm và học tập. 

 

Tháng Tám mùa thu trời Phương Nam như trong xanh thêm. Đi dọc Vàm Cỏ Đông -

dòng sông đã đi vào thi ca như huyền thoại, bỗng nghe trái tim mình rung lên nhịp lạ ./. 

 

Tân An, 8-2023 

T.T.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm